Tên gốc: 书虫在清朝的米虫生活
Tác giả: Thiên Bản Anh Cảnh Nghiêm - 千本樱景严
Edit: Vi Ánh
Nữ chính:
Đọc sách uyên bác, không đủ chiều sâu.
Tiềm năng vô cùng, tính trơ mạnh mẽ.
Thanh thuỷ văn, một nửa là hư cấu, cho nên nữ chính không phải là nhân vật có thật trong lịch sử, chỉ là tưởng tượng. Tứ Tứ vẫn là Tứ Tứ kia, sẽ không chuyên sủng một nữ nhân. Nữ chính vẫn là nữ chính, yêu nhất bản thân, sẽ không để một người nam nhân ngăn trở bầu trời của chính mình.
***
Nữ chính:
Thích đọc sách, uyên bác, nhưng không đủ sâu sắc.
Rất có tiềm năng, nhưng bản tính trơ lì chậm tiến.
Truyện một nửa là hư cấu, vậy nên nữ chính không phải là nhân vật có thật trong lịch sử, chỉ là tưởng tượng. Tứ Tứ vẫn là Tứ Tứ kia, sẽ không chuyên sủng một nữ nhân. Nữ chính vẫn là nữ chính, yêu nhất bản thân, sẽ không để một nam nhân che lấp khoảng trời của mình.
NHẬN XÉT VỀ TRUYỆN:
Của người edit: mình đã gặm nhấm xong convert, thấy truyện khá là hài hước và giải trí. Rất tiếc là không dành cho ai đang tìm truyện về tình yêu sâu đậm, chết đi sống lại =)) (Vụ tình cảm ở truyện này nhẹ hơn cả lông hồng ý ~)
***
Nữ chính Trình Mỹ Hảo sống ở thời hiện đại là một người thích đọc sách, uyên bác hiểu nhiều nhưng không sâu sắc cho lắm. Một đêm mát trời cô đang đọc sách về triều đại Khang Hi thì chợt ngất đi, tỉnh dậy đã thấy bản thân xuyên không về thời Khang Hi, trở thành Đông Thục Lan, vợ mới cưới của Tứ bối lặc – hay còn gọi là Tứ Tứ.
Thật ra tuy nội dung như vậy, nhưng bộ truyện có cái tên siêu dài và nội dung hơn một trăm chương này không giống như những tác phẩm xuyên không thường thấy. Không có những tình tiết đậm lãng mạn, nữ chính không si tình cũng không cao ngạo, nam chính cũng không cuồng mê chỉ yêu mỗi nữ chính, cũng không có nhịp điệu gay cấn lung trời chuyển đất thay đổi chính sự gì cả.
Cả câu chuyện dường như kể lại cực kì chân thực cuộc sống sau xuyên không muốn khó thì khó, muốn nhàn thì sẽ nhàn của cô gái Mỹ Hảo. Mỹ Hảo không coi việc bị xuyên không là tai họa gì khủng khiếp, cũng không có nhu cầu thể hiện bản thân để thay đổi triều đại mà chỉ an phận đọc sách, sống đời cách cách trong phủ của Tứ Tứ. Nhàn nhã, vui vẻ, biết tận hưởng, lâu lâu làm nghĩa vụ gối chăn của vợ cho chồng thế là xong.
Cá nhân tôi thấy truyện này có YY nhưng không quá lắm, nhưng không có yêu đương gì cả. Một vài người đọc thấy có thì có lẽ có, nhưng hơi nhạt. Dường như giữa Tứ gia và nữ chính Thục Lan chỉ là hai đường thẳng chạy song song, dính líu vào nhau ở nghĩa vụ của vợ và chồng đã được mặc định, ngoài ra thì không có gì đậm đà, sâu sắc giữa hai người cả.
Vì vậy câu chuyện này vừa có một sự nhàm chán, không đặc sắc khiến người đọc có cảm giác không hay lắm, đọc cho vui thôi. Nhưng bên cạnh đó, cũng có thể công nhận rằng câu chuyện phản ánh cuộc đời xuyên không rất thực tế, không lãng mạn hóa nó quá đáng đồng thời thể hiện một nữ chính rất biết lý trí, biết nắm bắt tình hình của bản thân.
***
Khác với bên ngoài đang sôi sùng sục, trong phủ Tứ bối lặc lại tương đối bình tĩnh, nếu mọi chuyện đã định thì điều duy nhất có thể làm bây giờ là nghĩ xem ai nên ra mặt. Ô Lạp Nạp Lạt Thị thân là đích phúc tấn, lại có đại a ca, vậy nên địa vị sẽ không chịu chút tổn hại nào, kể cả vị công chúa Triều Tiên kia có vào cửa thì tối đa cũng chỉ có thể làm trắc phúc tấn. Nếu Ô Lạp Nạp Lạt Thị nghênh chiến mà không may thua thì dường như sẽ tổn hại mặt mũi của Tứ bối lặc. Cho nên, sau khi mọi người thương thảo xong xuôi liền cho ra đáp án như bên ngoài phỏng đoán – bước đầu tốt nhất cứ để Niên trắc phúc tấn ra mặt. Hơn nữa xem tình hình này thì khá chắc chắn Khang Hi cũng sẽ đến xem náo nhiệt.
