Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Bốn Mùa Yêu

Stephanie có sắc đẹp cổ điển, nhưng hơn thế, nàng có một trái tim đam mê. Ham thích mạo hiểm, nàng dám lao đầu vào những cuộc tình cuồng nhiệt và cũng sẵn sàng chịu trả giá cho những mối tình của mình.

Một tính cách như vậy lại ra đời trong thời đại bão táp của nước Pháp nửa cuối thế kỷ XIX với những cuộc tranh giành quyền lực trong nước, chiến tranh ở ngoài nước, những cuộc xâm lược thuộc địa và sự phát triển nhanh chóng của các công ty liên quốc gia, ắt cuộc đời nàng phải bảy nổi ba chìm với … yêu đương.

Số phận éo le đã đẩy Stéphanie lưu lạc khắp năm châu và rơi vào đủ những mối tình hết sức khác nhau:

- Nhà kinh doanh trẻ tuổi Armand Dytteville có tài sản lớn ở Nam Thái Bình Dương.

- Chàng sĩ quan điển trai, tùy tùng của hoàng đế Napoléon III.

- Chàng quý tộc Nga hào hoa Boris tại kinh thành Saint Petersburg.

- Một thanh niên bản xứ tại miền đất hoang vu, Yann Kendelec.

- Và … văn hào Victor Hugo, cây bút vĩ đại đồng thời cũng nổi tiếng là thuộc số những đàn ông có nhu cầu tình ái mãnh liệt nhất trong lịch sử thế giới …

STEPHANIE lấy nhân vật cùng tên làm trung tâm, được viết thành 4 cuốn với tên gọi như sau:

  • 1. Bốn mùa yêu.
  • 2. Vì em yêu anh.
  • 3. Cái giá của tự do.
  • 4. Ngọn lửa tình. Tuy là bốn cuốn cùng viết về một nhân vật, song cũng như bộ tiểu thuyết Angelic đã quen thuộc với bạn đọc, mỗi cuốn đều là những câu chuyện hoàn chỉnh, độc lập với nhau, không nhất thiết phải đọc toàn bộ tác phẩm hoặc đọc theo trình tự nhất định mới thấu hiểu được nó.

Tất nhiên, hy vọng rằng bạn đọc sẽ gắn bó và say mê với số phận của Stéphanie để không bỏ sót một cuốn, một tập nào, như đọc giả phương Tây đã hết sức hoan nghênh STÉPHANIE khiến bộ sách được tái bản liên tục trong vòng 10 năm nay kể từ khi nó ra đời.

***

Cỗ xe ngựa chạy nước kiệu trên đường cái Orleans. Công tước tiểu thư Stephanie De Boisnaudouin ngồi thu mình trên ghế trước, giữa bác đánh xe Firmin và ông già lão bộc Damon.

Cỗ xe song mã cao lớn và sang trọng, sơn mầu xanh nước biển, có những hoa văn thiếp vàng, mang gia huy của dòng họ công tước Boisnaudouin. Xe chạy đến đâu, nông dân làm lụng hai bên đường đều dừng tay ngó nhìn. Từ ngày nền quân chủ được phục hồi, Lousis Philppe I lên ngôi hoàng đế, nhiều đại quý tộc lại vênh vang như thời trước cách mạng. Tuy nhiên họ không còn uy thế như xưa.

Dân nước Pháp vào những năm giữa thế kỷ XIX này biết rất rõ, mặc dù tầng lớp quý tộc cố giữ vẻ hào nhoáng bên ngoài, nhưng thực ra đã suy tàn ghê gớm. Tuy nhiên họ đâu có biết đây là cỗ xe tang!

*

Stephanie năm nay mười bẩy tuổi. Khác với những thiếu nữ quý tộc khác, nàng không chỉ có sắc đẹp kiểu cổ điển lạnh lùng mà còn có thêm nét quyến rũ của một cơ thể tràn đầy sức sống. Mới mười bẩy tuổi, thân hình nàng đã phát triển hoàn chỉnh với đôi vai tròn trĩnh, bộ ngực mở nang, như hút lấy bất kỳ đôi mắt người đàn ông nào.

