Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Nội Tình Của Ngoại Tình

Nội tình của ngoại tình không hẳn là một quyển sách chỉ nói về sự phản bội trong tình cảm. Một mối quan hệ bất chính dạy chúng ta rất nhiều thứ về hôn nhân - những gì chúng ta kỳ vọng, những gì chúng ta mong muốn, những gì chúng cảm thấy mình xứng đáng phải có. Các mối quan hệ bất chính đưa ra một khung cửa độc nhất để nhìn vào thái độ cá nhân lẫn thái độ văn hóa mà chúng ta có về tình yêu, dục vọng và cam kết tình cảm. Thông qua việc xem xét và đánh giá tình yêu vụng trộm dưới nhiều góc độ khác nhau, tôi mong các bạn độc giả cùng tham gia khám phá về các mối quan hệ hiện đại trong rất nhiều biến thể khác nhau của nó với sự chân thành, sáng suốt và cả tranh cãi.

Ngày nay một cuộc đối thoại về các mối quan hệ bất chính dễ mang tính chia cắt, phán xét, và có lối suy nghĩ thiển cận. Xét dưới góc một nền văn hóa, chúng ta chưa khi nào cởi mở về tình dục hơn ngày nay, nhưng sự bội bạc vẫn còn chìm khuất đằng sau một đám mây của sự hổ thẹn và giấu giếm. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ giúp xua đi sự im lặng ấy và mở ra một lối suy nghĩ và diễn đạt mới mẻ cho một trong những điều xưa cổ nhất trong cuộc sống của con người. Rất nhiều người đã viết ra cách ngăn ngừa và chữa lành sau khi sự đã xảy ra; nhưng ít ai viết về ý nghĩa và động cơ của các mối quan hệ bất chính. Càng ít hơn nữa những người nói về những điều mà chúng ta có thể học được từ các mối quan hệ và làm thế nào để kiến thức ấy có thể biến đổi và hoàn thiện các mối quan hệ của chúng ta.

Trong quá trình hành nghề tâm lý trị liệu của mình, suốt sáu năm qua tôi vẫn luôn tập trung vào những cặp đang giải quyết việc bị phản bội. Thông qua họ, tôi đã đo lường những tầng sâu của chủ đề này. Vì đã gặp mặt họ khi đi cùng với nhau hoặc khi đi một mình, tôi đã thu được một cái nhìn khác lạ về trải nghiệm của người lầm lạc, chứ không chỉ niềm đau của người bị phản bội.

Các mối quan hệ ngoài luồng thì luôn bí mật, và quyển sách này chứa nhiều bí mật.

- Esther Perel

***

1 Nếu bạn có chút hứng thú về tâm lý học thì bạn sẽ thấy những điều mà tác giả cực kỳ sâu sắc và đáng suy ngẫm. Cuốn sách khá khó đọc nhưng rất thú vị, mình cảm thấy nó hay hơn các cuốn sách “Học Yêu” khác. Tác giả không nói bạn phải làm gì để tránh ngoại tình hay có được tình yêu đáng mơ ước. Nhưng cuốn sách sẽ bóc lớp từng sự thật của hành động ngoại tình và những tác động của nó đến mối quan hệ.

2 Đây là cuốn sách thứ 2 của cô Esther Perel sau cuốn đầu nổi tiếng là hẹn hò giữa cùm gông.Cuốn trước cô chỉ có 1 chương dành cho ngoại tình.Nhưng sang cuốn này cô dành cả cuốn viết cho ngoại tình.Ngoại tình thường được xã hội đòi tẩy chay là vi phạm đạo đức hay thậm chí đôi khi nó cũng phải chịu chế tài của luật.Nhưng chúng ta nên có cái nhìn bao quát hơn về thực trạng này qua tình trạng kết hôn suốt mấy nghìn năm nay.Đôi khi ngoại tình chứa những câu chuyện ba vòng,bốn khúc mà khi nào chúng ta thực sự có cái nhìn khách quan chúng ta mới thấu hiểu được

“Nội tình của ngoại tình” – tác phẩm “best-seller” của tác giả Esther Perel sẽ cho chị em cái nhìn khách quan và tích cực hơn về những chuyện ngoài luồng trong đời sống tình cảm.

Câu trả là lời là: HOÀN TOÀN CÓ THỂ

Điều tưởng chừng có vẻ phi thực tế này lại trở nên vô cùng thuyết phục dưới ngòi bút và những phân tích của Chuyên gia tâm lý Esther Perel – Tác giả cuốn sách “NỘI TÌNH CỦA NGOẠI TÌNH”.

