Kì hiệp Côn Lôn kiếm là một trong những tác phẩm của Vương Độ Lư. Kì hiệp Côn Lôn kiếm còn có tên khác là Hạc kinh Côn Lôn. Kì hiệp Côn Lôn kiếm là quyển đầu tiên trong Hạc Thiết ngũ bộ hệ liệt. Kì hiệp Côn Lôn kiếm là phần trước của truyện Bảo kiếm Kim Thoa (lưu ý: khác với truyện Thần kiếm Kim Thoa của Đông Phương Ngọc).
Thiên Nam, Trấn Ba huyện vốn là một tòa tiểu thành nằm giữa vùng núi non. Cảnh vật phong thổ không khác gì vùng Xuyên Bắc nhưng tính tình người dân hung hãn hoang dã. Giữa đời Thanh đại loạn khắp nơi, thảo khấu, sơn tặc thường đánh cướp thương khách đường thông thường rất là gian nan.
Kỳ Hiệp Côn Lôn Kiếm thuộc bộ "Hạc Thiết ngũ bộ" gồm:
***
HẠC KINH CÔN LÔN
(Vương Độ Lư)
Giới Thiệu Truyện
Thiểm Nam, Trấn Ba huyện vốn là một tòa tiểu thành nằm giữa vùng núi non.
Cảnh vật phong thổ không khác gì vùng Xuyên Bắc nhưng tính tình người dân hung hãn hoang dã. Giữa đời Thanh loạn lạc khắp nơi, thảo khấu, sơn tặc thường đánh cướp thương khách nên đường thông thương lắm nỗi gian nan. Người đi ra ngoài nếu bản thân không biết võ nghệ tất phải nhờ bảo tiêu bảo vệ, không thì đi một bước cũng gặp nguy hiểm nên lúc đó việc làm ăn của tiêu điếm rất thịnh vượng mà người học võ cũng tăng nhiều.
Ngoài thành Trấn Ba có một lão quyền sư tên Bảo Chấn Phi danh xưng Bảo Côn Lôn vì lão quen sử dụng một thanh Côn Lôn đao. Hình thức đao này không khác với đao bình thường. Chỉ có sức nặng đặc biệt trầm trọng và đao pháp của lão cũng khác với mọi người, thời thiếu niên lão từng gia nhập quân ngũ lập được quân công. Thời trung niên dựa vào bảo tiêu làm sự nghiệp, mở mười mấy tiêu điếm ở các vùng Thiểm Nam, Xuyên Bắc. Trong tiêu điếm có các tiêu đầu nổi tiếng, phần lớn là hậu sinh vãn bối của lão. Sau đó đến tuổi sáu mươi kiếm được gia sản đã nhiều, liền giao tiêu điếm cho nhi tử và bọn đồ đệ của lão kinh doanh, lão trở về gia trang hưởng phúc.
Liệu còn điều gì thú vị đang tiếp nối tiếp truyện, còn những gì mở ra trước mắt nữa, còn bí ẩn gì đây, hành trình dài này đến bao giờ kết thúc, câu trả lời ở đâu ??? Mời bạn đón đọc truyện và theo dõi những truyện khác cùng thể loại như: Kiếm Đạo Độc Tôn, Tuyệt Thế Đường Môn, Linh Vũ Cửu Thiên,…
***
Thiểm Nam, Trấn Ba huyện vốn là một tòa tiểu thành nằm giữa vùng núi non.
Cảnh vật phong thổ không khác gì vùng Xuyên Bắc nhưng tính tình người dân hung hãn hoang dã. Giữa đời Thanh đại loạn khắp nơi, thảo khấu, sơn tặc thường đánh cướp thương khách nên đường thông thương lắm nỗi gian nan. Người đi ra ngoài nếu bản thân không biết võ nghệ tất phải nhờ bảo tiêu bảo vệ, không thì đi một bước cũng gặp nguy hiểm nên lúc đó việc làm ăn của tiêu điếm rất thịnh vượng mà người học võ cũng tăng nhiều.