Stephanie còn vượt lên trên các thiếu nữ quý tộc khác cùng lứa tuổi ở nét tự tin, bướng bỉnh, ham sống, thiếu cái vẻ phục tùng, nhịn nhục của những cô gái ngoan đạo và được giáo dục nghiêm khắc. Vầng trán cao, cặp mắt lúc nào cũng nhìn thẳng chứng tỏ một tính cách tự chủ cao.

Nhưng lúc này, ngồi trên xe, khuôn mặt kiều diễm của Stephanie phảng phất niềm u uất. Rời khỏi kinh thành Paris đã hai ngày đường, hôm nay nàng mới thấy nhẹ lòng đôi chút. Suốt hai ngày qua, ấn tượng khủng khiếp về cái chết của hai người thân cứ bám riết lấy nàng. Rồi tiếng rên rỉ của Công Tước phu nhân, mẹ nàng, từ phía sau càng khiến nàng thêm rối tung đầu óc.

Phu nhân ngồi trong hòm xe, bên hai linh cữu chồng và con trai, mắt đỏ hoe. Hình như bà đã cạn hết nước mắt. Nhưng thỉnh thoảng bà lại rên rỉ và lầm rầm cầu nguyện. Hai tấm linh cữu đặt nằm song song giữa xe. Hai bên là hai ghế nệm bọc nhung màu xanh lam đính kim tuyến vẫn thừa chỗ, nhưng Stephanie không đủ can đảm ngồi ở đó, đối diện với mẹ. Nàng rất muốn nghĩ đến cha và anh, nhưng nàng không muốn chết. Nàng muốn sống, muốn khỏe mạnh, muốn được hưởng ánh mặt trời. Stephanie còn rất trẻ và cả một cuộc đời tràn đầy hứa hẹn đang mở ra trước mắt nàng. Và nàng không chịu nổi bộ mặt sầu thảm của mẹ.

Tiếng vó ngựa gõ đều đặn xuống mặt đường, tiếng bánh xe lăn, phong cảnh tuyệt đẹp của miền Trung nước Pháp với cây cối, đồng ruộng hai bên liên tiếp thay đổi khiến Stephanie cảm thấy đê mê như say rượu. Nhưng mặt trời đã đang thấp dần, trời sắp tối, nghĩ đến sắp phải nghỉ lại ở một nhà trọ nào đó ven đường, Stephanie bỗng hoảng sợ.

Nàng rất sợ ngồi đối diện với mẹ, chỉ có hai người trong phòng trọ chật hẹp. Công tước phu nhân Boisnaudouin mấy hôm nay như người mất trí, hết rầu rĩ lại nổi nóng gắt mắng gia nhân chỉ vì những sơ xuất rất nhỏ. Và hầu như lúc nào Stephanie cũng cảm thấy cặp mắt mẹ đè nặng xuống nàng như thể oán trách.

Nàng có lỗi gì đâu? Đâu phải vì nàng mà cả gia đình kéo nhau lên Paris để gặp anh Charles nghỉ phép từ mặt trận Algérie về? Đâu phải vì nàng mà nổ ra cuộc khởi nghĩa của dân chúng Paris, lật đổ vương triều hoàng đế Louis - Philippe I? Đâu phải vì nàng mà trên đường từ buổi dạ tiệc ở lâu đài quận chúa Etsac trở về, cỗ xe của họ bị đám quân nổi loạn hất đổ và ngài công tước Boisnaudouin, cha nàng, bị vó ngựa giẫm lên chết? Đâu phải vì nàng mà anh nàng trong đội ngự lâm bảo vệ cung điện bị tử trận?

Mùa xuân năm 1848, cả Paris hỗn loạn chưa từng thấy. Đâu phải chỉ công tước Boisnaudouin và Charles mà hàng chục ngàn người khác đã bị thiệt mạng. Máu lênh láng trên đại lộ Champs Elysées, cả trên nhiều đại lộ khác.

Khi toà lâu đài cổ hiện ra ở chân trời, Stephanie mới thở phào nhẹ nhõm. Suốt năm ngày năm đêm qua nàng đã phải vật lộn với những cơn ác mộng khủng khiếp và những bóng ma lúc nào cũng như hiện lên đầu giường, với bộ mặt rầu rĩ cau có của mẹ nàng. Nàng đã mệt mỏi đến bã cả người. Nhìn toà lâu đài cổ hình dáng thân thuộc, nàng thầm nghĩ: “Vậy là mình sắp thoát rồi. Lâu đài rộng mênh mông, bao nhiêu phòng và cả những dãy nhà phụ đằng sau, những khu vườn um tùm bao quanh. Mình không buộc phải lúc nào cũng kè kè bên cạnh mẹ”.

