NGƯỜI PHẬT TỬ EINSTEIN (Anh Xtanh)
Trong cuốn Nền Tảng Của Ðạo Phật (Fundamentals of Buddhism), Tiến sĩ Peter D. Santina, viết, “đã nhận xét Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây phương là Phật tử hoặc có những người không phải là Phật tử nhưng rất có cảm tình với Phật Giáo. Thí dụ cụ thể là nhà bác học Albert Einstein trong bài tự thuật rằng ông là người không tôn giáo, nhưng nếu ông là một nguời có tôn giáo thì ông phải là một Phật tử.”
Ðức Phật Là Bậc Thầy Các Nhà Khoa Học
Trái Đất so với các hành tinh trong vũ trụ bé nhỏ như thế nào
Sau đây là những lý do khiến ông ca tụng Phật Giáo mà tôi trích dẫn trong cuốn “Buddhism in the Eyes of Intellectuals” của Tiến sĩ Sri Dhammananda (Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Trí Thức), bản dich của Ðại Ðức Thích Tâm Quang.
a. “Tôn giáo Vũ trụ: Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo chung cho cả vũ trụ. Tôn giáo này siêu việt trên một đấng Thiêng liêng nào đó và tránh hết mọi giáo điều và thần học. Bao trùm cả thiên nhiên lẫn tinh thần tôn giáo, tôn giáo này phải căn cứ vào ý niệm đang phát sinh từ những thực nghiệm của mọi vật, thiên nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Ðạo Phật đáp ứng được điều đó” – Albert Einstein (trang 54).
b. Nhu cầu khoa học và tôn giáo: Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó phải là Phật Giáo.”- Albert Einstein (trang 115).
Ngoài ra, những nhà trí thức nổi tiếng trên thế giới đã hết lời ca ngợi Phật Giáo nói chung và đức Phật nói riêng:
1. Vận mệnh nhân loại: Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh của nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và được cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của đức Cồ Ðàm được phục hưng thuần khiết có thể chiếm một vị trí lớn trong chiều hướng của vận mệnh nhân loại.” – H. G. Well (trang 95).
2. Khoa học chấm dứt chỗ Phật Giáo bắt đầu: Khoa học không thể đua ra sự đoan chắc. Nhưng Phật Giáo có thể đáp ứng sự thách đố của Nguyên tử nên kiến thức siêu phàm của Phật Giáo bắt đầu ở chỗ kết thúc của khoa học. Ðó là một điều rõ ràng cho những ai nghiên cứu Phật Giáo. Vì vậy, nhờ Thiền định Phật Giáo, những Phần tử cấu tạo Nguyên tủ đã được nhìn và cảm thấy…” – Egerton C. Baptist, “Supreme Science of the Buddha,” (trang 117).
3. Phật Giáo và khoa học hiện đại: Tôi đã thường nói, và tôi sẽ nói mãi, nói nữa giữa Phật Giáo và Khoa học hiện đại có quan hệ tinh thần khắn khít” – Sir Edwin Arnold (trang 115).
4. Văn hóa thế giới: Phật Giáo đã mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn là bất cứ ảnh hưởng nào khác trong lịch sử của nhân loại. – H.G. Well (trang 99).
5. “Tôn giáo của con người: Phật Giáo sẽ trường tồn như mặt trời và mặt trăng và loài người hiện hữu trên mặt đất; do đó, Phật Giáo là tôn giáo của con người, của nhân loại, cũng như của tất cả.” – Bandaranaike, Cựu Thủ Tướng Tích Lan (trang 65).
6. “Dharma (Giáo pháp) là Quy luật: Tất cả lời dạy của đức Phật có thể tóm tắt trong một quy luật (Pháp). Quy luật này là lẽ thật, không những hiện hữu trong tâm con người mà còn tồn tại trong vũ trụ. Tất cả trong vũ trụ đều là sự hiển lộ của Pháp (Dharma). Quy luật của thiên nhiên mà các khoa học gia hiện đại đã khám phá đều là biểu hiệu của Pháp.
