Tên khác: Bốn Màn Hí Kịch – Cấp Thâm Ái Đích Nhĩ
Edit: Hoàng Yến, CP88
"Đã yêu một đóa hoa, xin cùng hoa nở rộ, đã yêu thương một người, xin cùng người lớn lên, mỗi người đều là một đóa hoa nở rộ rồi tàn úa, xin hãy lưu lại khoảnh khắc đẹp nhất này."
***
Anh biết tình yêu của em với hải dương xanh chỉ đứng sau anh.
Vậy nên em sẽ ở nơi sâu nhất của biển rộng này, dành cho anh tình yêu đẹp đẽ nhất, sâu nặng nhất của em.
Em yêu anh, Nhiếp Diệc.
***
Trong truyện, Phi Phi là một cô gái được bao quanh bởi hàng tỷ tin đồn thất thiệt, ví dụ như nhà giàu mà học dốt, chủ động theo đuổi Nguyễn Dịch Sầm, ghen tuông với hotgirl viện thiết kế nên chạy đi đánh người ta, rồi bị Nhiếp Nhân dọa tung ảnh giường chiếu, nhất là trong chương 6 này, có người viết thư nặc danh tố cáo Phi Phi dựa hơi thầy giáo, tác phẩm tạo nên tên tuổi của bạn ấy lại là do thầy giáo một tay làm giúp. Chắc chắn mấy tình tiết máu chó này không phải là ngẫu nhiên.
Còn nhớ trong màn 1, sau khi Phi Phi bị tung tin đồn là đánh nhau với hotgirl vì ghen, bạn nhóm trưởng clb chụp ảnh đã hỏi bạn ấy: “Em có muốn làm cho ra nhẽ không?”, Phi Phi đã trả lời: “Em không định ra tranh cử chức hội trưởng hội học sinh, không cần phải giải thích, giải thích rồi cũng đâu được cái gì đâu.”, nhưng mà ngay trong chương này, Phi Phi đã nhào vô đánh mẹ con Nhuế Tĩnh rồi đấy. Mấy câu thoại như “Chị có dám tự lột mặt nạ của mình ra không?”,”Tôi muốn làm cho người ta biết bộ mặt thật của chị” của Nhuế Tĩnh thật là đầy thâm ý.
Còn nhớ trong màn 1, sau khi Phi Phi bị tung tin đồn là đánh nhau với hotgirl vì ghen, bạn nhóm trưởng clb chụp ảnh đã hỏi bạn ấy: “Em có muốn làm cho ra nhẽ không?”, Phi Phi đã trả lời: “Em không định ra tranh cử chức hội trưởng hội học sinh, không cần phải giải thích, giải thích rồi cũng đâu được cái gì đâu.”, nhưng mà ngay trong chương này, Phi Phi đã nhào vô đánh mẹ con Nhuế Tĩnh rồi đấy. Mấy câu thoại như “Chị có dám tự lột mặt nạ của mình ra không?”,”Tôi muốn làm cho người ta biết bộ mặt thật của chị” của Nhuế Tĩnh thật là đầy thâm ý.
Đường Thất cũng đã tỏ rõ quan điểm của mình trước những tin đồn rồi: Tôi là một nghệ thuật gia, mà người làm nghệ thuật đều ít nhiều gây tranh cãi, tôi không thèm để mắt đến những thị phi xung quanh đâu, nhưng tôi không muốn người thân của mình bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của tôi. Lời của Nhiếp Diệc về những người bị chướng ngại nhân cách ở trên như tát thẳng vào mặt vào mấy kẻ nào đó, Phi Phi nghĩ rằng ta không nên chấp những kẻ bị chướng ngại nhân cách, nhưng Nhiếp Diệc lại nói họ không nên được khoan dung, cho nên Đường Thất nghe lời Nhiếp nam thần chạy đi tìm luật sư
Đường Thất cũng đã tỏ rõ quan điểm của mình trước những tin đồn rồi: Tôi là một nghệ thuật gia, mà người làm nghệ thuật đều ít nhiều gây tranh cãi, tôi không thèm để mắt đến những thị phi xung quanh đâu, nhưng tôi không muốn người thân của mình bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của tôi. Lời của Nhiếp Diệc về những người bị chướng ngại nhân cách ở trên như tát thẳng vào mặt vào mấy kẻ nào đó, Phi Phi nghĩ rằng ta không nên chấp những kẻ bị chướng ngại nhân cách, nhưng Nhiếp Diệc lại nói họ không nên được khoan dung, cho nên Đường Thất nghe lời Nhiếp nam thần chạy đi tìm luật sư
***
Đẩy cửa sổ ra, cơn gió tháng mười một lạnh lẽo ập vào mặt khiến tôi hắt xì một cái. Mùi nước thuốc trong phòng bỗng chốc tản ra, hương hoa mai vàng dìu dịu theo gió ùa đến. Người ta gọi mặt trời mùa đông là mặt trời lạnh lẽo, bởi vì tuy nó rực rỡ nhưng lại không mang hơi ấm. Tôi thích mặt trời, đặc biệt là mặt trời mùa hạ, khi đang phơi nắng ở dưới vầng dương khiến con người ta như muốn bốc hơi mà được nhấm nháp một cốc kem ly thì tuyệt không gì bằng. Nhưng Nhiếp Diệc lại thích mặt trời lạnh lẽo như thế này.
