Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Từ Câu Sai Đến Câu Hay

Sách bàn về việc sử dụng tiếng Việt. Những lỗi cơ bản và mức độ sai khi viết câu: sai kiến thức, sai ngữ pháp, sai chính tả… Từ những ví dụ cụ thể trên báo, đài, các tác phẩm văn học, kho tàng ca dao tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, tác giả hướng bạn đọc đến cách tiếp cận vấn đề, nhận ra những lỗi câu, đánh giá mức độ sai và tìm cách chỉnh sửa cho phù hợp. Bước đầu chính là sửa câu sai thành câu đúng. Cao hơn nữa là từ câu đúng chỉnh làm sao để được một câu hay. Những cái sai và cái hay được bàn đến rất phổ biến trong báo chí và đời sống, nhưng ít ai nhận ra vì đôi khi có những có những lỗi cố hữu trong cách sử dụng từ ngữ mà hiện nay hầu như không ai nhận ra nữa, đó là do hiện tượng “để lâu câu sai hóa… đúng”. “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”, dạng câu nửa chừng được nhắc đến trong câu trên gọi là câu mơ hồ, câu mơ hồ cũng được xem là một vũ khí lợi hại trong ngoại giao… Cùng rất nhiều vấn đề thú vị và bổ ích khác nữa.

***

1.1. Nguyên nhân viết sai:
Nhìn từ phía xã hội:
1.1. 1. Vì sao tình trạng dùng tiếng Việt lộn xộn, tùy tiện, bừa bãi hiện nay không hề thuyên giảm mà có chiều hướng gia tăng đáng sợ? Do nhà trường, do sách giáo khoa? Do nhà nước? Do xã hội? hay do chính chúng ta?
Có người viết rằng chúng ta đã hoàn toàn thất bại trong giảng dạy tiếng Việt do ‘sách ngữ pháp hoàn toàn thoát ly tiếng Việt’, (từ đây trở đi, chúng tôi dùng dấu ‘, ’ thay cho dấu ngoặc kép) do chúng ta dạy thứ tiếng Việt ‘không hề căn cứ vào một cái gì mà một người Việt có văn hóa phải biết cả’.
Thậm chí ‘nhiều giáo sư văn học phải thốt lên: mong sao sau 12 năm học phổ thông con tôi vẫn còn nói và viết được tiếng Việt như trước khi đi học’…
1.1. 2. Quan sát kỹ, chúng ta thấy: nói và viết là hai chuyện khác nhau. Do con người có khả năng bẩm sinh trong tiếp nhận ngôn ngữ, nên trẻ em được sinh ra và lớn lên trong môi trường ngôn ngữ nào là tự chúng nói thành thạo ngôn ngữ đó.nhưng viết lại là chuyện khác.
Không học thì không biết viết. Chúng ta từng gặp những giấy tờ, thư từ do những người mới thông ‘mặt chữ’ tiếng Việt viết. Còn xa chúng mới đạt chuẩn chữ nghĩa.
người biết một ngoại ngữ, tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng nga… thường viết chuẩn hơn, tốt hơn những người không biết ngoại ngữ nào.ngôn ngữ là một công cụ phản ánh tư duy, con người tư duy qua ngôn ngữ. học được một ngoại ngữ là biết thêm được cấu trúc của một ngôn ngữ, biết thêm một công cụ thể hiện tư duy.học sinh giỏi khoa học tự nhiên thường viết chuẩn mực hơn (không kể một số rất ít những học sinh yếu về khoa học tự nhiên nhưng có năng khiếu văn học). như vậy, năng lực tư duy chặt chẽ ảnh hưởng tới khả năng viết chuẩn xác (Tôi chưa bàn tới chuyện viết hay). Những người tư duy tốt thường viết chính xác.
Thời trước học sinh viết đúng hơn.những người thế hệ trước, nói chung viết tốt hơn. Mà thời trước học sinh nào có được nhiều sách tham khảo về tiếng Việt như hiện nay.
Trong công trình Từ điển về từ điển (1999) , Phó giáo sư Vũ Quang hào cho chúng ta biết tới nay ở Việt nam đã có 18 từ điển chính tả, 7 từ điển ngữ pháp, 23 từ điển thành ngữ, 10 từ điển tục ngữ, 8 từ điển đồng nghĩa, 6 từ điển trái nghĩa, 7 từ điển giáo khoa, 10 từ điển học sinh, 220 từ điển thuật ngữ, 48 từ điển tiếng Việt. Vậy không thể nói chúng ta thiếu sách, thiếu những công cụ tra cứu. Ai quan tâm tới cách dùng chuẩn mực tiếng Việt đều có thể dễ dàng tìm ra những quyển sách cần thiết.
Vậy thì, vì sao hiện nay học sinh viết sai hơn thời trước và sai quá nhiều? Vì sao trên các phương tiện truyền thông nhan nhản những lỗi về từ ngữ, câu cú? Câu trả lời có thể khác nhau, nhưng chắc chắn sách giáo khoa dở không phải là nguyên nhân duy nhất, thậm chí không phải là nguyên nhân chính.
1.1. 3. Viết sai nhìn từ phía nhà nước và công luận Không quan tâm và không có chính sách cụ thể bảo vệ tiếng Việt chuẩn mực của những người quản lý, điều hành đất nước là nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng tiếng Việt tùy tiện, lộn xộn hiện nay.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người nhiều tâm huyết với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Ông có những bài nói rất hay về vấn đề này, gây được tiếng vang, tạo được sự đồng tình và quan tâm của giáo giới và giới cầm bút. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ.

