Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Trường Ca Hành

Có người nói với ta: Tên chỉ là một cái phù hào.

Ý nghĩa của câu này đại khái là nói, một người cho dù được gọi thế nào, cũng chỉ là để xưng hô cho thuận tiện, chỉ như thế mà thôi. Bởi vậy, gọi như thế nào cũng không quan trọng.

Thực sự là như vậy sao?

Căn bản không hề có chuyện như thế.

Một người được gọi như thế nào, ở một mức độ nào đó lại mang rất nhiều hàm ý. Xuất thân, bối cảnh gia đình, trình độ bản thân, của cải sở hữu, kỳ vọng của phụ mẫu, ước vọng nội tâm; đứng trong đám đông, những người chung quanh sẽ dùng con mắt gì để nhìn hắn.

Tên gọi tuyệt đối không phải chỉ là một cái phù hào.

Hoặc là phải nói, từ trước đến nay phù hào đều không chỉ là một cái phù hào.

Tên gọi chỉ là một cái phù hào, người nói câu đó, theo ta thấy đều là những kẻ may mắn.

Bọn họ đều phải có sự kiêu ngạo, tài năng hơn người, tướng mạo xuất chúng, ba bữa cơm ăn không phiền não, sau khi chết đi cũng không đem theo gánh nặng gia đình; biết đâu, còn thường xuyên từ trong mắt người khác nhận được hoặc nhiều hoặc ít sự hâm mộ, ghen tị, phẫn hận, lại lộ ra thần sắc không biết phải làm sao.

Những người như thế, thân mình chính là lấp lánh phát quang, như thế nào mà lại đi để ý đến tên gọi?

Lòng ta nổi lên một tia chua xót.

Ta trước nay không phải là một kẻ may mắn như vậy.

Cho nên, khi có người hỏi điều gì, ta lúc nào cũng thận trọng, rất thận trọng hít một hơi rồi mới chậm rãi trả lời.

Cho đến nay, ta từng có vài cái tên hay.

Mỗi cái tên đều như một thanh đao nhỏ, tại lòng ta khắc một vết thật sâu.

Sâu đến nỗi nhiều năm qua đi, ta mỗi lần hồi tưởng lại vẫn còn cảm thấy đau đớn.

Không chút quên lãng mà đau buốt.

Ta một độ còn cho rằng bản thân đã thành công rèn luyện thành một kẻ lãnh khốc.

Thế nhưng trái tim bên ngực trái vẫn không thể làm cho tê liệt.

Vài đêm nào đó, một nhạc khúc xa xưa, một câu nói buột miệng thốt ra, một hình bóng trông như từng gặp, lại sẽ làm ta kịch liệt run rẩy, vỡ ra tầng tầng vảy cũ, buộc ta phải nhìn thẳng vào những vết thương mơ hồ huyết nhục.

Sau này ta mới biết, hết thảy những việc bụi bặm tưởng chừng đã qua ngay từ lúc bắt đầu kỳ thực đều không có qua đi.

Vãng sự như yên1.

Liền như vậy dễ dàng như khói tỏa?

Hôm nay, ta nhắm lại hai mắt, mặc y bào cổ áo đắp băng tằm tuyết trắng, phía sau ba tầng khinh sa2 lả lướt, ngồi ngay ngắn nghiêm trang. Trên án kỷ phía trước bày cổ cầm “Lục Ỷ” vang danh thiên hạ. Trong lư hương điểm vào mười hai ngân tử đều là dị hương đến từ Tây Vực, ta nhắm mắt lại, hơi cố định, ngón tay chậm rãi đặt lên huyền cầm.

Gió nhè nhẹ lướt qua, thổi bay khói sương nhàn nhạt, khinh sa uyển chuyển sóng sóng dập dềnh, hệt như bị thổi nhăn mặt nước ao xuân.

Ta ngồi ngay ngắn sau tấm khinh sa, khách nhân ngồi phía bên ngoài, không ai có thể đương lúc nghe đàn lại tiến vào nội thất quấy nhiễu tiếng đàn, cũng không một ai có thể tùy ý vén lên tấm rèm để nhìn thấy diện mạo của ta. Đó là quy tắc nghe đàn ta đặt ra, kinh thành nơi nơi đều là cảnh đẹp, năng nhân chí sĩ 3 rất đông, phổ bài lại càng nhiều, tiếng tăm có thể dễ dàng gây dựng.

Ta không đến ba tháng, liền trở thành một Trường Ca công tử danh chấn kinh sư, tự đặt mình vào vị trí một ẩn giả4 nho nhã, hết lòng thỏa mãn các vị quý tộc lão gia, thương gia quan lại có tâm tư phong nhã.

Đúng vậy, ta hiện tại gọi là Dịch Trường Ca, là người duy nhất, cái tên do chính bản thân ta đặt ra.