“Tiểu thư, người thấy Niên trắc phúc tấn có bao nhiêu phần thắng?” Tiểu Thúy thấy Đông Thục Lan đọc được một đoạn đã khép sách lại, nhắm mắt dưỡng thần, liền đem nghi vấn của mình hỏi ra miệng. Khụ, chủ tử các viện bây giờ đều coi tiểu thư nhà nàng như thầy bói, không phải tiểu thư chỉ đánh cược thắng một lần vào năm ngoái thôi sao, vậy mà đại nha hoàn bên người trắc phúc tấn cứ liên tục tới tìm nàng. Với lại chuyện này thì sao có thể xem tướng mà đoán thắng thua? Cho dù có đoán ra được, chắc chắn tiểu thư cũng không tự nguyện dây vào mớ bòng bong này.
“Phần thắng gì?” Thục Lan mở mắt ra.
“Chính là chuyện Niên trắc phúc tấn cùng công chúa Triều Tiên tranh tài lần này. Cả kinh thành đều đang truyền nhau.”
“Tranh tài gì?”
“Còn tranh tài nào nữa? Hai bên đều là tài nữ có tiếng, đương nhiên là sẽ đấu cầm kỳ thi họa, thi từ ca phú, đủ các loại tài nghệ.”
“Ồ tài nữ! Không biết là nước mấy phần(*)? Nếu khoảng cách giữa các nàng không rõ ràng như chữ viết bút lông của bản tiểu thư đặt cạnh chữ viết bút lông của phúc tấn thì kết quả của cuộc so tài này sẽ hiển nhiên phụ thuộc vào việc bối lặc gia có muốn thắng hay không thôi.”
(*) Đọc tiếp sẽ hiểu =))
“Hả?” Tiểu Thúy có phần mơ hồ: “Tiểu thư, nước cái gì phần cơ?”
“Chính là tài nữ đó. Không phải đều do người ngoài thổi phồng lên sao? Ra ngoài nhiều, thi từ nhiều, được người bình phẩm nhiều thì đương nhiên sẽ nổi tiếng. Nước ở đây giống như trong “rượu trộn nước” vậy, không thể nhìn mà nói trước được có bao nhiêu phần thực tài. Nếu ta là Niên thị thì bây giờ ta sẽ cấp tốc cho người đi thu thập chữ viết, thi từ cùng những bức họa của vị công chúa kia, nếu chênh lệch không quá lớn thì có thể vô ưu mà làm những gì nên làm.”
“Nô tỳ không rõ.”
“Trong thi từ ca phú, cầm kỳ thi họa, chỉ trừ mỗi “kỳ” là có thua thắng rõ ràng, còn lại những thứ khác đều vô cùng mơ hồ, không có quy định rạch ròi thắng thua. Ví dụ như chữ viết bằng bút lông, nếu như lấy chữ của ta so với phúc tấn thì đương nhiên không có gì để nói, thế nhưng khi đặt chữ của hai người thực lực tương đương nhau vào cùng một chỗ để so sánh thì sở thích cá nhân của người so sánh sẽ chiếm một phần rất lớn trong việc phân định thắng thua. Hắn có thể nói chữ của ngươi thiên về mềm mại, hay nói chúng thiên về cứng cỏi. Ngươi sẽ không phản bác được, bởi căn bản cũng đâu có luật nào quy định rõ ràng.” Đông Thục Lan thấy Tiểu Thúy vẫn còn chút khó hiểu liền thầm thở dài, nha đầu này cái gì cũng tốt, chỉ có điều hơi ngốc nghếch. Nhưng mà ngốc một chút cũng không sao, mặc dù khi nói chuyện có hơi mệt nhưng rất hợp để giữ bên người. “Ta nói rõ ràng hơn là được. Ví dụ như khi nghe hát thì tiểu thư ta thích nghe những khúc anh hùng ca, còn ngươi lại thích nghe những điệu hát dân gian vùng Giang Nam. Khi hai người đàn hai thể loại khác nhau, không kể đến họ đàn hay hay dở, ta sẽ cảm thấy dân ca Giang Nam không đủ khí thế, ngươi sẽ cảm thấy anh hùng ca quá bi tráng, trên thực tế thì đây là hai thể loại nhạc khác nhau nên không thể đem ra so sánh được, thế nhưng nếu cho bỏ phiếu không phải ngươi sẽ chọn vị nhạc công đàn khúc dân ca Giang Nam sao?”
Mời các bạn đón đọc Cuộc Sống Sâu Gạo Của Mọt Sách Ở Thanh Triều của tác giả Thiên Bản Anh Cảnh Nghiêm.