Ngoài thành Trấn Ba có một lão quyền sư tên Bảo Chấn Phi danh xưng Bảo Côn Lôn vì lão quen sử dụng một thanh Côn Lôn đao. Hình thức đao này không khác với đao bình thường. Chỉ có sức nặng đặc biệt trầm trọng và đao pháp của lão cũng khác với mọi người, thời thiếu niên lão từng gia nhập quân ngũ lập được quân công. Thời trung niên dựa vào bảo tiêu làm sự nghiệp, mở mười mấy tiêu điếm ở các vùng Thiểm Nam, Xuyên Bắc. Trong tiêu điếm có các tiêu đầu nổi tiếng, phần lớn là hậu sinh vãn bối của lão. Sau đó đến tuổi sáu mươi kiếm được gia sản đã nhiều, liền giao tiêu điếm cho nhi tử và bọn đồ đệ của lão kinh doanh, lão trở về gia trang hưởng phúc.
Lúc này, Bảo Chấn Phi đã sáu mươi tư, râu tóc đã bạc nhiều, thân thể mỗi ngày một mập thêm, lão sợ rằng sự to béo đó đến mức đáng sợ dễ bị phong hàn bệnh tật, bèn không dám lơ là luyện tập. Mỗi buổi sáng đều múa mấy đường đao, đánh mấy bài quyền.
Lúc hoàng hôn cưỡi ngựa chạy vài vòng trước sau thôn làng.
Thôn gia lão cư trú tên gọi Bảo Gia thôn. Phía trước là một dãy núi xanh biếc, phía đông là một con sông nhỏ, phía tây là sơn dã, phía bắc là Trấn Ba huyện thành phong cảnh tráng lệ như vùng Giang Nam nhưng ẩn tàng vẻ hung hãn.
Bảo Chấn Phi tuy là người nổi tiếng khắp thôn nhưng điền trạch của lão không lớn.
Trong nhà cũng không có người hầu kẻ hạ. Làm việc cho lão toàn bộ là bọn đồ đệ.
Đồ đệ Bảo Chấn Phi tổng cộng có hơn ba mươi người. Phần đông chia nhau cư trú ở các nơi. Hiện giờ tùy tùng cho lão chỉ có sáu người. Sáu người này và con thứ của lão giúp lão mọi việc kinh doanh và gia vụ như trông trọt, gặt hái, nuôi trâu ngựa … lão không cần thuê người ngoài.
Người học võ với lão bất tất đưa lễ vật gì. Chỉ cần mỗi ngày đều phải đến luyện, sau năm năm nhất định đầy người võ công, nhưng giới điều Bảo Chấn Phi lập ra cho môn đồ vô cùng nghiêm ngặt. Tổng cộng có sáu điều: thứ nhất không được sát thương người vô tội, điều hai không được háo sắc tham dâm, điều ba không được trộm cắp tài vật, điều bốn không được áp bức người cô quả, điều năm không được miệt thị sư môn, điều sáu không được bội nghĩa phản đạo nghĩa. Trong đó, nặng nhất là tội gian dâm. Vì Bảo lão tin câu nói "vạn ác dâm vi thủ" (vạn tội ác, tội dâm đứng đầu). Lão hành tẩu giang hồ hơn bốn mươi năm, giết hơn ba mươi mạng người đều là bọn gian phu dâm phụ không phải là kẻ vô tội.
Đại đệ tử của lão là Thường Chí Cao vì luyến ái một phụ nhân giang hồ mãi võ, bị lão biết lập tức buộc Thường Chí Cao tự đoạn một cánh tay, tứ đệ tử Tưởng Chí Diệu lúc xem kịch trêu ghẹo một phụ nữ, lão gặp được lập tức móc một mắt. Đệ tử thứ hai mươi ba Hồ Chí Khai tư thông với chị dâu, lão hay được cho người đưa một phong thư, trên thư không có một chữ chỉ có dấu tay của lão để lên. Hồ Chí Khai biết sư phụ muốn lấy mạng gã bèn tự sát mạng vong.
Mời các bạn đón đọc Hạc Kinh Côn Lôn (Kỳ Hiệp Côn Lôn Kiếm) của tác giả Vương Độ Lư.