“Người đàn bà đang yêu” xuất bản năm 1920. Cuốn tiểu thuyết được coi là phần tiếp theo của tác phẩm “Cầu vồng” đã ra mắt trước đó, với nội dung tiếp tục kể về câu chuyện tình của hai chị em nhà Brangwen, Gudrun, một họa sĩ theo đuổi mối tình với Gerald - một nhà tư bản.
Lawrence miêu tả mối tình của của Ursula và Birkin - một kẻ thông minh đến bất thường. Tình cảm của hai cô gái càng được nhấn mạnh và khắc sâu hơn bởi sự quyến rũ mãnh liệt của hai chàng trai ấy. Thông qua mối tình và quan hệ của họ, Lawrence khắc tả về xã hội Anh trước Thế Chiến thứ hai.
Như phần lớn các cuốn tiểu thuyết khác của Lawrence, vấn đề về tình dục trong Người đàn bà đang yêu đã gây ra những tranh luận và phản ứng gay gắt. Năm 1998, Người đàn bà đang yêu được xếp thứ 49 trong số 100 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất thế kỷ 20.
***
David Herbert Richards Lawrence (11/9/1885 - 2/3/1920) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch và nhà phê bình văn học người Anh. Các tác phẩm của ông chủ yếu phản ánh những vấn đề mất nhân tính trong xã hội hiện đại ở Anh một thời. Ở đó con người dường như luôn phải biết cách đối mặt với những cảm xúc, sự sống và bản năng của chính mình.
Nhưng chính những quan điểm của Lawrence đã khiến ông có rất nhiều kẻ thù, vì thế ông phải chịu đựng sự khắc nghiệt, kiểm duyệt của chính quyền, và cả sự xuyên tạc những tác phẩm của ông trong suốt cuộc đời. Phần lớn những quan điểm sống khác biệt đó ông có được trong quãng thời gian xa quê hương mà ông gọi là "cuộc hành hương hoang dã".
Gần cuối đời, ông bị coi là người chuyên viết sách báo khiêu dâm và nhiều người còn cho rằng ông đã quá lãng phí tài năng của mình. Còn E.M. Forster, một nhà văn lớn của Anh, đã miêu tả ông như "Nhà tiểu thuyết giàu tưởng tượng vĩ đại nhất trong thế hệ của chúng ta."
Người đàn bà đang yêu xuất bản năm 1920. Cuốn tiểu thuyết được coi là phần tiếp theo của tác phẩm Cầu vồng đã ra mắt trước đó, với nội dung tiếp tục kể về câu chuyện tình của hai chị em nhà Brangwen, Gudrun, một họa sĩ theo đuổi mối tình với Gerald - một nhà tư bản. Lawrence miêu tả mối tình của của Ursula và Birkin - một kẻ thông minh đến bất thường. Và qua tình yêu của họ, Lawrence khắc họa lại hình ảnh xã hội Anh trước Thế Chiến thứ hai. Như phần lớn các cuốn tiểu thuyết khác của Lawrence, vấn đề tình dục trong Người đàn bà đang yêu đã gây ra những tranh luận và phản ứng gay gắt.
Năm 1998, Người đàn bà đang yêu được xếp thứ 49 trong số 100 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất thế kỷ 20.
***
Buổi sáng, Ursula và Gudrun Brangwen ngồi bên khung cửa sổ ngôi nhà của bố mẹ ở Beldover, vừa làm việc vừa chuyện trò. Ursula đang tỉ mỉ khâu móc một mẫu thêu với những họa tiết màu sắc sặc sỡ, còn Gudrun đang chăm chú phác thảo một bức tranh trên giá vẽ nho nhỏ đặt trên đầu gối. Cả hai gần như chìm đắm trong im lặng, chỉ thỉnh thoảng lên tiếng trao đổi với nhau những ý nghĩ lơ đễnh tản mát trong tâm trí mỗi người.
