Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Giới Tinh Hoa Quyền Lực: Tác Phẩm Kinh Điển Về Khoa Học Xã Hội Và Phê Bình Xã Hội

Xuất bản lần đầu tiên năm 1956, Giới tinh hoa quyền lực là tác phẩm kinh điển về khoa học xã hội và phê bình xã hội của nhà xã hội học uy tín C. Wright Mills. Qua những phân tích toàn diện và phê bình sắc sảo, tác phẩm chỉ ra rõ cấu trúc quyền lực tại Mỹ là đi theo mô hình ba gọng kìm ăn khớp chặt chẽ với nhau, bao gồm: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.

John H. Summers, của tờ The New York Times đã nhận xét: “Khi lần đầu ra mắt độc giả cách đây 50 năm, Giới tinh hoa quyền lực như một quả bom nổ tung giữa nền văn hóa vốn đã không còn lành lặn bởi nỗi lo âu hiện sinh và sự sợ hãi chính trị. […] Cuốn sách có thể nói là một cuộc luận chiến gay gắt chống lại “chủ nghĩa đa nguyên lãng mạn” vốn gắn chặt trong lý thuyết phổ biến của nền chính trị Mỹ.

Trong lần tái bản năm 2000, Alan Wolfe đã cập nhật và minh họa thêm những thay đổi diễn ra từ năm 1956 ở phần Lời bạt. Đồng thời, Wolfe cũng khám phá các dự báo mà trước đây chưa nói tới, luận bàn về những thay đổi cơ bản trong chủ nghĩa tư bản Mỹ, từ sự cạnh tranh toàn cầu căng thẳng tới những thay đổi công nghệ nhanh chóng và thị hiếu thường thay đổi của người tiêu dùng.

Không đơn thuần mô tả chính xác thực tại nước Mỹ vào thời điểm cuốn sách ra mắt, Giới tinh hoa quyền lực còn phân tích tính dân chủ của xã hội Mỹ trên thực tế trong tương quan với lý thuyết – một vấn đề đến nay vẫn nguyên tầm quan trọng và gợi nhiều suy tư xa hơn về tương lai cho các thế hệ độc giả.

Những ai muốn tìm hiểu về cấu trúc quyền lực tại Mỹ thế kỷ XX – thời điểm cuốn sách ra đời, cũng như liên hệ tới hiện tại thì nên tìm đọc tác phẩm này.

Bìa sách với ba cây cột đại diện cho ba thành phần của giới tinh hoa quyền lực: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.

Đánh giá/nhận xét chuyên gia

Một tác phẩm kinh điển… nghiên cứu đầy đủ và toàn diện đầu tiên về cấu trúc và sự phân bổ quyền lực ở Mỹ, được ra đời dưới ngòi bút của một nhà xã hội học, với mọi lý thuyết và phương pháp xã hội học hiện đại. (Contemporary Sociology)

Giới tinh hoa quyền lực là tác phẩm pha trộn giữa báo chí, xã hội học và sự phẫn nộ về đạo đứ Mills không đơn thuần gắn thêm một miếng ghép vào bức tranh mô tả các nhóm thiểu số nắm quyền bằng bộ công cụ nghiên cứu xã hội học thông thường, mối quan tâm chính của ông là phát triển lý thuyết về việc quyền ra quyết định trong xã hội Mỹ nằm trong tay nhóm người nào, như thế nào và nó được thực hiện ra sao. (Dennis H. Wrong)

Trong phạm vi cuốn sách, C. Wright Mills đã đề cập và đưa ra lời giải thích hợp lý cho một số khía cạnh đặc trưng nhất của đời sống nước Mỹ hiện đại. Mills liên kết sự thờ ơ chính trị với sự thiếu định hướng của phần lớn người dân với các phương tiện giải trí được ưa chuộng thời đó: radio, phim ảnh và truyền hình. Bản thân ý kiến của ông về "sự suy thoái đạo đức mang tính cấu trúc" đặc biệt xác đáng trong thời kỳ điểm khác nhau giữa giảm thuế (hợp pháp) và trốn thuế chỉ nằm trên lý thuyết; bảng kê chi phí thường có mùi tham ô; các chính trị gia thấy cần "vượt lên trên nguyên tắc". Ngoài ra, Giới tinh hoa quyền lực có thể được coi là bản phân tích chi tiết nhất về giới triệu phú Mỹ đương thời. Tóm lại, đây là một cuốn sách hợp thời vừa có tính dẫn đường vừa khơi gợi tư duy. (Calvin Woodard, Louisiana Law Review)

***

Giới tinh hoa quyền lực (tên tiếng anh: The Power Elite) xuất bản lần đầu vào năm 1956, thời điểm mà như Mills gọi, khi người Mỹ sống trong “một sự bùng nổ vật chất, một sự ca tụng chủ nghĩa dân tộc, một khoảng trống chính trị”. Dễ hiểu vì sao người Mỹ lại luôn tự mãn như Mills cáo buộc. Đây là cuốn sách quan trọng nhất trong ba cuốn Mills viết về xã hội Mỹ, cùng với The New Men of Power (Con người Quyền lực Mới, 1948) và White Collar (Giới Cổ cồn, 1951).

