- Thực phẩm của các vị thần là gì?
- Người Aztec đã làm chocolate sủi bọt bằng cách nào?
- Bánh quy chocolate chip được làm ra sao?
Để tìm kiếm câu trả lời thú vị cho những câu hỏi trên và biết thêm những điều thú vị khác, bạn hãy đón xem quyển sách Câu chuyện phía sau Chocolate trong bộ sách Câu chuyện phía sau.
***
Đậm đà. Mềm mại. Ngọt ngào. Chocolate mang hương vị mà phần lớn mọi người đều yêu thích. Chocolate thường gắn với một hồi ức vui vẻ. Đó có thể là kỷ niệm về việc ăn một chiếc bánh sinh nhật hay thưởng thức một cốc cacao nóng trong đêm lạnh.
Câu chuyện về chocolate là một câu chuyện dài. Nó bắt đầu cách đây khoảng 3000 đến 4000 năm. Đó là khi con người phát hiện ra cây cacao (kah - KOW). Trước đây, chúng sinh sôi phát triển trong những khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mĩ. Các nhân hạt (còn được gọi là hạt) của cây cacao là thứ trở thành chocolate.
Qua thời gian, sự phổ biến của chocolate được lan rộng. Sản xuất và buôn bán chocolate trở thành một ngành kinh doanh khổng lồ. Đó là vì hiện nay chocolate được tiêu thụ trên toàn thế giới. Con người dường như không thể có đủ chúng.
Cacao hay Cocoa
Từ cacao và cocoa gây ra nhiều sự nhầm lẫn. Trong phần lớn trường hợp, nó có cùng một nghĩa. Cacao có nguồn gốc từ tiếng thổ dân châu Mỹ cổ dùng để gọi loại cây cho chúng ta các sản phẩm chocolate. Cocoa xuất phát từ một lỗi chính tả của từ cacao. Nhưng lỗi chính tả này đã trở nên thông dụng. Ngày nay, nhiều người gọi loại cây đó và hạt của nó là cacao. Nhưng bất cứ thứ gì được làm từ những hạt cacao thường được gọi là cocoa hay chocolate.
Một nhà khoa học gọi “cây chocolate” như thế nào?
Các nhà khoa học thường đặt tên cho các loài cây và các loài động vật. Họ luôn sử dụng từ Latin hoặc Hy Lạp cho những cái tên đó. Theo cách đó, tất cả các nhà khoa học đều dùng chung một cái tên, cho dù họ nói thứ tiếng nào đi nữa. Tên khoa học của cây cacao là Theobroma cacao. Trong tiếng Latin, theobroma có nghĩa là “thực phẩm của các vị thần”.
Mời các bạn đón đọc Câu Chuyện Phía Sau Chocolate của tác giả Sean Stewart Price.