Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Luận Đề Về Trần Tế Xương

TIỂU SỬ TRẦN TẾ XƯƠNG (1870-1906)

Ông Trần-tế-Xương 1 tên chữ là Tử-Thịnh, hiệu là Vị-Thành, người làng Vị-Xuyên, huyện Mỹ-lộc tỉnh Nam Định, sinh năm Canh Ngọ (1870), đời vua Tự Đức thứ 23, Thân phụ ông là cụ Trần-kế-Nhuận. Hồi trước, thân phụ ông có làm chức Tự-Thừa, và có cửa hàng buôn bán ở phố Vị Xuyên, tỉnh Nam Định (vì thế người ta thường gọi là cụ Tự).

Ngay từ khi còn đi học, Trần-tế-Xương đã tỏ ra rất thông minh, văn hay chữ tốt, và lại sở trường về văn thơ quốc âm.

Tính ông mau mắn, và hào phóng : cầm kỳ, thi họa, món gì ông cũng tỏ ra thông thạo cả. Ngoài ra, ông lại còn thích làm dáng. Nghèo kiết đến đâu mặc dầu, những bộ cánh bao giờ cũng sang trọng, ngựa xe không lúc nào ngớt.

Vì tính bướng bỉnh, phóng khoáng, nên ông không chịu câu thúc vào một qui thức nhất định, đến nỗi bao lần đi thi, mà ông cứ bị đánh hỏng mãi chỉ vì lỗi phạm trường qui. Mãi đến năm giáp Ngọ (1891) tức năm Thành Thái thứ 6 mới thi đỗ Tú tài (khi ấy ông đã 25 tuổi).

Bà Trần tế Xương là một người đảm đang, khuôn mẫu, nên nhờ bà, mà nhà thi sĩ nhàn hạ được đôi phần. Ông thường đi lang thang, do đó, hiểu rõ nhân tình thế thái của thời đại và làm được nhiều thi phẩm có giá trị. Thơ ông hầu hết đều : tự nhiên và bao hàm một xu hướng trào lộng khi cảm động, khi chua chát, lúc biến thành những lời uất hận khôn cùng.

Hồi về sau này, gia cảnh ông rất bi đát, chỉ vì ông đã đứng bảo đảm cho một người quen vay nợ. Người đó không trả được, nên chủ nợ đến tịch biên gia sản ông. Gặp cảnh vận cùng, thế bĩ đó, ông lại càng làm được những bài thơ nói về cảnh nghèo mọt cách vô cùng thấm thía.

Sau khi đỗ tú tài khóa Giáp Ngọ, ông vẫn tiếp tục đi thi, nhưng thi mãi mà hỏng vẫn hoàn hỏng, có nhiều người bàn ông nên đổi tên họ may ra vận có khá hơn chăng. Ông nghĩ ngợi và sau cùng ông, đổi chữ đệm, Tế thành Cao. Do đó Trần tế Xương biến thành Trần cao Xương là vì vậy. Khóa Bính Ngọ. « Thành Thái thứ 18 » (1906), ông lại đi thi, nhưng dù đã đổi chữ đệm, mà ông vẫn bị hỏng như lần trước. Chán nản, ông trở về làm được ít bài thơ, tỏ nỗi uất hận thi trượt của mình.

Mùng 6 tháng chạp năm ấy (1906) ông sang quê ngoại ăn giỗ, rồi ông bị mất luôn tại đó tức là làng Địa-Tứ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định hưởng thọ 37 tuổi.

***

ĐỀ 1

Ông Trần thanh Mại, trong cuốn. « Trông d òng sông Vị » khi phê bình văn chương ông Tú Vị Xuyên, có viết : « Hơi văn đi ra như một luồng nước chảy xuôi d òng, êm, khoẻ, mau… » Lời phê bình của ông Trần thanh Mại như vậy có đúng không ? Hãy dùng văn chương của ông Tú Vị Xuyên để dẫn chứng.

1) DÀN BÀI

Vào bài : Trần tế Xương là một trong những nhà thơ nổi tiếng bậc nhất vào quãng cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Phê bình văn chương ông, ông Trần thanh Mại, trong cuốn « Trông dòng sông Vị » có viết : « Hơi văn đi ra như một luồng nước chẩy xuôi d òng, êm, khoẻ, mau… » Muốn hiểu rõ lời phê bình trên đây có đúng không chúng ta cần đọc lại thi ca của ông Tú Vị Xuyên để xét lại từng điểm một.

Thân bài : Hơi văn đi ra như mớt luồng nước chẩy xuôi d òng.

Đúng như lời ông Trần Thanh Mại, một số bài thơ của Trần tế Xương dễ dàng, giản dị, thao thao như những lời nói chuyện.

« Ấm không ra ấm, ấm ra nồi,

Ấm chạy loăng quăng ấm chẳng ngồi,

Chán cả đồ chuyên cùng chén mẫu,

Luộc giò, nấu thịt lại đồ xôi… »

Hoặc :

« Cử nhân cậu ấm Kỷ,

Tú tài con đô Mỹ,

Học thế thế mà thi,

Khỉ ơi, ơi hỡi khỉ ! »

- Êm : Văn chương của ông nhiều câu êm ả, dịu dàng, như một hơi gió thoảng :

« Ta nhớ người xa cách núi sông

Người xa xa có nhớ ta không ? »

(Nhớ bạn thân)

Hoặc :

« Gọi người chỉ thấy non xanh ngắt

Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ… »

(Đi lạc đường)

- Khoẻ :Nhiều lúc, ông đã diễn đạt nỗi uất hận, hoặc ý tưởng hí lộng tiềm tàng ở trong ông bằng những lời thơ mạnh mẽ, đọc lên ta tưởng như nghe những đợt sóng biển theo nhau dồn lên trên bãi cát.

« Cống hỉ mét xì đây thuộc cả

Chẳng sang tầu tớ cũng sang tây… »

(Thi hỏng dặn bảo con)

Hoặc :

« Tấp tểnh người đi tớ cũng đi,

Cũng lều cũng chiếu, cũng đi thi… »

(Đi thi)

Hoặc :

« Rứt cái mề đay quẳng xuống sông

Thôi thôi tôi cũng mét-xì ông… »

(Cô Tây đi thi)

Mời các bạn đón đọc Luận Đề Về Trần Tế Xương của tác giả Nguyễn Duy Diễn.