Trong cuốn sách này, Mills không chỉ tường thuật chính xác những gì diễn ra ở Mỹ vào thời điểm viết tác phẩm, mà còn đưa ra phân tích về tính dân chủ của xã hội Mỹ trong thực tế so với lý thuyết - một vấn đề đến nay vẫn nguyên tầm quan trọng và gợi nhiều suy tư xa hơn về tương lai cho các thế hệ độc giả.

Tác giả cho biết, tầng thượng cũng như tầng đáy của xã hội hiện đại đều không phải là phần thế giới quen thuộc đối với những ai đọc và viết sách. Các khảo sát quốc gia đã được thực hiện lại quá chung chung, không nắm bắt được các nhóm thiểu số cấu thành giới tinh hoa Mỹ. Nhiều thông tin công khai về tính chất và hoạt động của họ đang gây nhầm lẫn một cách có hệ thống và bản thân họ thì bận rộn, xa cách, thậm chí có phần bí mật. Tuy nhiên, để tìm hiểu về bản chất thực sự của xã hội đang sống, chúng ta không được phép bỏ qua bất kì yếu tố nào có tiềm năng trở thành chứng cứ chính xác. Chính vì vậy, mặc dù phải mò mẫm trong điều kiện không có thẩm quyền hoặc sự hỗ trợ chính thức, Mills và nhóm nghiên cứu vẫn đưa “giới tinh hoa” lên bàn tranh luận, với hy vọng qua đó sẽ hiểu thêm về tầng lớp này.

Theo Mills, “tinh hoa quyền lực” có tên gọi khác là những người chiếm vị trí thống trị trong các thiết chế thống trị (quân sự, kinh tế và chính trị) của một quốc gia thống trị, và các quyết định của họ (hoặc sự chần chừ không ra quyết định) gây ra những hệ quả to lớn, không chỉ đối với người dân Mỹ mà cả “người dân trên toàn thế giới”.

Giới tinh hoa quyền lực gồm 15 chương. Từ chương 1 đến chương 10, Mills dùng lối viết giản dị nhằm mô tả cấu trúc quyền lực ở Mỹ. Qua những phân tích toàn diện và phê bình sắc sảo, Mills đã chỉ ra rõ cấu trúc quyền lực tại Mỹ đi theo mô hình ba gọng kìm ăn khớp chặt chẽ với nhau, bao gồm: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị. Phần này của cuốn sách có nhiều dữ liệu và sử dụng nghiên cứu gốc rộng rãi. Từ chương 11 đến chương 15, Mills bàn về tâm lý bảo thủ, suy thoái đạo đức, thuyết cân bằng… Một số cụm từ được Mills sử dụng trong sách vẫn tồn tại đến ngày này, như “chủ nghĩa hiện thực lập dị”, “sự ngu muội cao hơn”.

Trong lần tái bản vào năm 2000, tác giả Alan Wolfe đã cập nhật và minh họa thêm những thay đổi diễn ra từ năm 1956 ở phần Lời bạt cuối sách, đồng thời đưa ra các dự báo mà trước đây Mills chưa nói tới, luận bàn về những thay đổi cơ bản trong chủ nghĩa tư bản Mỹ, từ sự cạnh tranh toàn cầu căng thẳng tới những thay đổi công nghệ nhanh chóng và thị hiếu của người tiêu dùng. Bản dịch tiếng Việt cập nhật phần bổ sung này.

Calvin Woodard của trường Louisiana Law Review đã có những nhận xét sâu sắc về cuốn sách như sau: “Trong phạm vi cuốn sách, C. Wright Mills đã đề cập và đưa ra lời giải thích hợp lý cho một số khía cạnh đặc trưng nhất của đời sống nước Mỹ hiện đại. Mills liên kết sự thờ ơ chính trị với sự thiếu định hướng của phần lớn người dân với các phương tiện giải trí được ưa chuộng thời đó: radio, phim ảnh và truyền hình. Bản thân ý kiến của ông về "sự suy thoái đạo đức mang tính cấu trúc" đặc biệt xác đáng trong thời kỳ điểm khác nhau giữa giảm thuế (hợp pháp) và trốn thuế chỉ nằm trên lý thuyết; bảng kê chi phí thường có mùi tham ô; các chính trị gia thấy cần "vượt lên trên nguyên tắc". Ngoài ra, Giới tinh hoa quyền lực có thể được coi là bản phân tích chi tiết nhất về giới triệu phú Mỹ đương thời. Tóm lại, đây là một cuốn sách hợp thời vừa có tính dẫn đường vừa khơi gợi tư duy”.

