ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH
Sugar Blues
Tác Giả : Dịch Giả: William Dufty Lê Công Thình
(Lược và Tuyển dịch)
Quyển sách bán chạy nhất trên toàn thế giói vì lợi ích nhất cho sức khoẻ loài người.
Trên một triệu quyển bán hết tại Hoa Kỳ trong thời gian kỷ lục ở đầu thập niên 1980
Tờ Chicago Tribune viết: Đây là bản đúc kết, tường trình với lời lẻ chỉ trích cứng rắn, với nhận xét các nhân vật lịch sử thật nghiêm minh. Có lẽ quí bạn chưa từng đọc một tài liệu về Đường như thế này!!
Tờ San Francisco Review of Books viết: Nếu bạn thật sự nghĩ đến sức khoẻ của mình, hãy đọc Sugar Blues.
John Shelley viết trong tạp chí Let’s Live (Chúng ta hãy sống): Tất cả những gì loài người muốn biết về ‘đường’ đều được trình bày rõ ràng trong Sugar Blues. William Dufty vạch mặt các tay lái buôn đường đã làm giàu trên bao xác chết của thân nhân ta; và thông báo cho mọi người biết sai lầm của nhiều sách dạy nấu ăn trước kia. Quyển Sugar Blues dám nói rõ về chính sách nô lệ từ khi dân da đen thoát khỏi dịch da trắng (White plague)
Shirley Elder nhận định về quyển Sugar Blues trong tờ Detroit Free Press: Tuyệt vời và Táo bạo.
Lời Tác Giả, William Dufty:
Có phải Đường đang giết bạn một cách dịu dàng?- Cũng như Á phiện, bạch phiến và Heroin, Đường là chất gây nghiện ngập, là Độc Dược. Thế mà người Mỹ đều dùng hằng ngày; trong bánh mì, trong thuốc lá cũng có đường. Nếu bạn bị béo phì, nhức đầu, máu thiếu glucốt, bị mụn, thì khổ ách đường đã tròng vào người của bạn rồi đấy. Thật vậy, nhìn vào bảng thống kê bệnh chứng của toàn quốc, ta có thể nói rằng tất cả dân Hoa Kỳ đều bị tiểu đường, hay đang mằn mò đến ‘vực thẩm tiểu đường’.
Lời Người Dịch
Đây là quyển sách mà mọi gia đình cần đọc, để tránh hao tốn tiền bạc trị bệnh, để bớt lo sợ về việc không có hoặc mất bảo hiểm sức khỏe, để đở mất thì giờ tìm kiếm lương y, để được tráng kiện và vui sống những ngày tháng qua nhanh trên thế gian này; và nếu khéo dưỡng sinh thì giờ phút lâm chung sẽ êm xuôi và ít tốn kém.
Đây là quyển sách quí với những thông tin khả tín, thuyết phục đọc giả phải lánh xa đường dưới mọi hình thức. Xả hội loài người vì hảo ngọt nên phải lùi vào hố sâu tội lỗi. Đường đưa bao nhiêu người vào cỏi mê lầm. Hitler cũng háu ngọt nên bại trận. Sadham Hussein bị bắt dưới hầm với ba thỏi sôcôla của Mỹ, đã có chiếu trên TV lúc ông ta Çang hä miŒng, có lë ông ta Çang nhÙc ræng. Quân đội Cộng Sản Việt Nam khi sang đánh giặc Pol Pot ở Campuchia vào năm 1979 đã mất nhuệ khí của thời ở đường mòn Hồ chí Minh vì mì ăn liền, bột ngọt và nhất là đường được bồi dưỡng quá dồi dào nên số bệnh binh lên rất cao. Napoleon và quân sĩ phải tháo chạy khỏi Leningrad vì lầm lẫn đường là bổ dưỡng cho cơ thể thêm calori, nên chịu lạnh mùa đông không nổi.
Ngày nay thuốc trị bệnh thường hay bộc đường hay pha nước đường để dễ bán, nhưng đường làm giảm dược tính nên thuốc bị giảm hiệu năng rất nhiều.- Tại sao có Bác sĩ tây y ở Âu Châu phải tìm trị bệnh với Y Sĩ cổ truyền, và cả Tổng thống nước Pháp nữa? Còn tổng thống Roosevelt, Kennedy. …thì sao? Và trẻ thơ bị tiểu đường? Tại sao xưa kia bia dưỡng thai, bây giờ bia lại phá thai!? Bỏ ăn đường thì kinh nguyệt không đau? Thuốc hút nào không sinh ung thư?…Tại sao nhiều vị tu thiền mà không tiến?
