Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Từ U Minh Đến Cần Thơ

Hồi ký Sơn Nam là tổng hợp từ 4 tập hồi ký “Từ U Minh đến Cần Thơ - Ở Chiến Khu 9 – 20 năm giữa lòng đô thị - Bình An” đã được xuất bản từ năm 2000 đến năm 2005. Lần xuất bản nầy, Nhà xuất bản Trẻ còn giới thiệu thêm 2 bài viết của chính nhà văn để làm rõ thêm về 2 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời ông: Đến với Cách mạng trong thập kỷ 40 và trở về trong vòng tay Cách mạng ở thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

***

Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá. Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.

Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu. Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.

Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…

Năm 1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học". Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

***

Có những người nói tới nói lui có một chuyện,mãi đến khi người nghe lộ vẽ nhàm chán thì người nói vẩn nói ,vì là "vốn quí" của mình.Thấy trẻ con trèo lên cây me để hái trái thì quát tháo: "Tụi bây là lũ bất hiếu,rủi té gãy tay,lọi chân,cha mẹ tốn kém tiền thuốc men."Rồi dạy miên man rằng trong các loại cây thì " chùm ruột là thứ nhánh giòn nhất,dễ gãy." Rồi cứ nói thêm rằng cây trứng cá một thời đã được mọi người ưa chuộng vì tăng trưởng nhanh ,nhiều lá để tạo bóng mát ,trái màu đỏ,trẻ con ưa thích nhưng coi chừng…rắn lục loại rắn con,vảy màu xanh dễ tiệp với màu lá cây lắm khi rình rập trẻ con ,rắn lục có nọc độc,nếu có chữa.

Có ai nghe thì nói ,lắm khi như nói một mình.Giới trẻ đứng giây lát rồi bỏ đi,gọi lão đó ăn nói nghe cũng hay nhưng dường như lẩm cẩm.Nhưng không nên cãi vã,lão ta rất tự ái,tự tôn.

Có ai nghe thì nói ,lắm khi như nói một mình.Giới trẻ đứng giây lát rồi bỏ đi,gọi lão đó ăn nói nghe cũng hay nhưng dường như lẩm cẩm.Nhưng không nên cãi vã,lảo ta rất tự ái, tự tôn.

Tự ái là phải.Vì lão ta không nói láo.Gần đất xa trời rồi ! Nói láo làm chi cho mang tội.Chẳng qua là kinh nghiệm trường đời có giới hạn,muốn truyền lại,già trẻ ai muốn nghe thì nghe.Và dường như ít ai nghe.Họa chăng khi lão mất ,người trẻ trở thành người già,nhớ lại bóng dáng lão,rồi đánh giá là người có tư cách.Theo ngôn ngữ xưa trước 1945,có tư cách là có đầu óc là người quan tâm ít nhiều đến chính trị,là người biết vinh biết nhục,có trách nhiệm.