“Ursula này” Gudrun lên tiếng trước, “Thực sự chị vẫn KHÔNG MUỐN kết hôn sao?” Ursula nhẹ nhàng đặt mẫu thêu vào lòng, ngẩng đầu. Cô tỏ vẻ bình thản và thận trọng.
“Chị không biết,” cô trả lời. “Còn tùy thuộc ý em là gì.”
Gudrun khẽ xoay người ra sau. Ánh mắt cô chăm chăm nhìn chị gái.
“Ừm,” cô tiếp tục câu chuyện bằng giọng điệu mỉa mai, “Em chỉ có ý đề cập đến duy nhất một chuyện! Nhưng dù sao đi nữa thì chị không hề có ý nghĩ, chị sẽ…” Nói đến đây nét mặt cô đột nhiên u ám “có một vị trí tốt đẹp hơn so với hiện tại sao.”
Khuôn mặt Ursula bỗng chốc sa sầm.
“Có thể,” cô trả lời. “Nhưng chị không chắc.”
Đáp lại, Gudrun chỉ im lặng, có vẻ bực bội. Rõ ràng cô nên im lặng.
“Thế chị không nghĩ mỗi người đều phải TRẢI NGHIỆM trong vấn đề hôn nhân sao?” Cô hỏi.
“Thế em có nghĩ chuyện ấy là cần thiết phải giống như một sự trảinghiệm hay không?” Ursula trả lời.
“Chắc chắn, trong một số trường hợp nào đấy,” Gudrun nói, vẻ thờ ơ. “Có thể sẽ mang lại đôi chút rắc rối phiền toái, nhưng ắt hẳn cũng sẽ mang lại không ít kinh nghiệm.”
“Không hẳn,” Ursula đáp trả. “Giống kết thúc của sự trải nghiệmnhiều hơn.”
Gudrun ngồi bất động, miên man với những ý nghĩ trong đầu.
“Tất nhiên,” cô nói, “đấy chính là điều cần phải suy nghĩ thật kỹ.” Câu chuyện kết thúc ở đấy. Gudrun, đầy hờn dỗi và giận dữ, nhặt lấy cục tẩy,nghiến răng xát mạnh lên bức vẽ của mình. Ursula tiếp tục chăm chú vào đường kim trong tay.
“Chị vẫn nhất định không cân nhắc đến một lời đề nghị tốt đẹp nàosao?” Gudrun tiếp tục hỏi.
“Chị nghĩ mình đã từ chối một số.” Ursula thản nhiên trả lời.
“THẬT SAO!” Gudrun sa sầm… “Có điều gì là thực sự quan trọng? Chị nói thật chứ?”
“Một ngàn lần một năm và một người đàn ông tuyệt vời. Chị mê mẩn anh ấy đến phát điên,” Ursula trả lời.
“Thật thế sao! Không phải là chị bị quyến rũ đến quên cả đường đi lối về đấy chứ?”
“Về mặt lý thuyết chứ không phải thực tế.” Ursula trả lời. “Khi đến thời điểm, thậm chí không một ai bị cám dỗ… Ôi, nếu quả thật chị bị quyến rũ, chắc chắn chị đã kết hôn ngay lập tức, không một chút lưỡng lự. Chị là người duy nhất không gục ngã trước cám dỗ.” Khuôn mặt của hai chị em bỗng chốc bừng sáng, rạng rỡ.
“Đấy không phải là điều ngạc nhiên thú vị sao,” Gudrun reo lên, “sức mạnh của sự cám dỗ, không hề!” Cả hai đưa mắt nhìn nhau, cười vang. Trong thâm tâm, nỗi sợ hãi đang trào dâng bóp nghẹn trái tim hai chị em.
