Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Liễu Phàm Tứ Huấn

Bốn lời dạy để cải tạo vận mệnh con người, bởi vận mệnh không phải do trời định mà là do con người tạo lập nên.

"Bốn lời dạy để cải đổi vận mệnh con người: phải tin tưởng rằng vận mệnh có thể tự thay đổi được; phải biết hối lỗi và quyết tâm sửa lỗi; luôn nghĩ điều thiện và làm việc thiện; phải luôn khiêm tốn, hòa nhã." - Lời Dịch giả

Cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn là một cuốn sách do Liễu Phàm tiên sinh viết vào thời đại triều Minh (Trung Hoa), kể lại những trải nghiệm của chính mình và những học vấn, tu dưỡng của cả cuộc đời để giáo dục cho con cháu.

Ngài Viên Liễu Phàm vào thời kỳ còn trẻ đã nghiệm chứng tính chuẩn xác của số mệnh, về sau tiến thêm một bước nữa là thông hiểu do lai của số mệnh, biết con người có thể nắm bắt vị lai của chính mình, cải tạo vận mệnh của chính mình và rồi trong nửa cuộc đời còn lại của ngài đã nghiệm chứng được con người hoàn toàn có thể tự mình “ lập mệnh”, nghiệm chứng được tính chuẩn xác của tự cầu đa phúc.

Nếu chỉ biết số mệnh và an phận theo số mệnh thì đó là tiêu cực, là vô ích; cần phải tự mình phấn đấu, không ngừng cải tạo vận mệnh của chính mình thì đó mới tích cực và có ích. Liễu Phàm tiên sinh đã viết lại cuốn sách này để truyền dạy con cháu đời sau của mình, biết dùng cái đạo xử thế làm người một cách chuẩn xác.

Xét thấy đây chính là một cuốn sách có ích cho tất cả mọi người vậy!

***

Liễu Phàm Tứ Huấn (了凡四訓) là một tác phẩm được viết bởi Viên Liễu Phàm, sống trong thời nhà Minh, quê ở Gia Thiện, thuộc Chiết Giang, Trung Quốc vào khoảng năm 1550. Ông viết tác phẩm này nhằm giáo dục người con trai, Viên Thiên Khải. Nội dung chính là khẳng định con người chưa đạt đến mức vô niệm, bị âm dương khí số trói buộc, do đó phụ thuộc theo số mệnh, nhưng số mệnh hoàn toàn có thể thay đổi được dựa vào hành vi của con người. Người làm nhiều điều thiện thì số mệnh sẽ đổi tốt lên, ngược lại nếu làm điều gian ác thì số mệnh sẽ đi xuống.

Ban đầu, Viên Liễu Phàm được một tiên sinh họ Khổng đoán số mệnh, nói rằng ông chỉ sống đến năm 53 tuổi, sẽ không có con trai và cả những việc khác nữa. Dần dần, ông thấy các sự việc xảy ra hoàn toàn ứng nghiệm và chính xác tuyệt đối. Sau khi gặp thiền sư Vân Cốc, ông được nghe giảng giải về các cách thay đổi số phận như tích đức, làm thiện và sửa đổi các lỗi lầm. Từ đó, dần dần vận số của ông trở nên tốt hơn, bắt đầu sai khác với các lời tiên đoán trước kia. Khi ông 69 tuổi, ông đã viết tác phẩm này kể lại toàn bộ những điều đó, trong đó có 4 điều khuyên dạy mà ông để lại cho con trai.

Bốn điều đó là:

  1. Tự lập số mệnh - Phương pháp lập mệnh, con người có thể tự quyết định được số mệnh của mình;
  2. Tu sửa lỗi lầm - Các phương pháp sửa sai;
  3. Tích chứa điều lành - Các phương pháp tích thiện, vun đắp công đức;
  4. Giữ đức khiêm hạ - Hiệu quả của đức tính khiêm tốn.

Tác phẩm vẫn còn được lưu truyền sau hơn 400 năm, và được coi là một cuốn sách nền tảng khi bước vào con đường học tập, nghiên cứu, tu hành Nho giáo và Phật giáo.

***

Khổng tiên sinh bói số mạng

Lúc ta (1) còn nhỏ, thân phụ mất sớm. Thân mẫu bảo ta «Nên bỏ con đường thi cử (2) làm quan mà nên chọn nghề thầy thuốc, vì nghề này vừa có thể sinh sống, vừa có thể giúp người. Hơn nữa, nếu hành nghề giỏi sẽ có tiếng tăm. Đó cũng là ước muốn của cha con vậy.»