Khi mặt trăng mọc và lặn là vì Pháp. Pháp là qui luật của vũ trụ khiến mọi vật tác động theo những đường lối đã được khoa Vật lý, Hóa học, Ðộng vật học, Thực vật học, và Thiên văn học nghiên cứu. Pháp hiện hữu trong vũ trụ cũng như trong tâm con người. Nếu con người sống đúng với Pháp, thì sẽ thoát khỏi khổ đau và đạt đến Niết bàn.” – Thượng tọa Mahinda (trang 81)
7. “Sự ngược đãi: Trong những tôn giáo vĩ đại của lịch sử, tôi thích Phật Giáo, nhất là những dạng thức thưở ban đầu, vì tôn giáo này có ít yếu tố ngược đãi nhất.” – Bertrand Russell (trang 81).
Tại sao Albert Einstein và những bậc khoa bảng nổi tiếng trên thế giới đã hết lời xưng tụng, tán thán Phật Giáo nói chung và Ðức Phật nói riêng? Xin mời quí vị đọc một đoạn trích dẫn trong cuốn, “Fundamentals of Buddhism” (Nền Tảng Của Ðạo Phật), của tiến sĩ Peter D. Santina, bản dịch của Ðại Ðức Thích Tâm Quang:
“….Ở Tây Phương, Phật Giáo đang được chú ý và gây được thiện cảm rộng rãi khắp nơi. Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây Phương là Phật tử, hoặc có những người không phải là Phật tử nhưng rất có cảm tình với Phật Giáo.
Nhìn vào xã hội Tây Phương hiện nay, chúng ta thấy một nhà vật lý thiên văn học là một Phật tử tại Pháp, một nhà tâm lý nổi tiếng là Phật tử tại Ðại Học La Mã, và mới đây một vị chánh án tại Anh Quốc cũng là Phật tử. Chúng ta hãy xét kỹ những lý do khiến Phật Giáo được chú ý hiện nay ở Tây Phương.
Nói chung tại Âu Châu có thái độ chú ý đến Phật Giáo vì tôn giáo này rất tiến bộ, rất hợp lý, và rất tinh vi. Cho nên chúng tôi ngạc nhiên khi đến một quốc giao Á Châu lại thấy người dân ở đây coi Phật Giáo như một tôn giáo lỗi thời, không hợp lý và có nhiều liên hệ với mê tín dị đoan.
Người Tây Phương thấy giá trị của Phật Giáo bởi vì Phật Giáo không kết chặt với văn hóa, Phật Giáo không ràng buộc vào một xã hội đặc biệt, vào một chủng tộc nào hay vào một nhóm thiểu sổ nào. Có những tôn giáo gắn liền với văn hóa, chẳng hạn như Do Thái Giáo gắn liền với văn hóa, nhưng Phật Giáo lại không. Cho nên trong lịch sử Phật Giáo ta thấy có Phật tử Ấn, Thái, Trung Hoa, Tích Lan, Miến Ðiện v.v… và chúng ta có Phật tử Anh, Phật tử Hoa Kỳ, Phật tử Pháp v.v… Ðó là lý do Phật Giáo không gắn bó với văn hóa.
Phật Giáo nhập hội dễ dàng từ văn hóa này đến văn hós khác bởi vì Phật Giáo chú trọng đến việc chuyển hóa nội tâm hơn là ở bên ngoài. Nếu ta nhìn kỹ cách lý giải của Ðức Phật về vấn đề kiến thức, ta thấy phương cách của Ngài tương tự như cách lý giải của khoa học, và điều này đã khiến người Phương Tây hết sức chú ý đến.
Việc chú trọng ngày càng tăng và những giáo lý hấp dẫn của Ðạo Phật cùng với khuynh hướng mới của khoa học, triết học, và tâm lý học lúc này lên cao đến tột đỉnh như khoa Vật Lý Nguyên Lượng đã được đề xuất. Ðó là những triển khai cuối cùng của những lý thuyết vật lý đã được thể nghiệm. Rồi chúng ta thấy không những Ðức Phật đã tiên đoán những phương pháp phân tích của khoa học mà còn dạy rõ về bản chất của con người và vũ trụ như đã nói trong phần triển khai gần đây của Vật Lý lượng Tử. Cách đây không lâu, một nhà Vật lý học nổi tiếng nhận xét vũ trụ giống như một tâm tưởng vĩ đại. Ðiều này đã được nói trong Kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú): “Tâm dẫn đầu mọi pháp, tâm chủ, tâm tạo tác. ‘Sự liên hệ giữa vật chất và năng lượng cũng đã được nói đến. Không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật. Tất cả những lời dạy đó đã những tiến bộ mới nhất của khoa học tuần tự khám phá.
