Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn

Thất kiếm hạ Thiên Sơn là một trong những tiểu thuyết thành công nhất của Lương Vũ Sinh. Truyện đi từ một triết lý rất đặc sắc. Kiếm có nhiều cảnh giới. Để ngộ được ra những cảnh giới đòi hỏi người luyện kiếm phải có những tố chất đặc biệt.

Hối Minh Thiền Sư từ những bảy cảnh giới của kiếm pháp đã tạo ra bảy thanh bảo kiếm: Do Long, Thanh Can, Mạc Vấn, Nhật Nguyệt, Cánh Tinh, Thiên Bộc, Xá Thần.

Năm 1600, sau khi nhà Minh suy tàn, vương triều Mãn Thanh được thành lập. Lo ngại trước sự phát triển của những tổ chức phản Thanh phục Minh với sự ủng hộ của những kiếm khách, triều đình lệnh bắt mọi người phải nộp vũ khí và từ đó giết hại những người biết võ công.

Đội quân Phong Hỏa Liên Thành được triều đình nhà Thanh trả tiền để đi tiêu diệt những kiếm khách trong thiên hạ. Giết được càng nhiều, Phong Hỏa Liên Thành càng được trả nhiều tiền. Chúng đi đến đâu là đầu rơi máu chảy, để lại nước mắt và uất hận.

Khi Phong Hỏa Liên Thành tiến dần đến Võ Trang, chúng phát hiện ra đây là nơi ẩn náu của thủ lĩnh tổ chức phản Thanh phục Minh. Phó Thanh Chủ đã thuyết phục Vũ Nguyên Anh và Hàng Chí Bang trong Võ Trang lên núi Linh Sơn cầu viện.

Thiên Sơn Thất Kiếm Chủ đã cho bốn đệ tử ưu tú nhất của mình là Sở Chiêu Nam, Dương Vân Thông, Mục Lang và Tân Long Tử hạ sơn nhằm trừ gian diệt bạo. Họ hợp với nhau tạo thành Thất Kiếm.

Với cá tính của từng người, họ đã được trao cho những thanh bảo kiếm khác nhau. Thất Kiếm từ đó đã nêu cao tinh thần trừ gian diệt bạo, xuống núi Thiên Sơn, lưu lạc giang hồ tạo nên những chiến tích bất hủ.

***

Lương Vũ Sinh được coi là một trong ngũ đại danh gia của thế giới tiểu thuyết kiếm hiệp.

Phần lớn tác phẩm của Lương Vũ Sinh lấy đề tài lịch sử để gợi hứng cho tác phẩm. Những tác phẩm của ông tạo thành một phổ hệ hiệp nghĩa phát triển song hành với lịch sử chính thống tạo ra một thế giới tưởng tượng riêng.

Lương Vũ Sinh viết 35 bộ tiểu thuyết võ hiệp gồm 160 quyển được tập hợp lại trong Lương Vũ Sinh hệ liệt, 35 bộ đó là:

  1. Long hổ đấu Kinh hoa
  2. Thảo mãng long xà truyện
  3. Bạch phát ma nữ truyện
  4. Tái ngoại kỳ hiệp truyện
  5. Thất kiếm hạ thiên sơn
  6. Giang hồ tam nữ hiệp
  7. Hoàn kiếm kỳ tình lục
  8. Bình tung hiệp ảnh lục
  9. Tán hoa nữ hiệp
  10. Liên kiếm phong vân lục
  11. Băng phách hàn quang kiếm
  12. Vân hải ngọc cung duyên
  13. Băng xuyên thiên nữ truyện
  14. Hiệp cốt đan tâm
  15. Phong lôi chấn cửu châu
  16. Băng hà tẩy kiếm lục
  17. Nữ đế kỳ anh lục
  18. Đại đường du hiệp truyện
  19. Long phượng bảo thoa duyên
  20. Tuệ kiếm tâm ma
  21. Phi phượng tiềm long
  22. Cuồng hiệp. Thiên kiêu. Ma nữ
  23. Minh đích phong vân lục
  24. Quảng lăng kiếm
  25. Phong vân lôi diện
  26. Hãn hải hùng phong
  27. Du kiếm giang hồ
  28. Mục dã lưu tinh
  29. Đạn chỉ kinh lôi
  30. Tuyệt tái truyền phong lục
  31. Kiếm võng trần ti
  32. Huyễn kiếm linh kỳ
  33. Võ lâm tam tuyệt
  34. Võ lâm thiên kiêu
  35. Vũ Đương nhất kiếm

.