Charles Wright Mills (28/8/1916 – 20/3/1962) là nhà xã hội học người Mỹ, người đã cùng với Hans H. Gerth áp dụng và phổ biến các lý thuyết của Max Weber ở Hoa Kỳ về các tác động khác nhau giữa giai cấp, địa vị và quyền lực ứng dụng trong việc giải thích các hệ thống và thể chế chính trị phân tầng. Ông cũng áp dụng các lý thuyết của Karl Mannheim khi nghiên cứu về xã hội học tri thức vào tư tưởng chính trị và hành vi của trí thức.

Mills nhận bằng AB và AM từ Đại học Texas vào năm 1939 và bằng Tiến sĩ từ Đại học Wisconsin năm 1941; ông gia nhập khoa xã hội học tại Đại học Columbia vào năm 1946. Tại Columbia, Mills thúc đẩy ý tưởng rằng các nhà khoa học xã hội không nên là những người quan sát chỉ quan tâm đến nghiên cứu và lý thuyết, mà phải khẳng định trách nhiệm xã hội của bản thân. Ông lo lắng về đạo đức của những đồng nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học, cảm thấy họ không khẳng định được vai trò lãnh đạo đạo đức, thường buông xuôi trách nhiệm xã hội và cho phép những người có lợi ích đặc biệt, hoặc những người thiếu trình độ đảm nhận vị trí lãnh đạo.

***

Giới tinh hoa quyền lực – C. Wright Mills – Giáo sư ngành xã hội học công tác tại đại học Colombia trong giai đoạn 1946 – 1962. Ông là nhà phê bình hàng đầu của nước Mỹ thời hiện đại với rất nhiều xuất bản phẩm ở dạng báo chí và sách vở.

Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1956. Nó đã tạo nên một cơn bão trong giới học thuật và chính trị Mỹ, tạo ra làn sóng những chỉ trích hầu hết là tiêu cực đối với tác giả cuốn sách – nhà xã hội học C. Wright Mills.

Nhưng cuối cùng, qua thời gian, nó đã trở thành tác phẩm kinh điển bởi nó là nghiên cứu quy mô đầy đủ đầu tiên về cấu trúc và sự phân bổ quyền lực ở Mỹ của một nhà xã hội học.

Qua những phân tích toàn diện và phê bình sắc sảo, tác phẩm chỉ rõ cấu trúc quyền lực tại Mỹ là đi theo mô hình ba gọng kìm ăn khớp chặt chẽ với nhau, bao gồm: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.

Cuốn sách được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tìm đọc, đơn cử như Fidel Castro, Che Guevara, Jean Paul Satre…Để trả lời câu hỏi “Ai là người điều hành nước Mỹ?” C. Wright Mills đã đưa ra những phân tích, nhận định và câu trả lời của ông là: “Không cá nhân nào điều hành hoàn toàn, nhưng cho đến nay, đó là giới tinh hoa quyền lực.

Giới tinh hoa, những người kiểm soát ba thiết chế thống trị, bao gồm quân sự, kinh tế, chính trị, sẽ ở trong 6 nhóm sau:

1. Thành viên của các gia đình địa phương nổi tiếng

2. Nghệ sĩ giải trí và nhân vật truyền thông nổi bật

3. Lãnh đạo của các công ty lớn nhất ở mỗi lĩnh vực

4. Chủ đất lớn và các cổ đông của tập đoàn

5. Các sĩ quan quân đội cấp cao

6. Những người đứng đầu cơ quan hành pháp của Chính phủ liên bang.

Giới tinh hoa quyền lực không phải những kẻ thống trị đơn độc. Các cố vấn và tư vấn, các phát ngôn viên thường là những thuyền trưởng về tư tưởng và quyết định cao hơn của họ. Ngay dưới giới tinh hoa là các chính trị gia chuyên nghiệp với quyền lực trung bình.

Song song với họ là những người nổi tiếng chuyên nghiệp sống bằng việc liên tục phô trương, và chừng nào họ vẫn là người nổi tiếng thì phô trương đến mấy vẫn không đủ. Tuy giới nổi tiếng này không đứng đầu hệ thống thống trị nào nhưng họ thường có khả năng đánh lạc hướng công luận hoặc bày trò giật gân cho quần chúng, hoặc trực tiếp hơn, khiến những người nắm quyền lực trực tiếp phải lắng nghe.

Sự thật về bản chất và quyền lực của giới tinh hoa không phải là loại bí mật mà người trong cuộc biết nhưng không nói. Những người này có các lý thuyết hoàn toàn khác nhau về vai trò của mình trong chuỗi sự kiện và quyết định.Không đơn thuần mô tả chính xác thực tại nước Mỹ vào thời điểm cuốn sách ra mắt.

Cuốn sách còn phân tích tính dân chủ của xã hội Mỹ trên thực tế trong tương quan với lý thuyết, một vấn đề đến nay vẫn nguyên tầm quan trọng và gợi nhiều suy tư xa hơn về tương lai cho các thế hệ độc giả.

Mời các bạn đón đọc Giới Tinh Hoa Quyền Lực: Tác Phẩm Kinh Điển Về Khoa Học Xã Hội Và Phê Bình Xã Hội của tác giả C. Wright Mills & Nguyễn Thành Châu (dịch).