Thời bắt đầu kháng Pháp,khoảng 1946-1947,chúng tôi đóng cơ quan ở phía ranh giới giữa Bạc Liêu và Kiên Giang ngày nay, đất thấp và phèn,xa biển,phía Ngan Dừa,Ninh Thạnh Lợi gì đó.Người dân làm chút ruộng và lập vườn ổi.Vườn lần hồi suy thoái,phải chặt bỏ,trồng lứa khác để có trái to, ít hột hơn.Nhà cửa lưa thưa, đồng bào nghèo rất tốt,cười vui khi gặp anh em cán bộ.Hôm ấy ,một ông lão cho biết trong ngọn rạch còn một ngôi chùa, đúng ra là một cái am nhỏ với ông thầy trẻ và đôi ba đệ tử.Chùa lợp lá,nhưng thầy trò đều siêng năng tụng kinh,gõ mõ,tu hành kiểu quái lạ: "Ông thầy thỉnh thoảng uống rượu và làm "kinh tế tự túc",tôi chưa rành,mình tới coi thử".Tôi nhận lời,vì tò mò. Ðến cho biết,với tâm trạng vô tư. Ðược giới thiệu trước là "cán bộ tới thăm",thầy đón chào và mời vào căn nhà nhỏ bên hông chùa. Ðôi ba chục con quốc(cuốc)bị trói chân,nằm chật chội trong cái rộng bằng tre,thỏn mỏn.Thầy giải thích đó là của đám đệ tử gài bẩy mấy ngày qua,chờ đủ trăm con mới đem ra chợ bán lấy tiền mua gạo cho chùa ăn qua ngày, đồng thời để tiếp tế cho "Xưởng".Hỏi thì biết rỏ hơn:Gần đó,hơn hai ngàn mét có một xưởng nhỏ chế tạo lựu đạn nội địa,cung cấp cho du kích.Bán hàng trăm con quốc, được thêm tiền mua chuối, đu đủ cho anh em công nhân xưởng.Anh em sống bí mật lắm,không được phép đi dạo trong xóm,nói chi ra chợ làng.

Tu hành,không sát sanh,nhưng gài bẫy bán chim cho người khác mua về ăn thịt,rồi lấy tiền làm việc nghĩa.Cử chỉ ấy nói chung ai cũng khen,sát sinh nhưng nhà sư và số đệ tử đã làm điều phải,nhập thế,còn hơn là mãi tụng kinh sớm chiều.Lại nhớ năm xưa đó,lúc cơ quan đóng nơi heo hút,trời chuyển mưa nhanh chóng,sấm sét nổ lên,ai nấy giựt mình.Lát sau một thằng bé chạy hơ hải báo tin có đúa bé bị sét đánh chết,dường như nó là người của cơ quan.Anh em chạy ra ruộng,khiêng đứa bé vào,tên nó là X.,cha mẹ xin cho nó từ hơn tháng qua làm liên lạc,chèo xuồng,nấu cơm và học chữ quốc ngữ.Một mặt,anh em báo tin cho cha nó biết,mặt khác cứ làm hô hấp nhân tạo,xoa bóp tay chân.Trạm y tế ở quá xa và ai cũng đoán chắc là nó đã chết,rồi cha nó đến,mặt mày hơ hải,khóc không ra nước mắt, ôm con giây lát nói nghẹn ngào:Anh em,thôi, được rồi.Tôi biết chắc con tôi hết phần phước rồi.Anh em cho tôi đem nó về.ai nạn nầy,anh em không có gì đáng quở trách.Buồn là buồn cho thằng con tôi chưa làm được gì giúp đất nước".

Anh em cử người tới dự buổi tống táng đứa bé.Rồi hôm sau,lại dời nơi khác,ai nấy buồn và như hối hận.

Cha đứa bé đứng nhìn theo,nói nghe tỏ rõ: "Phải chi ngày hôm qua tôi chết thế cho con tôi.Tôi già rồi.Nó còn trẻ."

Nhìn lại ông,rồi anh em cán bộ cúi mặt. Ông đang ở trần,dưới cơn mưa lất phất .Bấy giờ,ai cũng thiếu áo.Thằng bé mất hôm qua mình mẩy ướt mem, áo rách.Nghi ngờ gì nữa, ông đã cởi chiếc áo của mình ra mà đắp cho thằng bé được ấm áp hơn,khi nó từ giã cuộc đời nầy.