Kính mời quí vị đọc Khổ Ách Của Đường để thấu suốt nổi khổ của toàn thể loài người.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 1: PHẢI TỈNH GIÁC
(It’s necessary to be personal)
Xưa kia tôi là gã nghiện đường. Tôi không thể quên được hoàn cảnh khó xử giữa nàng Gloria Swanson và một viên đường.
Buổi họp đựơc nhóm vào buổi cơm trưa tại văn phòng Biện lý, đường số 5 ở Nữu Ước. Mọi sự đều bình thường khi tôi khẽ nhón chân bước vào. Cô Swanson linh hoạt và sâu sắc hơn mọi người, dời khỏi chiếc ghế kế bên để dành chỗ cho tôi. Vì chưa từng gặp Cô ngoài màn ảnh, và vì bất ngờ nên tôi bị bở ngở khi đón tiếp Cô.
Người phân phối thức ăn xuất hiện với các món thường dùng cho buổi cắm trại; có cả bình cà phê và khay đường viên. Các đồng nghiệp của tôi, là Phóng viên của các tờ nhật báo ở Nửu Ước, tiếp tục tranh cải sôi nổi khi thức ăn chuyền đi quanh phòng. Tôi bốc giấy bao chiếc săn uýt, bật nấp bình càphê, và lấy một viên đường. Vừa thấy tôi lột giấy bao đường, Nàng khẽ nói với một giọng ra lệnh: “Món ấy là thuốc độc”, và rú lên :” Bạn ơi, bỏ ngay xuống đi, em chả có thứ đó trong nhà!”. Tôi như lùi khỏi vực thẩm, rồi tôi nhìn Nàng. Ôi đôi mắt xanh rộng mở, hàm răng rắn chắc kia rạng rỡ trong nụ cười. Tôi như đứa trẻ bị bắt gặp bỏ sót chiếc găng tay trong lọ bánh ngọt, nên đành bỏ viên đường xuống. Trước mặt nàng, tôi không thấy món nào vừa được phân phối. Nàng tự đem đến một chiếc bánh, trên mặt không có rải một thứ gì cả. Nàng tặng tôi một mẩu nhỏ. Ăn xong, tôi bộc bạch với cô: “Cô ơi, tôi chưa từng ăn món nào ngon như thế này!”
Chúng tôi đã từng nghe nhiều giai thoại về lối dưỡng sinh ngoại lai của Cô Swanson. Nhiều vần thơ đã ca ngợi nhan sắc của nàng không bị thời gian tàn phá. Ngồi kề bên, mắt nhìn mắt, thật khó mà ngờ vực đức hạnh đứng đắn của nàng. Nàng khẽ nói: “Em thường bất bình khi nhìn người ta ăn thuốc độc.-Nhưng mọi người phải tỉnh giác nhận ra đó là thuốc độc. Thật là khó anh nhỉ. Thiên hạ có thể nhai thủy tinh xay nhuyển trước mặt em mà em không rùn mình đâu nhé; cứ làm thử xem…Hãy thách thức em pha đường vào càphê đi? - Ăn đường trắng hả, ta tự sát thôi!!” Em có quan tâm đến cuộc sống kẻ khác anh nhỉ.
Rồi nàng cắn nhanh miếng bánh trong nụ cười. Tôi bị ám ảnh suốt bao ngày. Mỗi lần định sờ đến đường, tôi bèn giật người thối lui, rồi tơ vương đến lời răn của nàng. Ta chỉ biết ta mê nghiện điều gì khi ta nhất quyết không làm điều ấy nữa.
Tôi nhận ra là tôi quen ăn đường, rất say mê đường. Tôi muốn từ bỏ mà không biết làm cách nào. Tôi mê nhiễm đường từ bao lâu rồi.?? Có lẽ tôi nghiện nó từ lúc còn trẻ; vì kỷ niệm về giờ cơm tại nhà với gia đình là nổi khổ tâm phải nuốt nhanh miếng thịt với khoai tây, để bước vội lên thiên đàng: món tráng miệng ngọt lịm!!
Bà tôi luôn trữ một bao đường củ cải Michigan cở một trăm cân Anh ở phòng chứa thực phẩm phía ngoài nhà bếp; có chiếc muỗng to bằng thiếc nằm bên trên. Khi tôi hái bồ công anh cho bà làm rượu lậu, trong thời kỳ có luật cấm nấu và bán rượu phi pháp( 1920-1933), thì Bà đem rửa, cho vào bình thật to, rồi raỉ đường và chanh cho mau dậy men. Tôi còn nhớ khi trời vào thu, Bà cũng raỉ đường lên bánh mứt đào và táo, lên các lọai bánh, vào các thùng lớn có trái đào, mận đang sôi sục, để đóng hộp. Đường thường thâm nhập vào các món khoái khẩu làm với cà chua, và các loại rau củ ngâm dấm.
