Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang

Trong tác phẩm Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang ( 1967 ) nhân vật chính là Hoàng, đờn guitar rất giỏi nên có biệt danh là Hoàng guitar, Hoàng có địa vị cao trong một băng du đãng , sau đó muốn hoàn lương, về mở lớp dạy đàn, nhưng đồng bọn vẫn muốn kéo anh vào những việc bất lương. Ngày cuối vì mong có điều kiện xây dựng tương lai hạnh phúc, anh đã nhận lời làm một phi vụ cuối cùng và bị lộ. Những phát đạn oan nghiệt cắm sâu vào lưng Hoàng như những vết thù đời không bao giờ xoá được và cũng chấm dứt kiếp ngựa hoang.

***

Duyên Anh sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại Thái Bình Bắc việt mất ngày 6 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp (nhằm ngày 29 tết). Ông đã xuất bản năm mươi tác phẩm văn chương. Năm 1975, bị coi như "một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của Việt Nam", chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung. Ông được tự do nhờ Amnesty International và Pen Club International can thiệp. Vượt biển sang Pháp, ông viết lại và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà văn lừng danh coi Duyên Anh là "nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia". Chưa một người Việt Nam nào tạo nổi sự vinh dự cho dân tộc ở tư thế lưu vong như Duyên Anh. Tự tin vào tài năng và sự phấn đấu của chính mình, ông đã bước lên mọi nghịch cảnh, bước qua mọi oan khiên để giành một chỗ đứng trên vũ trụ văn học quốc tế như một tiểu thuyết gia đầy đủ tư cách.

Tác Phẩm Đã Xuất Bản

  • Hoa Thiên Lý (Tập truyện ngắn 1963)
  • Thằng Vũ (Truyện dài 1963)
  • Điệu Ru Nước Mắt (Truyện dài 1963)
  • Giấc Mơ Một Loài Cỏ - Luật Hè Phố 1 (Truyện dài 1965)
  • Con Suối Ở Miền Đông - Luật Hè Phố 2 (Truyện dài 1965)
  • Dzũng Đakao (Truyện dài 1965)
  • Chương Còm (Truyện dài 1965)
  • Dấu Chân Sỏi Đá (Truyện dài 1966)
  • Sa Mac Tuổi Trẻ (Truyện dài 1966)
  • Kẻ Bị Xóa Trong Sổ Bụi Đời (Tập truyện ngắn 1966)
  • Ảo Vọng Tuổi Trẻ (Truyện dài 1967)
  • Cỏ Non (Tập truyện ngắn 1967)
  • Gấu Rừng (Truyện dài 1967)
  • Mây Mùa Thu (Truyện dài 1967)
  • Ngày Xưa Còn Bé (Truyện dài 1967)
  • Trần Thị Diễm Châu - Châu Kool (Truyện dài 1967)
  • Vết Thù Hằng Trên Lưng Con Ngựa Hoang (Truyện dài 1967)
  • Năng Nợ Giang Hồ (Truyện dài 1967)
  • Bồn Lừa (Truyện dài 1967)
  • Chính Trị Giao Chỉ (Thương Sinh, Phóng sự 1967)
  • Đầm Giao Chỉ (Thương Sinh & Gã Thâm, Phóng sự 1967)
  • Rồi Hết Chiến Tranh (Truyện dài 1968)
  • Ánh Mắt Trông Theo (Truyện dài 1968)
  • Thằng Côn (Truyện dài 1968)
  • Trường Củ (Truyện dài 1968)
  • Thơ Văn Búp Bê (Tập truyện ngắn 1968)
  • Tuyển Truyện Tuổi Thơ (Tập truyện ngắn 1968)
  • Đi Tàu Suốt (Thương Sinh, Phóng sự 1968)
  • Yêu Tiền (Thương Sinh & Gã Thâm, Phóng sự 196?)
  • Ánh Lửa Đêm Tù (Tập truyện ngắn 1969)
  • Cầu Mơ (Truyện dài 1969)
  • Mơ Thành Người Quang Trung (Truyện dài 1969)
  • Tuổi Mười Ba (Truyện dài 1969)
  • Mặt Trời Nhỏ (Truyện dài 1969)
  • Tuyển Truyện Duyên Anh (Tập truyện ngắn 1970)
  • Nhà Tôi (Truyện dài 1970)
  • Lứa Tuổi Thích Ô Mai (Truyện dài 1970)
  • Đàn Bà (Truyện dài 1970)
  • Tên Một Loài Hoa Quê Hương (Truyện dài 1970)
  • Giặc Ôkê (Truyện dài 1971)
  • Hưng Mập Phiêu Lưu (Truyện dài 1971)
  • Ngựa Chứng Trong Sân Trường (Truyện dài 1971)
  • Nước Mắt Lưng Tròng (Truyện dài 1971)
  • Áo Tiểu Thư (Truyện dài 1971)
  • Con Thúy (Truyện dài 1972)
  • Phượng Vĩ (Truyện dài 1972)
  • Thằng Khoa (Truyện dài 1972)
  • Về Yêu Hoa Cúc (Truyện dài 1972)
  • Thư Tình Trên Cát (Truyện dài 1972)
  • Bò Sửa Gặm Cỏ Cháy (Tâm bút 1972)
  • Hạ Ơi (Truyện dài 1973)
  • Đêm Thánh Vô Cùng (Tập truyện ngắn 1973)
  • Cám Ơn Em Đã Yêu Anh (Truyện dài 1974)
  • Hôn Em Kỷ Niệm (Truyện dài 1974)
  • Cây Leo Hạnh Phúc (Truyện dài 1974)
  • Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần (Tập truyện ngắn 1975)
  • Đồi Fanta (Truyện dài 1982)
  • Sỏi Đá Ngậm Ngùi (Truyện dài 1985)
  • Một Người Tên Là Trần Văn Bá (Truyện dài 1985)
  • Bầy Sư Tử Lãng Mạng (Truyện dài 1986)
  • Một Người Nga ở Sài Gòn (Truyện dài 1986)
  • Thơ Tù (Thơ 1987)
  • Nhánh Cỏ Mộng Mơ (Truyện dài 1987)
  • Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường (Truyện dài 1987)
  • Nhà Tù (Hồi ký 1987)
  • Trại Tập Trung (Hồi ký 1987)
  • Sài Gòn Ngày Dài Nhất (Hồi ký 1988)
  • Nhìn Lại Những Bến Bờ (Hồi ký 1989)
  • Em, Tôi, Sàigòn và Paris (Thơ 1989)
  • Ngược Giòng Chữ Nghĩa (Tâm bút 1991)
  • Ca Dao Quyện Lấy Miếng Ngon Dân Tộc: Nấu Nướng Dân Gian (Tâm bút 1995)
  • Về Với Ca Dao (Tâm bút 1995)
  • Vỡ Lòng Ca Dao (Tâm bút 1995)
  • Những Đứa Trẻ Con Mỹ Hẩm Hiu (Truyện dài 1995)
  • Hồn Say Phấn Lạ (Truyện dài 1996)
  • Tuổi Bướm Sầu (Truyện dài chưa xuất bản)