Không gian bên ô cửa sổ chìm trong tĩnh lặng, Ursula trở về với mũi kim và mẫu thêu trên tay, Gudrun tiếp tục chăm chú vào bức tranh vẽ dở của mình. Hai chị em họ là đàn bà, Ursula hai sáu tuổi, còn Gudrun hai lăm. Cả hai đều mang trong mình những quan điểm mới mẻ của các thiếu nữ hiện đại, cả hai thuộc tuýp những cô gái giống Artemis hơn là Hebe . Gudrun cực kỳ xinh đẹp, thuộc tuýp các cô gái thụ động, làn da mượt mà, hai cánh tay mềm mại đầy nữ tính. Cô mặc một chiếc váy lụa màu xanh thẫm, với những dải đăng ten tua rua màu xanh da trời và màu xanh lá cây điểm xuyết ở cổ và tay áo; đôi tất màu ngọc lục bảo xỏ duới chân. Lúc nào cũng phơi phới tự tin, hoàn toàn trái ngược với một Ursula đầy nhạy cảm và mong manh đến nao lòng. Đám người tỉnh lẻ quê mùa thô kệch trong vùng trước thần thái lúc nào cũng điềm tĩnh như không, trước thái độ kể cả ra vẻ bề trên của Gudrun, đã tỏ ra khúm núm và sợ hãi, bọn họ nói về cô như thế này: “Đấy là một cô gái rất thông minh.” Gudrun vừa từ London trở về, suốt mấy năm qua cô đã miệt mài học tập ở đấy, tại trường mỹ thuật, cô đã có những tháng ngày gắn bó với những xưởng vẽ, xưởng điêu khắc.
“Giờ thì em chỉ hy vọng sẽ cùng người đàn ông của đời mình đi đến hết cuộc đời,” Gudrun nói, đột nhiên cắn chặt môi dưới, vờ nhăn mặt, nửa như mỉm cười, nửa đau đớn. Ursula cảm thấy bất an, mơ hồ sợ hãi.
“Thế nên em mới quay về và chờ đợi anh ấy ở đây?” Cô cười lớn.
“Ôi chị tôi,” Gudrun hét lên, the thé, “em không từ bỏ con đường mà mình đã chọn để kiếm tìm anh ấy. Nhưng giả dụ có một chàng trai khiến em mê mẩn, một chàng trai đủ sức lôi cuốn em, có ý nghĩa với cuộc đời em, ừm…” thái độ mỉa mai nhạt dần sau từng giọng nói. Đôi mắt cô nhìn Ursula, sắc sảo, như thể xuyên thấu tâm can chị gái mình. “Chị không cảm thấy tẻ nhạt sao?” Cô hỏi dồn chị gái. “Chẳng lẽ chị không nhận thấy rằng những điều ấy sẽ không thể trở thành hiện thực hay sao? KHỒNG HỀ LÀ THẬT!
“Tất cả rồi sẽ tàn phai héo úa trong chồi non lộc biếc.”
“Cái gì sẽ tàn phai héo úa trong chồi non lộc biếc?” Ursula hỏi.
“Ôi, mọi thứ - tự mình - tất cả.” Im lặng. Cô chị mơ màng mường tượng đến số phận mình.
“Đấy không phải là điều gì ghê gớm khiến ta phải sợ hãi.” Ursula nói, rồi lại rơi vào im lặng. “Thế liệu em có hy vọng sẽ đạt được điều gì đấy, chạm đến một nơi nào đấy chỉ nhờ vào hôn nhân?”
“Có vẻ đấy là bước tiếp theo không thể nào tránh khỏi,” Gudrun trả lời. Ursula trầm tư, miên man về điều cô em gái vừa nói, cảm giác cay đắng chua xót chợt len lén ùa về trong cô. Cô là giáo viên, ở trường trung học Willey Green, chỉ vài năm trước.
“Chị hiểu,” cô nói, “điều này có vẻ giống như khi ta suy nghĩ về mặt lý thuyết. Nhưng thực ra lại tưởng tượng về nó: tưởng tượng về bất kỳ một người đàn ông nào đấy mà ta biết, ta tưởng tượng đến hình ảnh anh ấy trở về nhà vào mỗi tối, nhoẻn miệng cất lên hai tiếng “chào em,” rồi trao cho ta một nụ hôn…”
Im lặng.