Khi tôi đi học về thì cô Moulton, Cô láng giềng và là tay đầu bếp của gia đình, hay trao cho bánh mì mới ra lò, có trét bơ, và có rải đường nâu trên mặt.
Có điều dễ nhớ mà khó tin về cuộc sống ở một thị trấn thuộc miền Tây trung bộ cách đây năm mươi năm, mà giờ đây đã thoáng qua mất. Gia đình kiểm soát hết thảy các món ăn nào trẻ con cho vào bụng. Cha mẹ chăm sóc bảo vệ con cái. Ai cũng biết cha mẹ cho phép và cấm ăn món gì. Lén ăn bánh mì thịt bằm hay uống một chai Coca còn khó hơn cướp ngân hàng hay bỏ đi lễ nhà thờ ngày Chúa Nhật.
Thị trấn có một nhà hàng, trước kia là quán ruợu các tay giang hồ thường lui tới. Nếu tôi vào cửa hàng với đồng 5 xu để mua thức ăn, thì người chủ tiệm hay báo cha tôi ở văn phòng bằng điện thoại. Rồi khi về nhà Ông cứ rầy mắng tôi mãi. Ba cửa hàng tạp hóa đều có quầy kẹo và tiệm thuốc tây ở góc đường có bình nước ngọt màu mè. Kem lạnh làm ở nhà, chỉ được ăn vào ngày Chúa nhật. Kem có thể đặt mua ở quầy thuốc tây trong vài dịp lễ và phải nhanh chân kẻo hết. Nước đá và tủ lạnh là chuyện mộng mơ thuộc về năm 2001.
Phải ăn sáng trưa chiều tại nhà, có Cô Moulton canh chừng, nếu không ăn thì nhịn đói thôi. Không cách nào mở thùng nước đá mà thiếu vắng cô. Lúc ấy tủ lạnh trong nhà tôi là cái thứ nhất trong thị xã. Viên nước đá làm tại nhà là một sự sáng chế kỳ lạ, bí hiểm hơn máy thu thanh. Hầm rượu bỏ trống, việc trử thức ăn trong chai, hộp đành nhường lại cho thức ăn mua ở cửa hàng.
Nước ngọt, Coca… không có trong nhà- rượu Canada Dry có bán tại địa phương nhưng riêng bố uống thôi. Mãi về sau khi tôi lên tám, một du khách mới gieo rắc cho ý tưởng trụy lạc về kem lạnh nổi lều bều trong cốc nước ngọt. Chúng tôi có thể biết những món ấy từ lâu, nếu được xem cuốn phim đồi bại - nhưng lọai phim này bị cấm xem; rạp thì ở bên kia đường tàu hỏa. Kẹo bông gòn, các lọai mứt đều bị cấm chỉ cũng như phim. Chúng tôi được răn dạy: -Nó làm con bệnh. Thế mà khi chúng tôi lưu ý gia đình rằng có mấy đứa trẻ ăn kẹo mà không hề hấn gì, thì những ánh sáng khoa học này không lay chuyển được cha mẹ.
Tôi phạm tội đầu tiên tại Hồ Thủy Tinh (Crystal lake). So với thị xả tôi đang ở thì Hồ Thủy Tinh giống như Babylon hay Las Vegas. Có sòng bạc trên mặt nước, nơi đó khách thập phương đến khiêu vũ trong bóng mờ với ban nhạc tự xưng là của Hollywood. Có sân đánh golf, quần vợt, có thuyền chạy nhanh, có người Da Đỏ bán rổ đan tay cho du khách cuối tuần. Có gái hút thuốc, trai ngực trần đến bơi về đêm. Các cây xăng ở lề đường với chiếc lều cất gần bên, trong có các chai nước ngọt đủ màu luôn nằm trên nước đá: Cam, anh đào, dâu tây, chanh và nước gì đó gọi là Green River. Màu nước nho tím đậm làm tôi ngây ngất. Ở nhà có được nếm món đó bao giờ đâu. Tôi bắt đầu thầm mơ đến đô thị mê ly này.