***

Đứa bé vẫn không chịu ăn uống gì. Ly sữa trước mặt nó đã nguội và đóng váng. Nó ngồi xếp chân vòng tròn, đầu tóc rũ rượi, nước mắt nhễ nhãi, mũi chạy xuống miệng. Trông nó giống hệt con búp bê cũ kỹ, bị vất vào xó nhà. Hàng hóa của Du chột đấy. Món hàng đáng giá trăm ngàn.

Du chột bắt cóc đứa bé tự chiều hôm qua. Nó đã nhắm con mồi ngót hai tuần lễ. Đứa bé con gái năm tuổi, con một thương gia, học lớp mẫu giáo trường Măng Non. Du chột kết thân với gã đầy tớ, ngày hai buổi đưa, rước đứa bé đi học, về học. Nó cho đứa bé nhiều kẹo bánh nên đứa bé mến nó lắm, Du chột thay chân gã đầy tớ của ông thương gia, dắt đứa bé vô lớp, chào hỏi cô giáo. Rồi cũng chính nó, giờ tan học, xuất hiện sớm nhất, dẫn đưa bé ra khỏi cổng, giao cho gã đầy tớ.

Các cô giáo quen mặt Du chột. Gã đầy tớ tin ở lòng tốt, tin ở tình bạn của Du chột, không nghi ngờ điều gì. Vả lại, gã thiếu trí khôn để nghi ngờ. Thuốc lá, cà phê, phở đã làm gã coi Du chột như thứ “mòng” trời run rủi cho gã gặp mà hưởng thụ.

Con đường ngắn dần và hết chông gai. Du chột tới trường sớm nửa tiếng, xin phép cô giáo cho đứa bé về đi ăn giỗ. Cô giáo vui vẻ trao đứa bé trong tay Du chột. Nó gọi tắc xi, dẫn đứa bé vào sào huyệt của nó. Du chột đã “chơi” một “vố” thật nhẹ nhàng, bay bướm. Nó qua mặt tất cả. Bọn đàn em phục Du chột sát đất.

Chỉ tiếng đồng hồ sau, ông thương gia đã biết tin con mình bị bắt cóc qua máy điện thoại. Du chột, từ một phòng điện thoại công cộng, đặt giá chuộc đúng trăm ngàn. Lối dọa của nó đã cổ điển. “Nếu báo cảnh sát, nó sẽ thủ tiêu đứa bé”. Nó hẹn sẽ “thảo luận” lại.

Du chột thừa kinh nghiệm bắt cóc rồi. Vụ này là vụ thứ bảy. Khi những sòng bạc của nó bị “băng” khác trên chân hơn “băng” của nó “xâm lăng” và tước đoạt quyền thu thuế canh gác, Du chột kẹt tiền bạc. Nó nghĩ cách làm tiền khác tức là bắt cóc trẻ con đòi tiền chuộc. Du chột nghiên cứu kỹ lưỡng, vẽ chương trình, kế hoạch tỉ mỉ trước giờ hành động. Trái hẳn với đường lối bắt cóc con nít bán rẻ cho bọn buôn người. Du Chột phải điều tra xem gia đình con mồi của nó có thương con cái không, thương tới mức độ nào. Bố mẹ càng thương con chừng nào, Du chột càng chắc ăn chừng ấy. Nó sẽ lãnh tiền chuộc ngon lành, cảnh sát không hề hay sự tình. Và Du chột đã thành công cả sáu vụ.

Đứa bé bỗng lại khóc thét lên. Nhưng cái hầm chứa đồ sa thải của hãng thầu quá rộng, qua kín, tiếng khóc của nó không thoát ra được. Tên gác dan trông coi kho của hãng là đàn em thân tín của Du chột. Ai dám ngờ dưới hầm chứa đồ cũ là nơi giữ con mồi của “băng” Du chột? Tên canh con mồi nằm dài trên chiếc ghế bố nhà binh, gối đầu lên chồng tiểu thuyết kiếp hiệp, tắt vội cái máy thu thanh bỏ túi, ngồi dậy, ngó đứa bé chằm chằm.

Mời các bạn đón đọc Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang của tác giả Duyên Anh.