Lời nhà xuất bản
Trong đặc san SỐNG VUI số 44 của Nhóm Gạo Lứt Huế (dời vào Đà Nẵng sau tết Mậu Thân) đã cho độc giả thấy một việc mới lạ nhất trong Y giới Việt Nam là ngày 6.8.72 vị bác sĩ trẻ tuổi Nguyễn Văn Thuỵ đã trình Hội đồng Giám khảo Huế một luận án chưa từng có: “TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG”! Một luận án lấy sự chữa bệnh bằng phương pháp Ohsawa, không dùng thuốc, vị bác sĩ ấy đã chữa lành được bệnh mà y học phương Tây đã bó tay.
Luận án này chúng tôi nhận thấy là một luận án mở ra một kỷ nguyên mới trong y học Việt Nam, chưa nói cả thế giới, vậy xuất bản để ghi một dấu lớn trong trang lịch sử nước nhà. Con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, bác sĩ Nguyễn Văn Thuỵ mò lặn trong biển y học phương Tây lại có biệt nhãn nhận thấu chỗ vô tiền khoáng hậu của phương pháp Ohsawa, tìm ra được chân lý trong việc thực sự cứu người, có được một giá trị đặc biệt, chẳng phải ôm ấp cái học “tìm bánh mì” như Ohsawa tiên sinh thường chỉ vào hàng “học máy nói”. Nhưng dám chắc bác sĩ Thuỵ sẽ được nhiều người biết đến, vì rằng “cái lộc nằm trong sự học” (học giả lộc tại kỳ trung).
Quyển sách này, quyển sách thứ 2 chúng tôi được hân hạnh xuất bản. Một điều hẳn độc giả lưu ý là quyển luận án này chúng tôi chỉ cần in phần lý- thuyết , không in phần ở trước và phần chứng minh cụ thể các chứng bệnh và phần lâm sàng ở sau gần 50 trang.
TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG
Nói đến thuyết âm dương , chúng ta không thể không đề cập đến vũ- trụ- luận của triết- học trung- hoa . Đại để có 3 thuyết luận về căn nguyên của vũ- trụ ; một thuyết lấy đạo làm căn nguyên gọi là duy-lý . phái khác lấy thái cực làm căn- nguyên gọi là phái Duy-khí, còn phái thứ ba lấy tâm làm căn- nguyên của vũ- trụ gọi là phái Duy- Tâm .Mặc dầu những dị biệt giữa những học phái, điều thống nhất giữa các vũ-trụ luận là một nhất nguyên luận tuyết đối. vũ-trụ được điều hành bởi một nguyên- lý tuyệt đối mà ta có thể gọi là thái-cực, Đạo hay tâm cũng được, vì với Tuyệt đối ngôn ngữ đều dứt băt,các ý nghĩ đều không thể nào đạt tới được.
Giáo sư ohsawa ( 1893- 1956) đã tập-đại- thành tất cả những vũ- trụ- luận trên vào một nguyên-lý duy nhất gọi là “Vô song nguyên lý ‘’’.Theo truyền thống Đông phương mọi nhận thức được truyền bằng độc giác chứ không truyền bằng đường lối lý trí ta có thể giải thích, hệ thống hoá và phổ biến được,nhưng chỉ có lối nhấn thức bằng trực giác mới có thể thấu triết được đến vị trí của sự vật trong vũ- trụ.
Nhưng nếu cái tuyệt đối đó là trên tất cả ngôn ngữ và tư tưởng thì cái biểu hiệu cuả nó giữa vạn vật trong vũ- trụ chúng ta lại có thể hiểu thấu được vì nó tuân theo những quy luật nhất định.Cái tuyệt đối đó là tuyệt đối linh động,luôn luôn biến hoá.Quy luật của sự biến hoá này được tượng trưng bằng những biểu tượng chép trong kinh Dịch.chúng ta có thể nói rằng Kinh Dịch là nguồn gốc của tất cả khác khoa học đông phương nhất là y học. Mở đầu các sách thuốc các, các y-sư thường nói ; Không học Dịch không thể nói đến thuốc’’( bất học dịch bất khả dĩ ngôn y) Vậy dịch là gì? Dịch không phải là một số ngôn từ hay quái hào, mà Dịch là những biến thiên từ nhân thân đến vũ-trụ, từ các cực nhỏ đến cực lớn.Muốn hiểu Dịch phải hoà đồng với tạo vật, bỏ đi những tư dục, nhưng biên kiến. Kinh Dịch viết “ Dịch có thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh Tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái". Vậy Dịch tức là đại lịch trình biến hoá trong vũ trụ mà khởi điểm là Thái cực tức là cái tuyệt đối và từ đó sinh ra Lưỡng- nghi tức là hai khí âm Dương. Âm và Dương là hai yếu tố ngược nhau về tính chất tiềm phục trong Dịch. Không có một sự biến hoá nào trong vũ-trụ mà không có Âm Dương,từ nhân sự cho đến sự vận hành của mặt trời, mặt trăng. Giáo Sư Ohsawa sau khi tự chữa cho mình lành các bệnh ho lao, ung thư dạ dày… mà các bệnh viến bó tay, nhờ cách ăn uống phải phép,từ đó ông hy sinh cả cuộc đời để chuyên tâm nghiên cứu Dịch lý và Đông y. Theo ông thì nguyên lý Âm Dương có thể áp dụng vào các ngành sinh vật học, sinh lý học, y học, nông nghiệp,vật lý hạch tâm, hoá học v..v… làm sao mọi thứ đều thống hợp nhau thay vì chia biệt ra hay tổ chức thành từng môn khoa học chuyên môn. Trải qua 48 năm thuyết giảng khắp thế- giới về con đường Trung đạo để đưa đến sự tự do cô biên, công bình tuyết đối, hạnh phục vĩnh cửu, nhờ đó mà hàng vạn người đã chữa khỏi những căn bệnh gọi là nan-y vào công việc ăn uống hàng ngày của bệnh nhân.
