Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Kiến Trúc Dân Gian Truyền Thống Việt Nam

Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng đây là một sao bản của kiến trúc Trung Hoa tuy nhiên chính kiến trúc Việt Nam mới ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Trung Hoa có thể nói kết cấu mái cong, ngói âm dương (Ngói lưu ly) là sáng tạo của người Việt cổ. Ở Kiến trúc cổ Việt Nam ngoài kết cấu đấu-củng truyền thống thì người Việt đã biến tấu sáng tạo thêm dùng bảy/kẻ "tàu đao lá mái" để cấu tạo mái cong, sáng tạo thêm nhiều loại ngói. Trong khi đó dễ thấy rằng Hai nước Hoa và Nhật này khá tương đồng nhau vì chỉ dùng mỗi phương pháp "chồng đấu tiếp rui". Sự phong phú này của Việt Nam minh chứng cho cái gốc rễ của kiến trúc Á Đông tuy nhiên qua nhiều giai đoạn lịch sử xâm chiếm của phương Bắc chúng ta đã bị sáp nhập và tước đoạt hình ảnh văn hóa và theo đó với chủ nghĩa nước lớn người ta thường cho rằng kiến trúc Việt Nam là bản sao của kiến trúc Trung Hoa.

Trong trường kỳ lịch sử, cha ông chúng ta có rất ít thời gian yên ổn chẳng những phải liên tục chống đủ mọi thiên tai còn phải thường xuyên chống ngoại xâm thế nhưng ngay trong quá trình chống thiên tai dịch họa đã phải tranh thủ làm văn hóa, chắt chiu từng khoảng thời gian hòa bình ổn định ngắn ngủi để dựng nước. Chính trong hoàn cảnh sống chồng chất khó khăn ấy, mọi người càng quý cái đẹp cho đời và phú cho mọi đồ vật thường ngày một giá trị thẩm mỹ để cùng với giá trị thực dụng giành được sự nâng niu của mọi người thuộc mọi thế hệ. Chính nhờ đấy mà ngày nay chúng ta có một kho tàng mỹ thuật truyền thống đặc sắc và khá phong phú.
Để cung cấp cho bạn đọc một tài liệu tham khảo hữu ích về nền kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật đã cho ấn hành cuốn sách Kiến Trúc Dân Gian Truyền Thống Việt Nam của tác giả Chu Quang Trứ. Cuốn sách gồm những tư liệu do tác giả thu thập được qua những chuyến điền dã và qua sự tham khảo một số sách báo cáo của các bạn đồng nghiệp lưu trong phòng tư liệu - Viện Mỹ thuật; đặc biệt là tiếp nhận được nhiều thông tin quý báu của các kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu kiến trúc đưa ra trong những công trình khoa học đã công bố dưới các dạng sách chuyên khảo hoặc bài trong tạp chí. Sách được chia làm bốn chương với các chủ đề sau: Lập ấp, dựng làng và việc xây dựng trong từng gia đình; Nhà cửa của bình dân Việt Nam; Những kiến trúc có tính dân gian; Những giá trị của kiến trúc dân gian truyền thống.

***

Với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, kiến trúc truyền thống Việt Nam có những giá trị độc đáo và giá trị văn hóa riêng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và sự xâm nhập của các nét kiến trúc mới, kiến trúc truyền thống dân tộc vẫn giữ được chỗ đứng vững chắc và là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam.

Đất nước Việt Nam có bề dày lịch sử hơn 4000 năm với rất nhiều những sự kiện, biến cố lịch sử. Tất cả những điều đó góp phần làm nên đặc trưng riêng trong văn hóa truyền thống của người Việt.

Bên cạnh đó, với vị trí địa lý đặc biệt, Việt Nam cũng là nơi giao thoa giữa 2 nền văn minh cổ đại lớn của Châu Á – Ấn Độ và Trung Hoa. Đồng thời cũng là nơi trung chuyển, giao thương của nhiều nền văn hóa khác trong lịch sử.

Vì thế, kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ sự giao thoa văn hóa này. Nhìn chung, những công trình mang phong cách này sẽ thể hiện sự gắn bó với cộng đồng làng xã, nhưng cũng đồng thời đảm bảo phù hợp với khí hậu và văn hoá của từng địa phương, vùng miền.