Cho nên, điều cho thấy trong học quy (văn cảnh) của Tây Phương, các nhà tâm lý và khoa học tìm thấy một truyền thống Phật Giáo phù hợp với những nguyên tắc căn bản về tư tưởng khoa học của Tây Phương. Thêm vào đó, họ thấy Phật Giáo rất đặc sắc vì những phát minh của họ thường tương đồng với Phật Giáo. Họ cũng thấy rằng cho đến nay khoa học không mở con đường nào hay phương pháp nào có thể hoàn tất được việc chuyển hóa nội tâm. Họ có những phương thức xây dựng, cải tiến các thành phố, xa lộ; nhưng họ không có một hệ thống nào có thể xây dựng con người tốt hơn được.
Cho nên người Tây Phương quay về với Phật Giáo. Là một truyền thống lâu đời, Phật Giáo có nhiều khía cạnh gần giống như việc thực hành trong truyền thống khoa học Tây Phương. Nhưng Phật Giáo vượt qua truyền thống duy vật của Tây Phưong và vượt qua giới hạn của truyền thống khoa hoc.” – Dr. Peter D. Santina, tác giả cuốn Fundamentals of Buddhism (Nền Tảng của Phật Giáo).
***
Lời Dẫn
Chủ đích của cuốn sách này là để dẫn chứng những điều đức phật và chư vị Bồ Tát đã nói cách đây trên 25 thế kỷ mà bây giờ khoa học mới dần dần khám phá ra.
Thứ hai, trình bày những khám phá mới của hoa hoc về lãnh vực Khoa học, Thiên văn, Vật lý,
Y học, Nhân chủng học v…v…
Thứ ba, thắp sáng đuốc tuệ của Phật để duy trì ngôi Tam Bảo vĩnh cửu ở thế gian.
Tu hành là phá Ngã chấp cũng như Jean Paul Sartre đã nói, "Le moi est haĩssable" Cái tôi thật đáng ghét!. Vì vậy, những điều tôi nói về "cái tôi đáng ghét" này không phải để "đánh bóng" nó mà chỉ có ý trình bày với quý vị rằng Phật pháp thật nhiệm mầu đối với những ai có thanh tâm, thiện chí hồi đầu theo Phật.
Hồi còn nhỏ đi học, tôi rất dốt về Toán, Lý Hóa. Dốt đến nỗi giải phương trình không được, lấy bút sắt đâm vào tay đến chảy máu. Khi thành niên, cũng vì "kỵ" Toán, Lý, Hóa nên phải học Văn Khoa.
Về tu đạo tôi tự ví mình như một Phật tử "mất gốc" vì mãi đến năm 63 tuôi mới tìm về đạo Phật. Đọc kinh sách trong hai năm cùng những sách báo Mỹ nói về Thiên văn Vật lý, tôi ngạc nhiên thấy những điều chư Phật va chư Bồ Tát đã dạy cách đây trên 25 thế kỷ bây giờ thấy đúng sự thật.
Đó là lý do thứ nhất tôi mạnh dạn viết cuốn sách này.
Lý do thứ hai là để nhắc lại lời Phật dạy rằng chúng ta không bao giờ tìm được thực tại cuối cùng của sự vật.
Ít nhất có hai vị khoa bảng đã ái ngại cho tôi dám làm công việc này bởi vì:
"Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri", nghĩa là, "Người biết không nói, người nói không biết".
Tôi thuộc loại thứ hai vì không biết mà dám nói.
Cũng vi lẽ đó, có một lần tôi hỏi pháp một bậc tri thức, Ngài nói có hai tiếng rồi ngồi im.