“Đúng thế,” giọng Gudrun từ tốn. “Chỉ là điều bất khả thi. Chính loài người chúng ta khiến nó trở thành không thể.”
“Tất nhiên sẽ có cả những đứa con…” Giọng Ursula đầy hoài nghi.
Khuôn mặt Gudrun chợt đanh lại.
“Chị có THỰC SỰ muốn có con không, Ursula?” Giọng Gudrun lạnh băng, hờ hững. Nét mặt Ursula bỗng rạng rỡ.
“Có cảm giác vượt ra ngoài khả năng của chị” cô trả lời.
“Chị có thích có con không?” Gudrun vẫn không chịu dừng lại. “Em không thể suy nghĩ được điều gì hay ho mỗi khi thao thức với ý nghĩ phải chịu đựng bọn trẻ.”
Gudrun nhìn Ursula bằng đôi mắt vô cảm, khuôn mặt thẫn thờ đến ngây ngô. Ursula khẽ nhíu mày.
“Cũng có thể điều đấy chưa hẳn đã đúng,” cô ấp úng. “Có thể ai đấy không thực sự muốn có những đứa con của mình, tự trong sâu thẳm tâm hồn… đó chỉ là quan điểm nông cạn và hời hợt.”
Khuôn mặt Gudrun đanh lại. Cô không hề muốn trở thành một kẻ quá trần trụi.
“Khi một người nghĩ đến những đứa trẻ, là con của ai đấy…” Ursula tiếp tục.
Ánh mắt của Gudrun lại dán vào chị mình, giận dữ.
“Chính xác.” Cô chỏng lỏn, để kết thúc câu chuyện.
Hai chị em tiếp tục làm việc trong im lặng, luôn là vậy, trong con người Ursula lúc nào cũng hừng hực đến lạ kỳ với ngọn lửa đang bùng cháy, bão bùng và đầy mâu thuẫn. Cô đã sống cùng một thỏa thuận khá nghiêm ngặt với chính bản thân mình, cho chính bản thân cô, làm việc, miệt mài từ ngày này sang ngày khác, không ngừng tư duy, nỗ lực hết mình để sắp xếp, kiểm soát cuộc đời mình, để thấu hiểu nó bằng chính tri thức của riêng cô. Cuộc sống năng động của cô đã rời xa, rất xa, nhưng ẩn sâu bên dưới nó, ngay trong bóng tối, có những điều đang duềnh dàng kéo đến chực chờ tuôn trào. Chỉ cần cô phá vỡ lớp vỏ bọc cuối cùng! Có vẻ cô cũng đã cố gắng và đã chìa tay ra ngoài, hệt như một bào thai còn nằm trong tử cung và rồi cô đã không thể, không làm được điều đấy. Cô đã nhìn thấu trước những viễn cảnh hết sức xa lạ, về một điềm báo cho biết những điều chưa hề xuất hiện trong đời.
Cô tạm ngừng công việc thêu thùa, đưa mắt nhìn em gái. Trong mắt cô, Gudrun mới QUYẾN RŨ làm sao, cực kỳ quyến rũ, trong hình hài mềm mại và thanh tú ấy, với những đường cong duyên dáng, mong manh và dịu dàng quá đỗi. Gudrun còn là một cô gái tinh nghịch, có khướu hài hước, đôi khi hơi mỉa mai song vẫn phảng phất nét duyên ngầm. Ursula ngưỡng mộ cô em gái bằng tất cả trái tim mình.
“Thế sao em lại quyết định trở về nhà, Prune?” Cô hỏi.
Gudrun hiểu cô đang được ngưỡng mộ. Cô ngồi quay lưng với bản vẽ của mình, đôi mắt ẩn sâu dưới hai hàng mi cong vút nhìn chằm chằm vào chị gái.