Tôi còn nhớ lần đầu tôi lén lục lọi ví tiền của mẹ đang ngủ trưa, tôi chỉ lấy 5 xu, mỗi lần 5 xu thôi. Tôi không dám lấy đồng 10 xu nếu không có đồng 5 xu. Hai chai có thể là quá liều lượng khiến nướu răng tím ngắt và răng có thể bị tiêu mòn.
Chúng tôi trải qua mấy mùa hè tại Hồ Thủy Tinh, cho đến khi tôi đựơc 12 hay 13 tuổi. Vào thời cao điểm mùa đông, tôi làm được 75 đô la mỗi tuần, cả một gia tài kết sù thời ấy. Tôi là tay dương cầm hào phóng nhạc Jazz trên đài phát thanh. Nhưng tôi lại không đủ tài khoản để viết ngân phiếu trả cho cái quán bên đường! Nếu tôi không kiềm chế được thói quen khát nước nho, tôi bèn nói láo, gian lận và trộm cắp để đủ tiền trả.
Cái ngày mà giọng hát tôi biến đổi thì cũng là lúc nghề nghiệp trên sóng phát thanh bắt đầu kết thúc.Khi tiếng hát của tôi mất giọng trẻ thơ thì chả ai còn đoái hoài đến lối đánh dương cầm của tôi. Tuổi dậy thì đem lại nhiều điều đáng sợ. Mặt, cổ và lưng nổi lên mụn mủ xấu xí.Thoạt đầu tôi cho là phong cùi nên có cầu nguyện đôi lần. Trước kia tôi chả bao giờ nhìn những đứa trai lớn tuổi hơn bị cái chứng này. Có lẽ tôi không để ý cái xấu của họ mà chỉ thấy cái xấu của tôi. Tôi hổ thẹn khi mặc quần đùi, dù đó là thời trang. Cô y tá gia đình khuyên nên dùng kem Noxzema. Cô giặc đồ thì rùng mình vì vết mủ máu trên quần áo!
Giờ đây tôi khổ đau vì tội lỗi. Nếu có ai đó hiểu tôi để chỉ cho tội lỗi phạm vào thời ấy thì tôi đã được cứu rỗi qua bao năm u mê rồi!! Nhưng ai có thể hiểu được thói mê đường thầm kín của tôi? Bác sĩ gia đình đâu rồi?
Đấy nhé, thị xã chúng tôi có một ông, nhưng không phải Bác sĩ Marcus Welby. Nhà ông đối diện nhà chúng tôi bên kia đường và một nổi hãi hùng mà thị xã phải cam chịu là ý tưởng về việc cấp cứu có thể xãy ra, mà chỉ có mỗi Bác sĩ Hudson có thể tiếp trợ! Bác sĩ Hudson lại nghiện ma túy. Tôi không dám nói xấu ông!? Ông Bác sĩ “lè phè này” đôi khi đi vòng quanh phố như kẻ sống dở chết dở. Ông có văn phòng bằng gỗ phía sau nhà. Lúc trời sẩm tối, trẻ nít hay núp ở cửa sổ và lén nhìn Ông nằm trên ghế nệm da đang mơ màng trong khói thuốc. Khi có tai nạn ở thị xã, các lính cứu hỏa tình nguyện thường phá cửa văn phòng, xịt nước vào ngưòi ông, rồi chờ ông làm việc như buộc nẹp garô cầm máu trên cánh tay một nông dân bị kẹt vào máy đập lúa; rồi họ lập tức đưa nạn nhân qua thị xã gần bên. Nếu quí vị có điều kiện như chúng tôi, quí vị có thể mời Bác sĩ bên ấy bằng điện thoại.
Do đó chả bao giờ gặp được ông, trừ phi chúng ta tốt bụng và có bệnh. Ôi thật là kinh khủng!! Tôi đến nha sĩ mỗi năm hai lần. cái mốt thời đại đấy. Nha sĩ cho biết sâu răng là do ăn quá nhiều đường Nhưng tôi chưa bao giờ nghe vị Bác sĩ nào mở miệng nói về điều ấy cả!
Quí lão bà khả kính xưa kia hay nói về ăn uống vô độ: “Mê ăn làm con bệnh, con đau bụng, bị ói mửa v..v.” Làm sao tôi tìm được tương quan giữa ghẻ chốc và các thói hư thầm kính của tôi; các đứa trai khác cũng có bệnh về da như tôi vậy. Rồi tôi lại nghe đồn rằng cái bệnh của tôi là do thủ dâm quá độ.