Toà lâu đài của dòng họ công tước Boisnaudouin nằm trên một đỉnh đồi, nhìn xuống bên dưới là một dòng sông Vendée, chơ vơ giữa một vùng đồi núi rộng lớn. Lâu đài xây từ thế kỷ thứ mười tám, cách thị trấn Fontenay-le-comte chừng mười lăm cây số và nàng rất tự hào về nó. Chính tại đây Stephanie đã sống phần lớn quãng đời thơ ấu cùng với cha mẹ, anh Charles cùng những gia nhân thân tín.

Cuối cùng cỗ xe đã dừng bánh trước bậc thềm lâu đài. Chị quản gia Suzane chạy trên bậc thềm xuống đón họ. Trong lúc bác đánh xe Firmin dìu bà chủ lên phòng, Stephanie giữ chị quản gia lại, ra lệnh:

- Nếu bác sĩ Allaire đến, chị bảo ông ta hãy gặp tôi trước khi vào thăm bệnh cho công tước phu nhân. Cả cha linh mục cũng vậy, gặp tôi trước rồi hãy vào gặp phu nhân. Ngày mai bà Nhất ở Tu Viện Fontenay đến, tôi sẽ nói chuyện với bà. Hai linh cữu này thì chị cho khiêng vào phòng khách để mọi người đến viếng.

Suzane khóc nức nở:

- Vâng, thưa cô chủ! Vâng!

Stephanie thấy ghen với chị quản gia. Chị ấy có thể khóc còn mình không sao khóc nổi nữa. Mình mệt mỏi quá rồi.

Từ hôm sau nàng bắt đầu nắm quyền “chủ nhân lâu đài”. Nàng bỗng cảm thấy mình quan trọng hẳn lên. Trước hôm rời đây điParis, cách chưa đầy hai tháng, nàng chỉ là một đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc. Nhất cử nhất động đều bị cha mẹ nhìn bằng cặp mắt nghiêm khắc. Hơi tự do một chút là đã bị phạt. Mà nàng lại thích tự do, thích thoát ra ngoài sự kiểm soát của những người trên.

Thoạt đầu mọi người cũng hơi ngỡ ngàng nhưng sau họ quen dần. Từ chị quản gia Suzane, bác quản lí trang ấp Germain, gia nhân trong lâu đài, tá điền trong các xóm làng gần đó, thậm chí cả ông trưởng khế địa phương Ballereau đều đến gặp nàng để hỏi công việc chứ không còn hỏi công tước phu nhân mẹ nàng nữa.

Ngay bản thân Stephanie, mấy hôm đầu gặp những việc quan trọng còn hỏi ý kiến mẹ, nhưng chỉ thấy bà trả lời được hoặc không lấy lệ, nàng bèn tự quyết định lấy mọi việc.

Công tước phu nhân mẹ nàng suốt ngày ở lì trong phòng riêng, đến bữa ăn mới ra khỏi đó. Chiều nào cũng vậy, bất kể thời tiết tốt hay xấu bà đều ra nghĩa trang. Stephanie rất thích những lúc mẹ vắng nhà như thế. Nghĩa trang nằm cách lâu đài hai cây số, đi bộ thong thả ra đó, hít thở không khí trong lành cũng là một cách hoạt động. Riêng chủ nhật thì nàng phải cùng đi với mẹ. Hai mẹ con lặng lẽ đi, không nói với nhau một lời. Đến trước hai ngôi mộ mới đắp, cả hai đều lặng lẽ lần tràng hạt. Nàng thấy mẹ nàng lầm rầm khấn, nhưng để ý thì không thấy bà nhắc đến tên chồng và con trai, cũng không nói lên mấy tiếng: Chồng tôi hoặc cha con, con trai tôi hoặc anh con Stephanie có cảm giác nàng bị mẹ gạt ra ngoài, coi nàng không xứng đáng được yêu quý cha, anh cũng như nhớ nhung đến họ.

Mời các bạn đón đọc Bốn Mùa Yêu của tác giả Marcel Gobineau.