Chính như từ trước đến nay, ta muốn làm nên chuyện, muốn sống qua ngày, đều phải do chính bản thân ta lựa chọn.

Đợi mất ba tháng cuối cùng mới được như ý nguyện, đợi được vị khách nhân bên ngoài tấm khinh sa kia.

Đợi mất ba tháng cuối cùng mới được như ý nguyện, đợi được vị khách nhân bên ngoài tấm khinh sa kia.

Ta khóe miệng cười lạnh, một khi đã đến đây, chẳng lẽ lại để ngươi uổng công một chuyến?

Ngón tay cái vô thức gẩy nhẹ đùa bỡn dây đàn, phát ra một tiếng vọng xa xôi mà bình thản, tựa hồ tiếng chuông oanh nhiễu5 nơi sơn cốc tịch mịch không người. Ta nâng cao bàn tay nhìn thật kỹ: thon thả ôn nhuận, móng tay đạm hồng6, tựa như những cánh hoa lấp lánh trong suốt. Dưới tay áo dài có thêu hoa văn hình sấm, cổ tay quang khiết nhu mĩ7, tinh điêu tế trác8, ngón út phải được ***g hoàng kim chỉ bộ9, vì tiếng đàn phối ngẫu mà góp thêm chút thanh âm hào sảng10.

Đôi tay này, bất cứ ai trông thấy, đều chỉ nghĩ đến phong hoa tuyết nguyệt, thi tình họa ý. Nào có ai biết, đôi tay này đã từng chồng chất những vết thương, để được sống, một kẻ nông dân thấp kém cơ hồ có thể làm tất cả mọi việc trên đời?

Xuống chút nữa, chỗ gần mạch môn, có khi đến ngày nay, cho dù sử dụng thuốc trị thương tốt nhất thiên hạ cũng không thể loại bỏ được những vết sẹo màu hồng nhạt. Đó là do tự bản thân ta gây ra, đánh vỡ chiếc chén sứ Thanh Hoa, dùng mảnh gốm cùn, cứa xuống một đường mà thành.

Vãng đi nhiều năm, ta vẫn còn nhớ rõ khoảnh khắc mảnh gốm cứa đứt cổ tay, thấm thía cái sự sắc bén ấy, cùng lúc toàn bộ trái tim chẳng khác nào miệng hố bị bóc tách ra để gió lọt vào tàn phá, chỉ toàn là thống khổ và tuyệt vọng.

Khi đó ta mới mười lăm tuổi, nào đã biết, cái gì gọi là không thiết sống, cái gì gọi là tâm lạnh như tro tàn.

Ta nhận lấy đau khổ, cho dù rõ ràng có thể bỏ qua, nhưng đây là người vô tội bị liên lụy đó? Chẳng lẽ cũng đáng chết?

Đạo trời bất công, ta không hi vọng điều gì, hạnh phúc chính là ta có chính mình.

Ta tụ liễm tâm thần, bắt đầu đạn tấu.

Một trăm hai mươi ngân tử11 một khúc, cho dù chỉ nhìn tiền, cũng không thể thất bại.

Hôm nay là khúc “Trường Môn oán”.

Lời tựa “Trường Môn Phú” của Tư Mã Tương Như viết, ‘Hiếu Vũ hoàng đế Trần hoàng hậu thì đắc hạnh, pha đố. Biệt tại Trường Môn cung, sầu buồn bi tư. Văn Thục quận Thành Đô Tư Mã Tương Như thiên hạ công vi văn, phụng hoàng kim trăm cân vi Tương Như, Văn Quân thụ tửu, nhân vu giải bi sầu chi từ. Nhi Tương Như vi văn dĩ ngộ chủ thượng, Trần hoàng hậu phục đắc thân hạnh.”

(Trần Hoàng hậu của vua Hán Vũ đế được sủng hạnh, nhưng hay ghen, bị đưa ra cung Trường Môn, lòng sầu muộn. Nghe nói Tư Mã Tương Như tại Thành Đô là Kinh đô đất Thục rất giỏi văn chương, mang trăm cân vàng đến gặp Tương Như và Văn Quân, nhờ làm bài văn giải mối sầu bi. Tương Như làm văn dâng khiến vua hồi tâm, Trần Hoàng hậu lại được sủng hạnh. Bản dịch của Điệp luyến hoa.)

Phù hà nhất giai nhân hề, bộ tiêu dao dĩ tự ngu. Hồn du dật nhi bất phản hề, hình khô cảo nhi độc cư.

Ngôn ngã triều vãng nhi mộ lai hề, ẩm thực lạc nhi vong nhân, tâm kiếm di nhi bất tỉnh cố hề, giao đắc ý nhi tương thân?

(Dịch: Có một nàng giai nhân, bồi hồi đi lại mãi. Hồn phảng phất không về, dáng hình khô héo đơn côi. Từng hứa sớm đi tối lại, giờ vui yến tiệc mà quên. Lòng đoạn tuyệt chẳng đoái hoài, cùng ai tình đầu ý hợp?)