Thông thường, chúng ta đánh giá, mổ xẻ chuyện ngoại tình bằng những cảm xúc mang tính cá nhân. Sự thật này vô tình tạo ra một quan điểm phiến diện nhưng luôn được ủng hộ, rằng: “Người đi ngoại tình” và “người thứ 3” luôn là những nhân vật “đáng tội chết”. Trong khi đó, “người bị phản bội” luôn là nạn nhân đáng thương.

Nhưng trong cuốn sách “NỘI TÌNH CỦA NGOẠI TÌNH”, tác giả Esther Perel lại chỉ ra rằng: Không có ai là “kẻ hoàn toàn có tội” và cũng không có ai là “kẻ hoàn toàn vô tội” trong một mối quan hệ tay ba.

Nói cách khác, mọi chuyện xảy ra trong một mối quan hệ tình cảm đều có ngọn nguồn từ tất cả những đối tượng có liên kết trong mối quan hệ đó.

Bằng những phân tích dựa trên cơ sở khoa học – tâm lý từ góc nhìn của: Người đi ngoại tình, Người thứ 3, và Người bị phản bội, Esther Perel đã thuyết phục người đọc từ bỏ những quan điểm cũ rích và phiến diện về vấn đề ngoại tình, để họ có cái nhìn đúng đắn, và tích cực hơn. Từ đó, biến “ngoại tình” trở thành đòn bẩy hoặc chất xúc tác giúp hâm nóng đời sống tình cảm đang nguội lạnh.

Esther Perel viết: “Khi điều trị cho những cặp đôi gặp tổn thương vì ngoại tình, tôi thường cùng lúc quan tâm hai vấn đề: hậu quả của ngoại tình và ý nghĩa của ngoại tình. Nếu hậu quả là điều các cặp đôi luôn quan tâm khi chuyện ngoại tình xảy ra, thì ý nghĩa của việc ngoại tình lại là điều luôn bị lãng quên. Bạn biết đấy, chẳng điều gì trên đời này là vô nghĩa cả. Ngoại tình cũng vậy. Việc quá tập trung vào hậu quả chính là nguyên nhân chủ yếu khiến các cặp đôi tan vỡ, thay vì hàn gắn.

Trong tâm lý học, có một hiệu ứng mang tên “hiệu ứng đèn đường”: Một người say rượu đánh rơi chiếc chìa khóa trong đêm. Anh ta không tìm cái chìa ở nơi đã đánh rơi, mà lại tìm ở nơi có ánh đèn. Con người có xu hướng tìm kiếm điều mình muốn ở những nơi dễ tìm thấy, hơn là ở những nơi có thể thực sự tìm thấy.

Theo cách lý giải này, khi chuyện ngoại tình xảy ra, những người trong cuộc chỉ tập trung “tấn công” vào bề mặt mối quan hệ bằng sự tranh cãi và phủ nhận trách nhiệm, thay vì tìm hiểu về lỗ hỏng ẩn sâu bên trong nó. Đổ lỗi cho một cuộc hôn nhân thất bại luôn dễ dàng hơn là phải vật lộn, đối mặt với những tham vọng/khát khao/nỗi chán nản của bản thân hoặc của đối phương – đây mới chính là nguyên nhân sâu xa, hàm chứa ý nghĩa và cách xử lý khủng hoảng hậu ngoại tình.”

Không chỉ phân tích hậu quả – ý nghĩa của việc ngoại tình, tác giả Esther Perel còn chỉ ra một thực tế rằng: Ở nước các nước phát triển, các cặp đôi hoặc các cặp vợ chồng có thể tìm đến dịch vụ Tham vấn Tâm lý cho Cặp đôi (Couple Therapy) như một sự trợ giúp trong lúc mối quan hệ của họ gặp sóng gió. Nhưng điều này hầu như còn chưa phổ biến ở các nước đang phát triển. Hiểu được điều này qua nhiều năm tham vấn/trị liệu đa quốc gia, tác giả Esther Perel cũng chỉ ra một vài “cách sơ cứu cảm xúc” và đối mặt với chuyện ngoại tình cho Người ngoại tình, và Người bị phản bội.

