Thục Sơn Kiếm Hiệp Truyện của Hoàn Châu Lâu Chủ được xem tổ tiên của là truyện tiên hiệp, tu chân hiện đại. Bộ truyện này tuyệt đối là một tiểu thuyết võ hiệp đỉnh cao, xứng đáng là một tuyệt tác đồ sộ bất hủ. Truyện tranh được cải biên từ tiểu thuyết cùng tên, truyện xoay quanh phái Nga My chính nghĩa, kể về kinh lịch học nghệ và trảm yêu trừ ma của đệ tử phái Nga Mi.
***
Tiên hiệp khác với tiểu thuyết võ hiệp truyền thống ở chữ “tiên”. Chất liệu không thể thiếu trong truyện tiên hiệp chính là quá trình nhân vật chính tu luyện thành tiên. Pháp thuật kỳ diệu và pháp bảo có sức mạnh phi thường đóng vai trò thay thế các loại bí kíp võ công quen thuộc.
Hãy quên đi “Hàng long thập bát chưởng”, “Độc Cô cửu kiếm”, “Quỳ Hoa bảo điển” hay “Cửu Âm chân kinh” đi. Trong thế giới tiên hiệp chỉ có “Tru Tiên cổ kiếm”, “Thiêu Hỏa côn”, “Thiên Gia thần kiếm” và “Thiên thư”.
Đạo giáo, luân hồi, nhân quả và năng lực trường sinh bất tử là các yếu tố làm nên sự khác biệt của tiên hiệp và võ hiệp. Thế giới trong truyện tiên hiệp thay đổi từ giang hồ sang thiên hạ, từ nhân gian sang một thế giới thần tiên chỉ có trong trí tưởng tượng.
Trên thực tế, tiểu thuyết tiên hiệp có nguồn gốc khá lâu đời ở Trung Quốc, là một nhánh của tiểu thuyết võ hiệp cựu phái, vốn phát triển mạnh từ đầu thập niên 1920.
Tác phẩm tiên hiệp tiêu biểu và có tính chất mở đầu của thể loại này là Thục Sơn kiếm hiệp truyện của tác giả Hoàn Châu Lâu Chủ. Ngoài ra cũng phải kể đến Linh San hiệp thế truyện của nhà văn Thiên Hưng Ngôn.
Giới chuyên môn đánh giá để viết ra chất tiên hiệp cổ điển, người viết phải có vốn tích lũy dày về Đạo giáo, lịch sử, truyền thuyết, thần thoại Trung Quốc… Do đó, các tác giả phải đầu tư rất nhiều về thời gian và công sức để sáng tạo ra những câu chuyện kỳ ảo.
Tuy nhiên, khi tiểu thuyết võ hiệp tân phái bùng nổ vào giữa thập niên 1950 với sự xuất hiện của hai danh gia là Kim Dung và Lương Vũ Sinh, truyện tiên hiệp lụi tàn. Theo nhà nghiên cứu văn học Trần Mặc, tác giả cuốn Võ hiệp ngũ đại gia, những thứ như phép thuật, pháp bảo, tu tiên… không còn phù hợp với lý tính con người hiện đại nữa.
Do đó, tiểu thuyết tiên hiệp hết thời. Những tàn dư của tiên hiệp còn sót lại trong tiểu thuyết võ hiệp tân phái cũng dần bị loại bỏ. Như Kim Dung khi sửa chữa toàn bộ các tác phẩm của mình đã mạnh tay cắt bỏ những yếu tố kỳ ảo, hoang đường thừa thãi, ví dụ như chi tiết con vượn không sợ lửa tại Băng Hỏa đảo trong Ỷ Thiên Đồ Long ký.
Thế nên, việc tiểu thuyết tiên hiệp bùng nổ trở lại ở đầu thế kỷ 21, khi xã hội Trung Quốc đã trở nên vô cùng hiện đại, là một điều khiến không ít người cảm thấy khó hiểu.
Mời các bạn đón đọc Thục Sơn Kiếm Hiệp Truyện của tác giả Hoàn Châu Lâu Chủ.