Nhân vật võ hiệp trong truyện Thất kiếm hạ Thiên Sơn của tác giả Lương Vũ Sinh luôn mang đậm màu sắc đạo đức, chính tà được tách biệt nghiêm khắc, mỗi tác phẩm đều có bối cảnh lịch sử rõ ràng, và tình tiết được xây dựng khéo léo, nghiêm cẩn và tài tình.

Tiếu giang hồ lãng tích thập niên du, không phụ thiếu niên đầu. Đối đồng đà hạng mạch, ngâm tình miểu miểu, tâm sự du du! Tửu Lãnh thi tàn mộng đoạn, Nam quốc chính thanh thu. Bả kiếm thê nhiên vọng, vô xứ chiêu quy châu. Minh cựu thiên nhai lộ viễn, vấn thùy lưu sở bội, lộng ảnh trung châu? Và tác phẩm đã khẳng định tên tuổi của tác giả với ngòi bút vững chắc.

***

Tác phẩm

Những năm đầu thế kỷ 17, người Mãn Châu lên ngôi thống trị đất nước Trung Hoa và lập nên triều đại nhà Thanh. Các cuộc nổi dậy của phong trào yêu nước phản Thanh diễn ra liên tục khiến vương triều mới thành lập phải ban bố lệnh cấm hoàn toàn việc luyện tập và sử dụng võ thuật để tiến tới ổn định và thâu tóm quyền lực tối đa. Phong Hỏa Liên Thành, một viên tướng của triều nhà Minh trước đó, nhận thấy chiến dịch đàn áp này là một cơ hội béo bở để trục lợi cá nhân. Tham lam, độc ác và bất nhân, hắn vừa đàn áp vừa vơ vét của cải, tàn phá khắp vùng Tây Bắc Trung Hoa. Đội quân Phong Hỏa Liên Thành được triều đình nhà Thanh trả tiền để đi tiêu diệt những kiếm khách trong thiên hạ và đang trên đường tiến tới tiêu diệt mục tiêu cuối cùng – thành lũy mang tên Võ Trang, là nơi ẩn náu của thủ lĩnh tổ chức Phản Thanh Phục Minh.

Phó Thanh Chủ, một đao phủ của triều đại trước đó, cảm nhận được sự tàn bạo trong chính sách này và đã quyết định tìm cách cứu Võ Trang. Ông thuyết phục Vũ Nguyên Anh và Hàn Chí Bang trong cùng làng võ thuật đi cầu cứu Đại Sư trên núi Thiên Sơn (Hối Minh Đại Sư) – một vị võ lâm tiền bối đã ẩn cư nhiều năm, Đại Sư đồng ý giúp đỡ và cử bốn đệ tử giỏi nhất của mình đi theo. Trước khi xuống núi Thiên Sơn, Đại Sư giao cho mỗi người một thanh bảo kiếm, họ hợp với nhau tạo thành Thất Kiếm. Với cá tính của từng người, họ đã được trao cho những thanh bảo kiếm khác nhau. Thất Kiếm từ đó đã nêu cao tinh thần trừ gian diệt bạo, xuống núi Thiên Sơn, lưu lạc giang hồ tạo nên những chiến tích bất hủ.

✶ Thất Kiếm:

  • Giao Long Kiếm được tạo bởi huyền thiết (sắt đen), thân kiếm là kim đồng (đồng vàng) phát nên ánh đỏ, đầu kiếm mềm mại. Phần bảo vệ tay được làm thành nghìn cầu, có thể dễ dàng thay đổi phương hướng, linh hoạt vô thường. Vì sự sắc bén không thể sánh nổi của Giao Long Kiếm, sát khí tràn đầy có thế khiến hai thanh kiếm khi chạm nhau tạo nên một sự rung động lớn, quả cầu có thể xoay chuyển bên trong phần bảo hộ tay giúp hoá giải xung lực. Có một câu nói rằng “Giao Long Nhất Xuất, Thiên Hạ Vô Địch” (một khi Giao Long Kiếm được xuất ra thì mọi thanh kiếm phải thuần phục).
  • Thanh Can Kiếm được dùng vẫn thạch (đá rơi xuống) luyện thành, bề ngoài không bằng phẳng, có cảm giác như các hột nhỏ liên kết, có thể khúc xạ ánh sáng. Thân kiếm có viên ngọc thép phản quang, khi múa kiếm sẽ cho ra bảy sắc cầu vồng. Trong khi các quang tuyến tứ tán thì đường kiếm phiêu diêu bay bổng khiến muốn tránh cũng không kịp. Hối Minh đại sư cảm thấy sự sắc bén của Giao Long Kiếm quá lợi hại và sát khí quá nặng nên ông đã chế tạo ra Thanh Can Kiếm. Vị trí của nó trong Thất Kiếm được xem như khắc tinh của Giao Long Kiếm.
  • Cảnh Tinh Kiếm là một thanh song thủ đoản kiếm, phần chuôi có cương ty kiếm nhứ, phần đuôi có ngọc sắt. Canh Tinh Kiếm có thể phóng đi và thu trở về, trong lúc thu về có thể lợi dụng những sợi tơ bên trong để trói buộc đối thủ, bình thường được đặt ở phía trước ngực, thiết kế những sợi bông như sao băng. Lúc xuất kiếm, sao băng có thể bảo hộ chủ nhân của nó, còn những lúc hoang tính đại phát, sao băng sẽ làm thương bản thân.
  • Nhật Nguyệt là thanh kiếm chói sáng nhất trong Thất Kiếm, không những vậy càng đánh kiếm càng chói sáng loá mắt. Kiếm được phân thành hai cây ngắn dài, chủ yếu là tấn công, cách tấn công là hai thanh kiếm tranh giành tiếp cận thân thể của kẻ thù. Nó cũng có thể đơn độc xuất kích, cũng có thể đồng loạt ra trận. Kiếm pháp của người dùng Nhật Nguyệt Kiếm phải rộng lớn, vị trí biến hoá khôn lường, trọng tâm không ngừng di chuyển.
  • Xá Thần Kiếm. Xá Thần là thanh kiếm đầu tiên mà Hối Minh đại sư sáng chế khi đến Thiên Sơn với ý đồ khai sơn phá thạch, bắt đầu cho một cuộc sống mới. Thân kiếm ẩn chứa một sức sống đầy mãnh liệt, không chỗ nào là bất lợi, không chỗ nào là không mạnh mẽ, nhưng do nguyên liệu chỉ có hạn, trong quá trình luyện kiếm Hối Minh đại sư đã đem vào đấy nỗi oán hận của thời niên thiếu, cho nên kiếm vừa phóng khoáng vừa dã tính.
  • Thiên Bộc Kiếm là thanh kiếm đầu tiên sau khi Hải Minh đại sư đại triệt đại ngộ luyện thành. Hối Minh đại sư ẩn cư trên Thiên Sơn sáu năm, ông luyện được cả ngàn cây kiếm, nếu đem chúng so sánh với Thiên Bộc thì thật là một trời một vực. Một ngày, Hối Minh như thường lệ đang đi dạo giữa vùng khói mây hư hư thực thực thì bỗng nhìn thấy một sợi bông trắng đang bay bồng bềnh trong không trung, hinh ảnh này giống như dòng thác chảy giữa hai khe núi, khắc hoạ nên thiên cơ. Hối Minh như lãnh hội và hiểu được ý thần mách bảo, liền nung nấu cả trăm thanh kiếm để tạo nên Thiên Bộc. Thiên Bộc kiếm pháp không chiêu không thức, khi ý đến bỗng nhiên tạo nên chiêu thức.
  • Mạc Vấn Kiếm có thể là một thanh kiếm trí giả, mang trong mình một ý nghĩa “Mạc vấn tiền trình hữu quý, chỉ cầu kim sinh vô hối.” Thân kiếm có màu đen tuyền, dài có tính đàn hồi cao, biến hoà khôn lường, khiến đối phương khó nắm được chiêu thức. Mạc Vấn đồng thời là một thanh kiếm điều hoà với vạn vật trong tự nhiên, giống như cát bụi tung bay trong không trung, có lời của mưa. Kiếm khí thì lại càng lợi hại, cho nên Mạc Vấn Kiếm dễ dàng bất sát, người sử dụng nó phải có trong người một nội công thật thâm hậu.

Giang hồ phiêu bạt mười năm Giữa nơi xứ lạ xa xăm tương phùng Thâm tình, tâm sự khôn cùng Thơ tàn rượu lạnh cạn chung ý tình Mộng đà dứt chốn phù sinh Buồn ôi Nam quốc trở mình vào thu Kiếm buông nhìn chốn sa mù Biết về đâu bước phiêu du hải hà Mai kia về cuối trời xa Hỏi ai người giữ giùm ta chút tình Anh hùng nhi nữ hao mình Ngả nghiêng sầu chốn điêu linh phù trần Khó tan bể thảm nguồn ân

Hận đàm hoa tựa phù vân sớm tàn Nước non ngàn dặm quan san Qua vàng ngựa sắt gò hoang chôn vùi.

Mời các bạn đón đọc Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn của tác giả Lương Vũ Sinh.