“Nhiều người khi biết mình bị phản bội đã rất nôn nóng muốn biết tường tận vụ ngoại tình, không để sót một chi tiết nào. Họ liên tục hỏi đối phương những câu như: “Cô ta có gì hơn tôi?, Anh đã ngủ với cô ta bao nhiêu lần?, Anh có làm chuyên đó trên giường của chúng ta không?, Cô ta có hét lên khi lên đỉnh không?

Những câu hỏi này chỉ khiến bạn tự khắc thêm sẹo vào vết thương lòng của mình. Điều đó là không cần thiết. Đúng là bạn cần biết họ có quan hệ tình dục an toàn hay không vì điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bạn. Nhưng có lẽ bạn không cần biết cô nhân tình đó có tóc màu gì, có bơm ngực hoặc phẫu thuật thẩm mỹ hay không.

Vậy nên, lời khuyên của tôi chính là hãy chỉ quan tâm và hỏi những điều liên quan tới bạn và đối phương, thay vì tập trung tâm trí vào chuyện của đối phương và nhân tình.”

Đành rằng, ngoại tình là việc không ai mong muốn, và không phải cặp đôi nào cũng có thể phục hồi sau một cuộc ngoại tình. Nhưng ít nhất, những kiến thức về tâm lý trong “NỘI TÌNH CỦA NGOẠI TÌNH” cũng xứng đáng để các cặp đôi tham khảo và đón đọc. Bởi chẳng ai có thể nói trước rằng tương lai mình sẽ không ngoại tình, không bị phản bội, hoặc không trở thành “một người thứ 3”.

***

Sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể giải thích được mối liên hệ mật thiết giữa những mâu thuẫn trong bản chất con người - điêu khiến cho chính tình yêu đôi khi phải mang dáng hình khốn đốn của sự phản bội. Có lẽ sẽ chẳng có một lời giải thích nào khả dĩ.

- Trích Some Reminicences1, Joseph Conrad

1. Tạm dịch: Đôi ba hồi ức, bài luận xuất bản năm 1912. (Tất cả các chú thích trong cuốn sách đều là của người dịch).

Ngay lúc bạn đang đọc cuốn sách này, ở mọi nơi trên thế giới, có ai đó đang bị phản bội hoặc đang phản bội tình cảm của ai đó, có ai đó đang nghĩ đến chuyện ngoại tình hoặc đang khuyên nhủ ai đó đang vật vã đau khổ vì bị phản bội, có ai đó đang đóng vai người tình bí mật.

Không có chủ đề nào trong đời sống đôi lứa lại khiến người ta vừa sợ hãi vừa thích thú vừa khoái bàn tán bằng chuyện ngoại tình. Ngoại tình hình thành từ khi có hôn nhân và những điều luật cấm ngoại tình. Ngoại tình đã bị đưa vào luật pháp, bị tranh biện, bị chính trị hóa và bị xem như quỷ dữ trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Ngoại tình chính là tội lỗi duy nhất nhận đến hai điều răn trong Kinh Thánh, một cấm ngăn trong hành động và một cấm ngăn trong suy nghĩ. Ấy vậy mà bất chấp sự phản đối rộng khắp đó, ngoại tình vẫn cứ “sống khỏe”, vẫn cứ phổ biến tràn lan đến mức hôn nhân phải ghen tị.

Ngoại tình xảy ra mọi lúc, mọi nơi trên thế giới, bất chấp bao luật lệ, hình phạt. Hầu như ở tất cả những nơi hôn nhân được thừa nhận thì ngoại tình bị xem là hành động bất chính. Vậy chúng ta nên làm gì với hiện tượng bị cấm khắp toàn cầu nhưng vẫn cứ phổ biến khắp toàn cầu này?

Tôi đã liên tục nghiên cứu, tư vấn, diễn thuyết, thảo luận,… về ngoại tình suốt sáu năm qua, không chỉ trong phòng tư vấn trị liệu của tôi mà trên cả máy bay, tại các dạ tiệc, hội thảo, tiệm làm móng, không chỉ với các đồng nghiệp mà còn với bất kỳ ai, không chỉ ngoài đời thực mà cả trên mạng xã hội, không chỉ tại Pittsburgh (Mỹ) mà còn ở Buenos Aires (Argentina), Delhi (Ấn Độ), Paris (Pháp)….