Sau ta gặp một cụ già tại chùa Từ Vân, cụ râu dài oai nghi, phơi phới như tiên. Ta do đó cung kính chào hỏi. Cụ thấy ta bèn nói: «Tướng ngươi có mạng làm quan, năm tới sẽ đậu Tú Tài, sao giờ này còn lang thang ở đây không lo học?» Ta trình bày nguyên do và đồng thời xin cụ cho biết tên họ và quê quán. Cụ nói: «Ta họ Khổng, người Vân Nam. Ta được chân truyền quyển Hoàng Cực số (3) của ông Thiệu. Ta biết môn này sau này sẽ truyền lại cho ngươi.» Ta mời cụ về nhà và kể lại cho mẹ. Mẹ dặn phải tiếp đãi tử tế và xem cụ đoán số ra sao. Cụ bói cho ta từ việc lớn đến việc nhỏ đều chính xác vô cùng. Làm ta ước mơ trở lại học văn và bàn với ông anh họ Thẩm Xứng. Ông anh nói: «Thầy Úc Hải Cốc đang mở lớp học tại nhà ông Thẩm Hữu Phu, anh sẽ gởi em đến đó học không thành vấn đề.» Ta bèn bái lạy thầy Úc làm thầy.

Cụ Khổng lấy số cho ta như sau: Lúc còn là đồng sinh (4), sẽ thi ở Huyện đậu hạng 14, thi ở Phủ hạng 71 và thi ở Đề đốc (5) hạng 9. Năm tới đi thi, quả thật cả ba nơi đều đậu hạng đúng y như tiên đoán của cụ.

Cụ Khổng lấy thêm số tốt xấu suốt cuộc đời cho ta. Tiên đoán rằng, năm nào sẽ thi đậu hạng mấy, năm nào sẽ thi vào dự bị lẫm sinh (6), năm nào sẽ lên cống sinh. Sau khi lên cống sinh, đến năm nào sẽ được bổ nhiệm làm huyện trưởng trong tỉnh Tứ Xuyên, nhưng chỉ làm được ba năm rưỡi rồi sẽ xin về hưu. Năm 53 tuổi, ngày 14 tháng 8, giờ Sửu, sẽ mất tại nhà. Tiếc rằng không con nối dõi. Ta cẩn thận ghi lại tất cả.

Từ đó về sau, mỗi lần thi cử đều đậu hạng không ngoài sự tiên đoán của cụ Khổng. Chỉ có một lần, cụ tiên đoán chừng nào phụ cấp lẫm sinh ta lên đến 91,5 thạch (7) gạo mới được lên cống sinh. Nhưng đến khi phụ cấp ta lên đến 70 thạch, quan Tông-Sư họ Đồ trong Đề- đốc-học-viện đã xin cho ta lên dự bị cống sinh. Ta thầm nghi trong bụng rằng cách bói của cụ Khổng chưa chắc chính xác hoàn toàn.

Nhưng sau đó quả thật vì cấp trên vắng mặt, quan thay thế tạm thời lúc đó là ông Dương, bác bỏ đơn xin này. Mãi cho đến năm Đinh Mão (1627), quan Tông Sư Ân Thu Minh tình cờ xem lại những bài thi tuyển (8) còn sót lại nơi trường thi, thấy bài thi của ta xuất sắc mà tiếc rằng: «Năm bài thi vấn đáp này đâu có thua những bài tấu nghị (9) trong triều đình. Ta nỡ nào để những học trò tài giỏi như thế mà chôn vùi mãi trong phòng học.» Bèn chiếu theo đơn xin cũ, phê chuẩn cho ta lên dự bị cống sinh. Nếu tính luôn những trợ cấp từ trước đến giờ, vừa đúng 91,5 thạch.

Kể từ đó ta càng tin theo số mạng an bài; mọi việc thăng quan tiến chức, giàu sang phú quý đều có thời có lúc của nó. Vì vậy ta an phận mặc đời đẩy đưa, chẳng mong cầu gì cả.

Thuyết đổi vận mạng của thiền sư Vân-Cốc

Sau khi xuất cống, ta lên Yến Đô (10) học tiếp. Ở đó một năm, suốt ngày ngồi yên không học chữ nào. Đến năm sau Kỷ Tỵ (1629), ta trở về Nam Ung (11). Nhân dịp Quốc Tử Giám (12) còn chưa khai giảng, ta lên núi Thê Hà thăm thiền sư Vân Cốc Pháp Hội (13). Ngồi trong phòng đối diện với thiền sư suốt ba ngày đêm không chợp mắt.

Sau sư hỏi: «Sở dĩ con người không thể trở thành thánh nhân chỉ vì bị những vọng niệm lăng xăng trong lòng không ngừng trồi sụt quấy rầy mà thôi. Ngươi ngồi ba ngày mà không thấy khởi lên một vọng niệm nào, làm sao mà làm được như vậy»? Ta trả lời rằng: «Vì sau khi Khổng tiên sinh bói số mạng con, con đã thấy cuộc đời sống chết vinh nhục đều do trời đã sắp đặt sẵn. Dù muốn dù không cũng chẳng thay đổi được gì. Suy nghĩ thêm cũng vậy thôi! »

Mời các bạn đón đọc Liễu Phàm Tứ Huấn của tác giả Viên Liễu Phàm & Ấn Quang Đại sư (dịch).