Dưới ánh mặt trời nhàn nhạt, vườn mai vàng đương nụ rạng rỡ sinh sôi, tựa như một màn sương vàng ươm được đính thêm những miếng vàng lóng lánh. Sâu trong vườn mai, có một chiếc cầu đá nhỏ bắc qua sông Phi Phi, hai bên cầu có những tượng Phật bằng đá nằm u tĩnh, Nhiệp Diệc đang đi đến giữa cây cầu đá, theo sau là trợ lý Chử vận đồ tây thẳng thớm. Tôi hít sâu một hơi, giơ tay phải lên, ra sức kéo dài âm thanh của chính mình, dùng một tâm trạng sảng khoái như tù nhân mới được phóng thích, hướng về bóng lưng của anh ta hô to một tiếng như trêu đùa: “freedom”. Liền nhìn thấy bóng lưng anh tuấn đang khoát chiếc áo ba-đờ-xuy bằng lông cừu tối màu vì tiếng hét “freedom” mười phần vang dội của tôi mà nghiêng ngả, trợ lý Chử nhanh tay đỡ lấy anh ta. Sau khi định thần lại, anh ta xoay người, mặt không biến sắc nhận lấy chiếc di động do trợ lý Chử đưa tới, đứng nhìn tôi từ phía xa. Chưa đến ba giây, giọng nói của anh ta vọng ra từ chiếc loa nhỏ đặt trong phòng: “Nhiếp Phi Phi, làm ba việc, đóng cửa sổ, cởi giày, đắp chăn lên cho tôi.”
Giọng nói của Nhiếp Diệc vừa trầm thấp vừa lạnh lẽo, lúc 22 tuổi anh ta từng được trường Y (*) giữ lại làm giảng viên trong một năm, nghe nói năm đó có đến 70% nữ sinh được anh ta dạy tuyên bố rằng chỉ cần nghe giọng nói ấy là có thể yêu mến anh ta cả đời. (* Trường Y ở đây là tên viết tắt chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh, có thể là ám chỉ đại học Yale của Hoa Kỳ, không phải là trường Y dược) Tôi nhìn về phía chiếc cầu đá xa xa kia, trong lòng nhất thời lo lắng nhưng vẫn hất cằm vẫn ngạo mạn nói lại: “Không đóng, đã lâu không được hóng gió tự nhiên rồi.”
Nhiếp Diệc nhẹ giọng: “Không có lựa chọn này”. Tôi hất hàm cao hơn ra điều kiện với anh ta: “Bác sĩ Nhiếp, đối nhân xử thế ôn hòa một chút có được không, đừng hà khắc với tôi quá như thế, tôi chỉ đứng hóng gió ba mươi giây thôi.”G iọng nói của anh ta không chút phập phồng: “Y tá Lâm”.
Khi tôi còn chưa kịp phản ứng, y tá Lâm bị tôi bắt đi rót nước một phút trước bất thình lình xông tới, “phạch” một tiếng đóng sập cửa sổ, giây tiếp theo đã kéo tôi về giường, tôi theo bản năng lay lắt bám chặt vào khung cửa, quát to vào trong chiếc loa: “Nhiếp Diệc, chúng ta mỗi người lùi một bước, nhìn anh đi khỏi vườn rồi tôi sẽ lên giường nằm ngay, tôi cam đoan.” Anh ta cân nhắc khoảng ba giây, đổi tay cầm chiếc điện thoại: “Y tá Lâm, mang áo ngủ khoát thêm cho cô ấy”. Ngừng một chút, anh ta đổi giọng: “Không, quấn lên.” Tôi được bọc chiếc áo ngủ làm bằng lông cừu của Nhiếp Diệc do y tá Lâm mang tới, đứng sau ô cửa sổ thủy tinh, mặt đối mặt với cái người đang đứng trên cầu đá là anh ta. Để làm một nhà nhiếp ảnh dưới nước, nhất định phải có một đôi mắt sáng, thị lực của hai mắt tôi đều đạt 1.5 độ, nếu muốn nhìn rõ gương mặt của Nhiếp Diệc từ khoảng cách này cũng không phải là chuyện khó. Thị lực của anh ta kém hơn tôi nhiều, quan sát tôi như vậy, cùng lắm cũng chỉ có thể thấy được tôi có cài kín cổ áo ngủ hay không mà thôi. Mà rất có khả năng là anh ta đang cố nhìn cái này.
Mời các bạn đón đọc Tứ Mạc Hí của tác giả Đường Thất Công Tử.