Ở mọi nơi trên thế giới, mỗi khi hỏi mọi người quan điểm của họ về “ngoại tình”, tôi nhận được đủ kiểu trả lời, từ cay đắng kết tội, miễn cưỡng chấp nhận, bao dung một cách cẩn trọng đến hoàn toàn cảm thông. Tại Bulgary, một nhóm phụ nữ xem chuyện chồng trăng hoa là chuyện xui xẻo chẳng thể nào tránh khỏi. Ở Paris, chủ đề ngoại tình khiến nhiều người đang ăn tối tức khắc rùng mình, điều này giúp tôi có thể xác định được bao nhiêu người ủng hộ ngoại tình và bao nhiêu người phản đối. Tại Mexico, phụ nữ tự hào khi thấy ngày càng nhiều phụ nữ ngoại tình, và coi đó như một sự nổi loạn chống lại nền văn hóa trọng nam khinh nữ vốn vĩnh viễn tạo điều kiện cho nam giới có “hai mái nhà” - la casa grande y la casa chica (tạm dịch: nhà lớn và nhà nhỏ, tiếng Tây Ban Nha) - một dành cho vợ, một dành cho bổ nhí.

Chuyện ngoại tình nhan nhản khắp nơi, thế nhưng cách chúng ta định nghĩa ngoại tình, chịu đựng nó, nói về nó - hoàn toàn liên quan đến thời điểm và nơi chốn xảy ra chuyện ngoại tình.

Xin hỏi bạn: “Khi nghĩ đến ngoại tình, những từ ngữ, những liên tưởng và hình ảnh đầu tiên hiện ra trong đầu bạn là gì?”. Cái nhìn của bạn về ngoại tình liệu có thay đổi không khi tôi gọi ngoại tình là “cuộc phiêu lưu tình ái”, “chuyện tình lãng mạn”? Còn nếu tôi dùng những từ như “bổ nhí”, “người quen qua đường”, “hẹn hò”, “bạn tình” thì sao? Bạn sẽ thấu hiểu, cảm thông hay kịch liệt phản đối chuyện ngoại tình? Bạn sẽ cảm thông với ai, người bị phụ bạc, người ngoại tình, người thứ ba hay lũ trẻ? Và liệu các câu trả lời của bạn về ngoại tình có thay đổi không nếu chính bạn phải đối diện với cơn bão ngoại tình?

Các cáo buộc về các mối quan hệ ngoài giá thú đã ăn sâu vào văn hóa của chúng ta. Tại Mỹ, những quan điểm về ngoại tình dường như thiên về bản năng, nặng nề và phân cực, ví dụ:

“Ngoại tình à? Nó sẽ làm đi tong tất cả.”

“Kẻ nào đã ngoại tình một lần thì thế nào cũng ngoại tình lần nữa.”

“Chung thủy một vợ một chồng thì đúng là quý hiếm.”

“Ngoại tình là chuyện hoàn toàn vó vấn! Chúng ta là người trưởng thành rồi chứ có phải lũ mèo động đực đâu. Làm ơn trưởng thành dùm!”

Chúng ta không thể ngăn cản nạn ngoại tình dù có thể đều đồng tình rằng chuyện ấy hoàn toàn không nên làm. Khi biết đến những vụ ngoại tình đình đám, công chúng thường kêu gào “thủ phạm” phải xin lỗi công khai. Người nào ngoại tình, bất kể đang ở địa vị xã hội nào, cũng đều cho thấy sự ái kỷ, sự hai lòng, sự vô đạo đức và gian trá. Theo quan điểm này thì ngoại tình không bao giờ là một hành vi phạm pháp đơn giản, một mối quan hệ thoáng qua vô nghĩa hay là một tình yêu đích thực.

Những tranh cãi hiện nay về ngoại tình có thể tóm tắt như sau: Ngoại tình hẳn là triệu chứng của một mối quan hệ thất bại, nếu ta đã có tất cả mọi thứ mình cần ngay tại nhà thì không có lý do gì để ra ngoài tìm “món lạ”. Đàn ông ngoại tình vì chán ngán và sợ gần gũi vợ, đàn bà ngoại tình vì cô đơn và khát khao gần gũi ai đó. Người bạn đời chung thủy là người trưởng thành, có cam kết và thực tế; người sa ngã là kẻ ích kỷ, kém trưởng thành và thiếu kiểm soát bản thân. Mọi quan hệ bất chính đều nguy hại, không bao giờ mang lại ích lợi gì cho hôn nhân, và cũng không bao giờ được người ta chấp nhận.

Mời các bạn đón đọc Nội Tình Của Ngoại Tình của tác giả Esther Perel.