Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Du Ký Xanh - Hành Trình Cứu Biển

Ghi lại hành trình đi chụp ảnh rác thải nhựa gây ô nhiểm khắp Việt Nam của nhiếp ảnh gia Lekima Hùng. Hùng Lekima đã đi gần 7000km trong đó có 3.269km bờ biển từ Bắc chí Nam bằng xe máy.

- Bố cục: Gồm 3 phần: Trước hành trình; Chặng đầu của hành trình; Chặng thứ hai của hành trình.

- Văn phong: Giản dị, chân thực.

***

Có những cuộc hành trình khám phá những miền đất mới đem đến cho con người những kỷ niệm vô cùng đẹp thế nhưng khác với những du ký khám phá đó thì Lekima Hùng lại đem đến cho bạn đọc một góc nhìn về “thực trạng” ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam thông qua cuộc hành trình mà anh tự mình thực hiện một tháng rưỡi qua 3.260km bờ biển Bắc Chí Nam. Mời bạn đọc cùng Lekima Hùng khám phá hành trình đầy ý nghĩa qua cuốn sách “Du ký xanh – hành trình cứu biển”

“Ở Thụy Điển, rác thải của họ dường như được tái sử dụng mãi mãi. Lượng rác thải ở Thụy Điển chiếm cần phải chôn lấp chiếm 1%, rác thải được tái chế là 47% và 52% được đốt để sản xuất nhiệt và điện”

Nếu chúng ta trân trọng hơn nữa từng đồ vật, quan tâm hơn nữa đến không chỉ là nhu cầu của con người là cả sự sống của tất cả sinh vật, động vật trên Trái Đất này thì có lẽ đã không có quá nhiều rác thải không thể xử lý khiến chúng ngày một chiếm lấy không gian sống của những sinh vật dưới biển hay tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

“Cái vòng luẩn quẩn của rác thải nhựa sẽ bám lấy cuộc sống của người dân miền Trung”

Những cảnh đẹp thiên nhiên khi chưa bị con người tác động đến mang một vẻ đẹp rất tuyệt diệu nhưng dường như nó chỉ còn trong ký ức như cách mà Lekima Hùng đã tận mắt chứng kiến. Con sông được hiện lên trong từng câu thơ của nhà thơ Tế Hanh:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

Nếu không chịu thay đổi ý thức để bảo vệ môi trường, chắc chắn trong tương lai khi rác thải bị quá tải, chúng ta sẽ phải gánh chịu những “tai họa” do mình tự tạo ra. Rác thải nhựa trôi nổi trên biển, những sinh vật dưới biển ăn nhựa và con người lại đánh bắt thủy, hải sản để ăn. Chúng ta sẽ không thể thoát khỏi vòng tròn luẩn quẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình.

Từng chặng đường anh đi qua, vẻ đẹp thiên nhiên cùng sự giản dị của những con người trên khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam được anh viết lại rất sinh động. Nhưng cầm trên tay cuốn sách, bạn đọc cũng mang một cảm xúc đau đáu về sự ô nhiễm đến mức báo động của môi trường biển. Từng sinh vật sinh sống ở biển đã và đang gồng gánh rác thải do chính con người thải ra mỗi ngày, bởi chúng ta không xử lý hết được. Đáng buồn hơn nữa là thực trạng này chẳng thuyên giảm đi mà còn tăng lên mỗi ngày chỉ vì phục vụ “nhu cầu sống tiện lợi của chính con người”.

Chúng ta có thể “ba hoa” với người khác về một điều gì đó qua những lời nói của mình nhưng chắc chắn rằng không có gì có thể thật hơn “thực trạng”, đó là những bức ảnh tác giả đã chụp Rác trùm lên rác ở làng chài Việt Nam, đổ rác ven kênh tại Tiền Giang,…là thực tế vô cùng đau buồn, là tiếng kêu cứu của mẹ thiên nhiên. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn vào thực tế để điều chỉnh hành vi tiêu dùng cùng lối sống thân thiện hơn với môi trường. Lối sống nhanh đã khiến chúng ta chỉ quan tâm đến cuộc sống của chính mình mà hiếm ai chọn cho mình những lối sống giảm thiểu ít rác thải.

Khác hẳn so với những chuyến du ký thông thường, Lekima Hùng lại muốn dùng chuyến đi “để đời” này của mình để cống hiến, để lan tỏa hơn nữa thông điệp về bảo vệ môi trường. Thức tỉnh bạn đọc nhìn vào thực tế, hướng đến lối sống bền vững để cải thiện những thực trạng ô nhiễm đáng báo động. Hãy thay đổi từ nhận thức đến hành động để cứu lấy sự sống của hàng triệu sinh vật dưới biển, sức khỏe của chính mình cùng sự sống của con cháu chúng ta. Cuộc chiến giảm thiểu rác thải nhựa cần đến ý thức của tất cả chúng ta, chung tay vì môi trường để “mẹ thiên nhiên” bớt đi phần nào nỗi đau đang gồng gánh vì cuộc sống của con người.