Ta vừa đàn vừa cười nhạt.

Trần Hoàng hậu lại được sủng hạnh, trên đời nào có chuyện đơn giản như thế?

Kẻ phụ bạc, chỉ cần một bài phú là có thể vãn hồi? Không luận một bài phú, cho dù lấy cả tính mạng ra đặt cược, đối với người đó mà nói, cũng bất quá chỉ là một kẻ bị vứt bỏ.

Trần A Kiều đó, cũng bất quá chỉ là một kẻ ngốc.

Nghĩ như thế, vốn là tiếng đàn oán hận, dần dần lại mang khí thế mãnh liệt.

Đột nhiên, “tang ~” một tiếng vang lớn, dây đàn đứt, đoạn huyền bắn ngược đến ngón tay, nhất thời tạo thành một vết rách, máu tươi chảy ròng.

Ta đẩy đàn ra, có chút sửng sốt, trông thấy tay mình chảy máu, trên ngón tay như ngọc thạch nứt ra đóa hồng hoa yêu dã12.

Sao lại thế này? Ta hôm nay, tựa hồ bị chính mình cảm xúc của mình làm ảnh hưởng.

Ngoài mành lụa có dị động, tiếng một người trẻ tuổi cất lên: “Sao lại ngừng rồi, lúc mới nãy đang nghe hay mà?”

Trong sảnh đường những tiểu tư theo hầu liền nhanh nhẹn đáp: “E là đoạn huyền, các vị xin chờ một chút…”

“Đoạn huyền? Tài nghệ của kinh sư đệ nhất cầm liền không chịu nổi sao?” Một vị nam tử khác lạnh lùng mở miệng: “Bổn hầu hôm nay mời thượng khách đến thưởng thức nhã âm, lại gặp phải tình huống thế này, có thể thấy thế gian chỉ toàn tiếng đồn hư danh, nhiều nhưng không thật.”

Đại khái là hôm nay vừa hay có Dương Minh hầu Tiêu Vân Tường đến nghe đàn, ta cười lạnh, ý bảo đồng tử đứng phía sau mang dây đàn mới lên, mau chóng thay dây đàn, một lần nữa thử âm, nhàn nhạt nói: “Kinh sư đệ nhất cầm vốn là hữu danh vô thực, nếu còn muốn nghe liền ngồi xuống, nếu thấy một trăm hai mươi ngân tử bỏ ra không đáng, xin mời rời đi. Riêng bạc không hoàn trả.”

Ta vừa nói, ngoài rèm tên hầu gia kia quả nhiên không ngồi được nữa, đập bàn giận dữ nói: “Thứ thanh âm phàm tục chỉ đáng vứt đi, ngươi mở miệng ngậm miệng liền nói đến tiền, đã là thứ thấp kém, cầm này không nghe cũng chẳng sao!”

“Vậy thì tiễn khách.” Ta bộ dạng uể oải nhận lấy khăn từ tay đồng tử, đắp lên vết thương trên tay.

“To gan!” Âm thanh nặng nề truyền tới, “Bổn hầu hôm nay muốn xem xem, điêu dân nhà ngươi ngông cuồng tới đâu?”

“To gan!” Âm thanh nặng nề truyền tới, “Bổn hầu hôm nay muốn xem xem, điêu dân nhà ngươi ngông cuồng tới đâu?”

Tiếng bước chân hỗn loạn hòa vào tiếng tên tiểu tư hô hoán dừng bước, sa liêm liền bị kéo xuống, hai gã cẩm y nam tử dẫn đầu xông đến, trong chớp mắt trông thấy ta, chính là đứng đần ra tại chỗ.

Ta ngẩng đầu, nhàn nhạt nhìn trở lại, vừa trông thấy không khỏi cười lạnh, ông trời quả nhiên đối với ta không tệ, Dương Minh hầu Tiêu Vân Tường, xem ra những năm này ngươi bảo dưỡng không tồi, không bệnh không tai13, sắc mặt hồng nhuận, tốt lắm.

Ta rủ mi mắt, nhẹ giọng hỏi: “Có nghe đàn nữa không?”

“Nghe…” Hắn chòng chọc nhìn ta, tình ý không thể che giấu, liền nuốt một miệng nước miếng.

“Ngồi xuống chỗ kia.” Ta chỉ vào chỗ cạnh trúc thạp14, Tiêu Vân Tường cùng cẩm y thiếu niên kia xoay người ngồi xuống, ta thử gẩy dây đàn, khóe miệng chúm chím, liếc mắt nhìn Tiêu Vân Tường, hỏi: “Trường Ca thí khúc tân khúc15, hầu gia đã nghe chưa?”

Mời các bạn đón đọc Trường Ca Hành của tác giả Ngô Trầm Thủy.