Người bạn tôi có người anh đang học trường Dòng Thiên Chúa ở Chicago để thọ chức Linh Mục. Anh là người lão luyện về môn giới luật tình dục. Anh loan tin rằng trong địa phận Dòng Thánh ở Chicago, thủ dâm là tội nhẹ. Ai phạm lỗi này ở Michigan thì phải chết, còn ở Illinois bạn có thể phạm tội này ban đêm, giặt quần sáng hôm sau rồi nhập cuộc cùng Hội Thánh.
Tôi bắt đầu nhận chìm nỗi buồn của tôi trong cốc sữa pha mạch nha vào thời còn trung học. Nhà đã dọn về thành phố, và tôi phải đi nhiều dặm đường mới đến trường. Tôi được cấp 10 xu mỗi ngày để đi xe điện khứ hồi. Ăn trưa với các thức ăn trong lớp ư? Nào tôi có chịu đem theo săn uýt và trái cây. Tầm thường quá. Cơn khủng hoảng kinh tế đang hoành hành, sinh hoạt gặp khó khăn. Đại hạ giá một ly sôcôla có mạch nha. Mười xu một ly cỡ thật bự. Suốt hai năm tôi bách bộ đêm ngày dù mưa hay nắng để có đủ 10 xu mỗi ngày và 5 ly hằng tuần, quá tuyệt. Mụn mủ trở nên tệ hại hơn. Nước búp sen ở sân vận động của trường hành xác tôi đau đớn quá. Rồi tôi lại nghe ai đồn rằng mụn mủ là do ức chế tình dục; buông xả đi sẽ không có bệnh đó. Tôi muốn lao vào phương thức trị liệu này để hết ngay các u nhọt.
Ở sân trường trung học, không ai được phép hút thuốc. Thuốc lá quá đắt đỏ, và hút thuốc được xem như là thiếu nam tính. Nhiều nam sinh cố bỏ thuốc lá để mong được gia đình thưởng cho
chiếc Ô tô Ford mui trần khi tốt nghiệp lớp 12.
Tôi thích hút chớ không chịu mua thuốc. Tôi luôn móc túi để trả tiền các món ngọt.
Một môn học chán phè là lớp tập thể dục, Học sinh phải bơi lội, chạy đều bước, chơi bóng chuyền, hay cử tạ cho đủ số giờ ấn định trong tuần. Phiếu vào lớp được đục lỗ, dứt khoát phải thế. Hằng năm có khám sức khoẻ qua loa. Nếu bạn hỏi vị bác sĩ trẻ về bệnh chứng nào đó đã phiền hà bạn thì ông ấy tỏ vẻ cẩn thận, tránh giẫm lên địa phận của sở y tế địa phương. Ông thường bảo: “Hãy về gặp bác sĩ gia đình để trị bệnh đó”. Nhiệm vụ của ông ta là tìm ruột thòng, và bệnh lở bàn chân do nấm.
Vào dịp nghỉ hè tôi quá giang đi hằng ngàn dậm và sống nhờ Pepsi Cola. Mãi đến lúc viếng miền Nam, ngay lần đầu một cô nàng đưa tôi vào gặp cái món gọi là Cocain, có bán tại tiệm nước ngọt, được pha với rất nhiều nước đá đập nhỏ, vani, sirô và sô đa. Ở miền Bắc nó được gọi là côca côla. Miền dưới kia nó thường được dùng để trị nhức đầu theo cách của người Da Đỏ.
Sau hai năm đau khổ ở Đại Học Cộng Đồng, tôi đành bỏ học. Đối diện cuộc đời không mảnh bằng cấp trong tay là cả sự liều lỉnh. Nhưng tôi ngửi thấy thêm một cuộc chiến tranh sắp đến lúc đàm phán. Tôi phải chọn lựa giữa nhà tù Leavenworth và trận mạc.
Mùa hè năm 1965, tôi gặp một người thông tuệ gốc phương Đông, một triết gia Nhật Bản trở về sau nhiều tuần ở Sàigòn. Ông cho biết: “Nếu quí ông muốn chiến thắng quân Bắc Việtnam thì phải thả xuống cho chúng các món PX như là đường, kẹo, và Coca cola. Mấy thứ đó tiêu diệt họ nhanh hơn bom.”.(If you really expect to conquer the North Vietnamese, you must drop Army Pxs on them: sugar, candy, and Coca cola. That will destroy them faster than bombs) (LND: Sadham Hussein bị bắt dưới hầm với 3 thỏi sôcôla, có chiếu trên đài TV)
Mời các bạn đón đọc Đường Là Khổ Ách của tác giả Georges Ohsawa.