“Tại sao em lại quay về, hở Ursula?” Cô lặp lại câu hỏi của chị. “Em đã tự hỏi chính mình cả ngàn lần trước đấy.”
“Và em vẫn chưa tìm được câu trả lời?”
“Rồi, em nghĩ mình đã tìm thấy. Em nghĩ quyết định trở về nhà của mình chỉ đơn giản là LÙI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN THÊM NHIỀU BƯỚC.”
Ánh mắt cô chậm rãi nhìn Ursula, thấu hiểu.
“Chị biết!” Ursula reo lên, khuôn mặt cô giãn ra, rạng rỡ, tuy nhiên vẫn giả vờ như thể cô KHÔNG hiểu. “Nhưng ta có thể tiến đến đâu?”
“Ôi, không quan trọng,” Gudrun cao giọng, vẻ bề trên. “Nếu ta tiến đến ngoài rìa, ta sẽ nhảy lên cao và đáp xuống một nơi nào đấy.”
“Như thế không mạo hiểm sao?” Ursula hỏi.
Một nụ cười mỉa mai vụt hiện lên trên khóe miệng Gudrun.
“A!” Cô cười lớn. “Chẳng nghĩa lý gì cả!” Một lần nữa, cô lại kết thúc câu chuyện. Nhưng Ursula vẫn ủ ê với những ý nghĩ trong đầu.
“Làm thế nào em tìm được một tổ ấm, bây giờ em có phải quay về nơi ấy?” Cô hỏi.
Gudrun im lặng, lạnh lùng trước khi cô trả lời chị. Ít phút sau, rất chân thành, cô trả lời: “Em thấy mình hoàn toàn đứng ngoài một tổ ấm.”
“Thế còn bố?”
Gudrun nhìn Ursula bằng đôi mắt đầy ắp oán giận, như thể cô muốn gào lên.
“Em không hề nghĩ về ông ấy: Em đã cố nhịn.” Giọng cô lạnh băng.
“Ừ,” Ursula dao động. Câu chuyện thực sự kết thúc. Cả hai chị em đều có chung cảm giác như đang đứng bên bờ vực thẳm, trống rỗng và kinh hoàng, như thể đang cúi đầu nhìn xuống khoảng trống hoang hoác và sâu hun hút dưới chân.
Cả hai vẫn cặm cụi làm việc trong im lặng, đôi gò má của Gudrun ửng hồng bởi những cảm xúc đang dồn nén chất chồng trong lòng. Cảm giác bực bội cứ xâm chiếm trong cô.
“Liệu chúng ta có nên ra ngoài đến dự đám cưới ấy không nhỉ?” Cô hỏi, giọng thản nhiên, ra vẻ tình cờ.
“Tất nhiên!” Ursula reo lên, hơn cả hăm hở, vứt mẫu thêu và kim chỉ sang một bên, nhanh nhẹn vụt đứng dậy, như thể cô đang cố trốn thoát khỏi điều gì đấy và vì thế, cô đã vô tình để lộ ra ngoài cảm giác căng thẳng đang xâm chiếm trong mình, dẫn đến cảm giác bẳn gắt ghét bỏ kích thích trong từng tế bào thần kinh của Gudrun.
Khi vừa bước chân lên những bậc cầu thang, Ursula đã nhìn thấy ngôi nhà của gia đình cô, nằm im lìm vây quanh chỗ cô đứng. Cảm giác ghê tởm ùa về trong cô, cả cảm giác bẩn thỉu nhớp nhúa nữa, một không gian quá quen thuộc! Cô cảm thấy sợ hãi bởi sâu thẳm trong lòng mình, những dòng cảm xúc ghét bỏ chính ngôi nhà đang cuộn lên trong cô, là hoàn cảnh, là không khí và điều kiện của một cuộc sống cũ kỹ, lỗi thời và lạc hậu. Những dòng cảm xúc khiến cô sợ hãi.
Mời các bạn đón đọc Người Đàn Bà Đang Yêu của tác giả D. H. Lawrence.