Rồi:
"Bốn mắt nhìn nhau
Chẳng nói một câu!"
Thế mới biết lời nói của quý Ngài là vàng ngọc!
Đã là Phật tử, ai cũng có ước vọng hoằng dương Phật pháp. Người có hằng sản thì lo việc tô tượng, đúc chuông, xây chùa, bố thí, cúng dàng v.v… Kẻ có hằng tâm thì lo làm pháp thí. Đó là bổn phận tối thượng của người Phật tử đối với Tam Bảo.
Trên một năm qua, mặc dầu với cái tuổi 73 bệnh hoạn và lãng trí; nhưng khi viết sách, tôi thấy trí tuệ thông suốt lạ thường. Tôi nghĩ rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát đã ban cho tôi trí huệ để làm công việc pháp thí này.
Hồi mới khởi tu, đọc kinh Lăng Nghiêm cùng những kinh Đại thừa khác, tôi có hiểu Giáp Ất gì đâu? Nhưng nhờ các băng giảng của các vị tu sĩ va cư sĩ - nhất là cụ Nghiêm Xuân Hồng - tôi dần dần liễu tri những cái ách yếu của đạo Phật. Cụ Hồng dạy mỗi khi không hiểu kinh, nên khấn nguyện như sau:
"Xin Đức Thế tôn, Tôn giả A Nan, Bồ Tát Long Thọ và Văn thù Sư lợi ban cho con trí huệ để hiểu kinh đặng nói Pháp cho người khác nghe."
Tôi đã làm và thấy có ứng nghiệm. Vậy quý vị hãy làm thử xem sao? Kinh dạy:
"Năng lễ Sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì."
Người lạy Phật va Phật đều cùng một bản thể nên không có Năng Người lạy và Sở Phật. Nói một cách khác, chủ thể và đối tượng là một nên không co đối đãi. Vì đạo la Tâm nên sự cảm ứng không thể diễn tả bằng ngôn từ được.
Đức Đại Thế Chí Bồ Tát nói rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thương chúng sinh như các con, nhưng vì các con cứ ngoảnh mặt đi thì mẹ biết làm sao được? Cũng như hai người đi ngược chiều thì bao giờ mới gặp được nhau? Chúng sinh không đoái hoài đến chư Phật thì làm sao có "Cảm ứng đạo giao nan tư nghì" được?
T rong cuốn Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã viết:
"Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh"
Nếu là cái Đạo đích thật phải là cái Đạo tuyệt vời và thường hằng, không thể dùng ý niệm hay ngôn từ để diễn tả hết được mà chỉ được nhận thức qua cảm ứng.
Cũng nằm trong ý nghĩa này có câu:
"Ngôn ngữ đạo đoạn, Tâm hành, xứ diệt".
Khi đã hướng Tâm chiêu cảm, ý cũng hết và lời cũng cạn, ý và lời cũng cạn, ý và lời không thể diễn tả hết cái Tâm thành ấy được.
Kinh Lăng Nghiêm dạy, "Phàm hữu ngôn thuyết giai phi thực nghĩa", nghĩa là lời nói không co nghĩa thật.
Cũng vì vậy mà Đức Phật đã dạy rằng, "Trong 49 năm thuyết pháp, ta không hề nói một lời nào."
Cũng có câu, "Đức tin là mẹ thành công". Đọc thiên kinh vạn quyển mà "bán tín bán nghi" thì dẫu có tu đến vô lượng vô kiếp sẽ không đắc quả cũng như muốn "nấu sạn thành cơm" vậy.
Để chấm dứt Lời Dẫn này, theo chiêm nghiệm của ông già 72 tuổi, Phật pháp thật mầu nhiệm vì nhờ đó mà tôi đã dám viết về những lãnh vực chưa biết đến hoặc chỉ có đôi chút kiến thức. Nhưng vì hết lòng tin tưởng ở Phật pháp và có thiện ý muốn làm Pháp thí nên chư Phật và chư vị Bồ Tát đã ban cho tôi trí huệ để viết nên cuốn sách này.
Mời các bạn đón đọc Đạo Phật Siêu Khoa Học của tác giả Minh Giác Nguyễn Học Tài.