Hội An xả 100 tấn rác/ ngày, trong khi nhà máy xử lý rác ở xã Cẩm Hà chỉ xử lý tối đa 30 tấn/ ngày.
Nhựa chiếm 50%-80% rác thải biển. Ước tính, hơn 80% nhựa có nguồn gốc đất liền, phần còn lại là nhựa được xả trực tiếp trên biển.
Hiện có tới 3,5 tấn triệu rác được thải ra mỗi ngày. Con số này cao gấp 10 lần so với 100 năm trước và dự kiến sẽ xảy tăng lên 11 triệu tấn vào cuối thế kỷ 21. Chúng ta sẽ xử lý chúng ra sao?

Trái Đất đã bị tổn thương rất nhiều bởi sự tác động của con người. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi để cứu lấy hành tinh xanh này. Đọc “Du ký xanh – Hành trình cứu biển” của Lekima Hùng, bạn đọc như được tiếp thêm động lực để bảo vệ môi trường. Mỗi một cá nhân đều mang trên mình trách nhiệm sống thân thiện hơn với môi trường, hãy thay đổi từ những điều nhỏ nhất ngay từ hôm nay để góp một phần tuy nhỏ nhưng ý nghĩa với sự sống của cả Trái Đất nhé.

Review bởi Dương Hà

***

Lời giới thiệu

Tôi đã từng đọc nhiều tác phẩm du ký trong nước và nước ngoài kể về những hành trình khác nhau trên thế giới. Con người, lịch sử, xã hội và văn hóa hiện lên một cách sinh động qua từng trang sách, câu chữ của các tác giả. Nhưng tôi chưa từng đọc một cuốn sách du ký nào kể lại một hành trình đặc biệt như của Lekima Hùng, với các cung đường rác từ Bắc tới Nam. Đó không phải là hành trình như bản thân tôi đã từng đi trên các nẻo đường thế giới, tìm hiểu về văn hóa và con người trên các điểm đến, thưởng thức văn hóa và những trải nghiệm vui buồn. Đó là một hành trình hoàn toàn khác, đau đáu, buồn nhiều hơn vui và mỗi chặng đường đi qua là những khám phá về mức độ ô nhiễm mà chính chúng ta đã gây ra cho những bờ biển, vùng đất, tác động trực tiếp và lâu dài lên chính cuộc sống của mình.

Có người mà Lekima Hùng gặp và nói chuyện hiểu được điều gì đang xảy ra. Nhưng nhiều người thì không, chặc lưỡi không quan tâm. Qua từng trang sách, bức tranh ô nhiễm càng hiện ra một cách rõ ràng, nhức nhối và đau đớn, trong một cuộc tự hoại mang tính tập thể theo suốt chiều dài đất nước. Cuốn sách do đó đánh động cho chúng ta rằng, hiểm họa môi sinh không ở đâu xa xôi cả, không ở một nơi nào đó chỉ được tiếp cận qua tivi hay internet, mà đang ở ngay bên chúng ta rồi.

Lekima Hùng đi và chụp. Thực ra anh không phải nhà văn, cũng không phải là một người lữ hành. Do đó, cuốn sách được viết một cách chân thực nhất, không lãng mạn mà giản dị, nhưng rất sinh động. Anh là một nhiếp ảnh gia và với chủ đề thực hiện, anh là một người cầm máy rất khác với nhiều người chụp ảnh chỉ thường chú ý đến các yếu tố đơn thuần về thẩm mỹ và hay ca ngợi cái đẹp tôi đã quen. Lekima Hùng chụp rác thải nhiều, và anh còn có biệt danh là “Hùng rác”. Chụp về môi trường không chỉ là một thể loại mang tính “xanh”, đó còn là một tuyên ngôn của nhiều người có lương tri và trái tim trên thế giới.

Cuốn sách này chỉ đơn giản là ghi lại một phần những gì đáng chú ý nhất trong những hành trình đi chụp của Hùng trong những năm qua và đọc nó đã thấy nhức nhối rồi. Nó không chỉ là phản ánh, mà còn thúc đẩy những hành động cho cả cộng đồng. “Du ký xanh” là để bảo vệ và nhân lên những màu xanh, trước tiên ở trong chính suy nghĩ và sau đó là hành động của tất cả mọi người. Tôi có thể làm và sẽ làm. Còn bạn?

TRƯƠNG ANH NGỌC

Nhà báo, nhà lữ hành, tác giả du ký

Mời các bạn đón đọc Du Ký Xanh - Hành Trình Cứu Biển của tác giả Lekima Hùng.