Kinh nghiệm nước ngoài:

Không điếc nên sợ súng.người nước ngoài, nhất là Pháp, Anh, Mỹ… rất sợ viết, nói những câu sai. Viết những câu sai là một điều đáng hổ thẹn. Thời nay, vì có băng ghi âm nên không còn chuyện ‘khẩu thiệt vô bằng’. họ lo một lời thất thố, một câu viết sai là có thể bị đem ra nhạo báng dù cả chục năm sau. Sau này nếu được làm chức to hoặc muốn ra tranh cử một ghế dân biểu… lỡ có một tay nhà báo nhiễu sự hoặc không nhiễu sự nào đó đem những hành vi thiếu văn hóa hoặc lời nói không chuẩn mực và thiếu trí tuệ trước đây của mình trương lên mặt báo thì cũng phiền. Sẽ mất vài điểm tín nhiệm trong các cuộc thăm dò dư luận… ít nhất cũng làm chuyện cười, đàm tiếu về thiếu năng lực, thiếu văn hóa, kém cỏi trong tư duy. Sợ viết sai nên người Pháp thường xuyên dùng từ điển khi viết lách. Thôi thì viết có sách, có từ điển. Ở những nước đó, quan chức càng cao càng thận trọng trong ngôn từ. Công khai hóa dư luận kể cũng tốt.
Có một giai thoại về phó tổng thống Mỹ Spiro Agnew dưới thời R. nixon liên quan đến năng lực tiếng Anh của ông này.
Trong quyển Bình đẳng, Tự do và Cười phá lên (tiếng Pháp) , M. và A. guillois kể giai thoại: Có một phóng viên hỏi Spiro Agnew ‘Tại sao ngài lại ác cảm với cánh nhà báo như vậy?
Phải chăng họ hay xuyên tạc lời của ngài? ’ Spiro Agnew đáp:
‘Trái lại thì có.họ cứ đưa nguyên xi những lời của tôi lên mặt báo mà không chịu biên tập lại gì cả. ’ Vậy đấy, đưa nguyên xi những lời của một quan chức lên mặt báo là một cách để xã hội nhận ra chân ‘giá trị’ của người này.

Mời các bạn đón đọc Từ Câu Sai Đến Câu Hay của tác giả Nguyễn Đức Dân.