Tháng 5 năm 1965 Giáo Sư Ohsawa đã bất thần đến Việt Nam lần đầu tiên tại Huế và cũng trong dịp này chúng tôi mới biết đến phương pháp trị liệu bằng dinh dưỡng. Sau khi thực nghiệm trên chính bản thân mình, tháng 10/1971 chúng tôi đem áp dụng phương pháp trên vào một bệnh nhân. Sau khi xuất viện vì không có thuốc Busulfan và đề tài này đã được Giáo sư Bùi Duy Tâm bảo trợ trong chiều hướng tổng hợp Đông và Tây y tại trường Đại Học Y khoa Huế .
NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG
Nguyên lý Thái- cực chia vạn vật ra làm hai nguyên tính tương phản ; Âm và Dương. Đó là hai yếu tố căn bản tương phản để sáng tạo, khích động, phá hoại và tái sinh vạn vật trong vũ trụ.Yếu tố nếu có Âm lực nhiều hơn Dương lực thì gọi là Âm và trái lại thì gọi là Dương. Âm Dương luôn luôn tương đối.A có thể Âm đối với B, nhưng có thể Dương đối với C. Tất cả sự vật ở vũ trụ này đều tuỳ thuộc vào tỷ lệ phương thức phối hợp hai yếu tố Âm và Dương đều là sản phẩm của hai năng lực tương phản căn bản trên.
Nói một cách khác, tất cả những hiện tượng và tất cả những đặc tính của mọi vật đều là biểu hiện do hai năng lực căn bản ảnh hưởng; Dương lực hướng tâm và Âm lực ly tâm.
Năng lực hương tâm Dương phát sinh những hiện tượng sau; nhiệt ( cho nên có hoạt động những thành phần phân tử ), sự co rút, trọng lượng (cho nên có khuynh hướng hạ xuống ), hình dáng dẹp thấp nằm ngang.
Năng lực ly tâm Âm; lạnh ( làm chậm lại sự chuyển động các thành phần phân tử ), sự dãn ra, sư bành trướng ( cho nên có khuynh hướng thẳng lên ), nhẹ ( lên cao trong một chỗ nào đó ), hình dáng rộng lớn, cao trong, chiều thẳng đứng.
HINH THỂ
Mọi vật trong vũ- trụ đều có một hình thể, một màu sắc và một trọng lượng đặc biệt,
Hình thể dài theo chiều thẳng đứng thì Âm và chịu ảnh hưởng của ly tâm lực Âm, cùng hình thể ấy mà đặt năm ngang thì Dương vì chiu ảnh hưởng của hướng tâm lực Dương.
Hình vẽ
A,B,C,D, là những hình thể nằm
thẳng đứng, nghĩa là ly tâm lực có
ưu thế.
E,F,G,H, đều nằm ngang tức là
hướng tâm lực có ưu thế.
Từng cặp một, những hình thể ây tuỳ
diện tích đồng nhau nhưng lại tương
phản cái này thì Dương cái kia thì
Âm.
TRỌNG LƯỢNG
Cái gì càng nặng thì càng chịu ảnh hưởng của hướng tâm lực Dương, cái gì nhẹ thì ly tâm lực Âm chiếm địa vị ưu thế. Một vật càng nhẹ thì càng Âm và càng nặng thì càng Dương.
MÀU SĂC
Trước một mầu sắc mà ta thấy nóng hơn cả và trước một màu sắc mà ta cảm thấy lạnh hơn cả, đó là hai cực đoan của Dương và Âm. Còn những màu sắc đỏ, da cam, vàng, lục, xanh, chàm, tím thì nằm giữa hai cực đoan đó.
Ngoài ra ta cũng có thể phân loại ánh sáng và các tia bức xạ tuỳ theo độ dài sóng ( longue- d’onde). Độ dài sóng càng dài càng Dương (đỏ, tia hồng ngoại).
Ta cũng có thể phân định Âm Dương các sự vật theo tỷ lệ K/Na, Tỷ lệ tốt nhất K/Na là 5.Những thực phẩm mà K/Na lớn hơn 5 đều Âm và những thực phẩm nào có tỷ lệ số dưới 5 thì Dương (gạo;4,5 khoai tây; 512, chuối; 840, cam; 570, thanh trà, bưởi; 396,6),Nhưng làm sao có thể phân định K là Âm và Na là Dương ? Giáo sư Ohsawa đã xác định được về lực lượng cũng như về phẩm nhờ phương pháp thực nghiệm về canh nông sinh vật học, vật lý, và nhất là nhờ phép phân quang. Na coi như biểu thị cho nhóm Dương và K cho những nguyên tố Âm. Tác dụng K/Na rất thực dụng, vì K và Na được tìm thấy trong hầu hết các hoá hợp,
Mời các bạn đón đọc Trị Liệu Bằng Dinh Dưỡng của tác giả Georges Ohsawa.