Mới đây, đọc báo thấy tả những cái khạp, được neo lại không xa nhà cho lắm.Nạn nhân vụ lũ lụt to lớn của đồng bằng .Chết giữa cảnh trời nước bao la,trong phạm vi đôi ba cây số ngàn mới gặp mươi căn chòi hoặc năm bảy cây gáo cổ thụ,rải rác vác chòm cây điên điển tạp nhạp chỉ dùng làm chất đốt,nhưng được ca ngợi vì gần như không trồng mà cứ mọc lan tràn,trái khô rụng xuống là mọc trổ bông tươi ăn khá ngon,màu vàng rực rỡ trong khoảng thời gian ngắn.Vài đưá bé vô ý rơi xuống,nước đang ngập vào nhà ,lập tức bị cuốn trôi giữa khu vực trước kia là đồng ruộng nhưng lũ đã phủ lên đôi ba mét,chảy cuồn cuộn.Chọn cái khạp đựng gạo hoặc cái lu (chum,vại to)liệm với quần áo,chiếu.Nạn nhân dĩ nhiên gần như ngồi trong khạp,co chân lại ,hai tay khó thẳng.Rồi đậy nắp lại trét xi măng. Ðặt cái khạp ấy không xa nhà cho lắm để dễ bề canh chừng,sợ nó trôi mất,và cha mẹ cũng chẳng muốn rời đứa con đã mất nhưng còn đó.Tìm bốn năm cây tràm nhỏ cắm chung quanh để rào cái khạp với mớ dây kẽm,nhờ vậy cái quan tài tròn,ngộ nghĩnh nổi lên rồi hạ thấp xuống tuỳ theo mưa nhiều ít từ thượng nguồn không bao giờ chao đảo lắc lư,hy vọng rằng đứa bé được yên thân,không trăn trở, "nghiên mình"tức là không giữ được "tư cách" vì người chết vẫn là người sống. "Lòng đây tưởng đó mất như còn"( Ðồ Chiểu),mặc dầu lúc sống chưa làm được điều gì đáng kể.Nạn nhân của lũ lụt nếu lớn tuổi hơn thì chôn trong cái quan tài,gọi là như vậy cho khỏi tủi thân,chỉ là mấy tấm ván mỏng ghép lại.Người chết mặc nhiên được lau chùi sạch sẽ,khô ráo,mặc quần áo tươm tất,nằm với tư thế đứng đắn nhất là xuôi tay,xuôi chân,mặt nhìn ngửa lên trời,phải phun rượu để uốn nắn lại trong trường hợp tay chân co quắp.Ngày có những loại bao ny-lông to và dài theo ni tấc của người lớn,bỏ vào bao,gìn giữ được mùi hôi rữa, đặt vào quan tài,thêm nhiều mảnh ni-lông rồi đưa ra khỏi nhà ,không quá xa để canh chừng.Giữa trời nước bao la,sóng trào nước xoáy,cứ xốc bón cây chổi như hình chữ X,treo lên cao;bên dưới,làm thêm một cái sàn để quan tài dứ vào, để phòng khi giông gió khiến quan tài rơi xuống đáy nước.Trên nóc quan tài,làm kiểu mái nhà,bằng vải nhựa dẻo.Chưa hết.Ngày nay lắm nơi bố trí hai cái ống tre,hoặc ống nhựa cắm bên quan tài, đựng gạo và muối,tượng trưng cho lương thực,thực phẩm cần yếu cho người quá cố,vì còn bối rối,thân nhân không thể nào cúng dường dịp cho tuần đầu,hai tuần đầu và cúng 100 ngày.Như việc tống táng với lương thực của người dân tộc trên Cao nguyên.

Nhắc lại dông dài để nhớ mãi "tư cách" của con người.Sống hay chết,già hay trẻ đều là con người,phải giữ tư cách.

Xác cháu bé khi nước giựt xuống,cha mẹ sẽ đem chôn kín dưới đất.Rồi mùa nắng,rồi mùa nước lụt năm sau,bông điên điển hoang dã sẽ trổ vàng ngời soi bóng nước từ đầu nguồn tuôn về. "Chúc hồn em mãi tiêu dao.Về trần tìm lại chiêm bao thuở nào". (Kiên Giang)

Mời các bạn đón đọc Từ U Minh Đến Cần Thơ của tác giả Sơn Nam.