Đặc trưng về văn hóa bản sắc dân tộc

  • Khiêm tốn đơn giản

Kiến trúc truyền thống dân gian Việt Nam đa số đều khá đơn giản, khiêm tốn, không xa hoa cầu kỳ… Điều này góp phần thể hiện tính dân tộc đậm đà, thể hiện được nét đẹp tâm hồn, sự bình dị trong tính cách của con người Việt Nam.

  • Hòa hợp với thiên nhiên

Đa phần các công trình kiến trúc, đặc biệt là nhà ở đều đề cao tính hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên theo đúng đặc trưng của cư dân thuộc nền văn minh lúa nước.

Thiên nhiên từ lâu đã mang đến nguồn thức ăn, của cải cho con người thông qua hoạt động trồng trọt, vì vậy con người luôn khao khát sống hòa hợp với thiên nhiên, điều đó được thể hiện đậm nét qua kiến trúc được thiết kế nhẹ nhàng, khoáng đạt với những khoảng sân rộng lớn đầy cây xanh, những dãy hành lang đón nắng ấm,…

  • Màu sắc đẹp mắt giàu tính dân gian

Màu sắc trang trí được sử dụng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự khác biệt.

Những kiến trúc Việt Nam từ các chi tiết nhỏ đến lớn đều được tạo tác mang đậm bản sắc dân tộc với các tông màu như màu nâu, đỏ gạch,… thể hiện sự trang nghiêm, chân thực nhưng cũng không kém phần sinh động cho không gian.

  • Sử dụng vật liệu địa phương là chủ yếu

Những công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam thường ưu tiên sử dụng các loại vật liệu địa phương nhằm mục đích tăng thêm tính truyền thống.

Những vật liệu địa phương phổ biến mà chúng ta hay bắt gặp trong các công trình này như: tre, ngói, gò, đá, gạch… ưu điểm của các loại vật liệu này là chúng có độ bền khá cao từ đời này sang đời khác, ít xảy ra sự biến đổi.

### Đặc trưng về cấu trúc

Mái nhà trong kiến trúc truyền thống Việt Nam có những đặc điểm sau đây:

  • Triền mái thẳng không cong, tại vị trí góc mái hơi hếch lên nhằm mục đích tạo sự thanh thoát khi nhìn vào.
  • Về tỉ lệ, thông thường phần mái chiếm 2/3 chiều cao của công trình kiến trúc.
  • Trang trí trên mái thường sử dụng những con giống trên đầu đao, gạch hoa chanh con kìm… được thể hiện một cách khéo léo và tinh tế, mang đậm nét truyền thống.
  • Sử dụng ngói hài, âm dương: Bên cạnh vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ thì chất liệu này có ưu điểm cao về độ bền, cấu trúc thiết kế lợp, tạo cảm giác thoáng mát vào mùa hè và ấm áp khi mùa đông sang.

Cột là phần quan trọng của một công trình với kết cấu đứng, có tác dụng giúp chống đỡ, chịu lực. Các loại cột trong kiến trúc truyền thống Việt Nam thường tròn, to, mập. Gồm 3 loại cột chính:

  • Cột cái: là cột gánh vác chức năng chịu lực chính trong ngôi nhà vì vậy thường có kích thước lớn hơn so với các loại cột còn lại.
  • Cột con: là hệ thống những cột phụ góp phần chia sẻ và chịu lực cùng cột chính để công trình được vững chắc hơn.
  • Cột hiên: Đây là loại được dựng lên ở phần phía trước, hiên của công trình, có chiều dài ngắn hơn so với cột con.

Xà là các giằng ngang có chức năng liên kết các cột với nhau, xà có vị trí nằm ngoài khung và vuông góc với khung, gồm 2 loại:

  • Xà lòng: xà lòng có chức năng giúp liên kết những cây cột cái của khung lại với nhau.
  • Xà nách: có chức năng giúp liên kết những cây cột con với hệ thống cột cái, trong khung.

Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gồm 2 loại:

  • Kẻ ngồi: đây loại kẻ gác từ phía cột cái sang cột con trong khung.
  • Kẻ hiên: Kẻ hiên gác từ cột con sang cột hiên ở trong khung. Ngoài ra một phần của kẻ hiên sẽ được kéo dài đâm xuyên qua phía cột hiên để thực hiện chức năng chống đỡ phần chân mái.

Mời các bạn đón đọc Kiến Trúc Dân Gian Truyền Thống Việt Nam của tác giả Chu Quang Trứ.