Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tần Nhượng Thư

Truyện Tần Nhượng Thư xoay quanh nhân vật có gia thế tương tối trong chốn quan thương. Đó chính là Điền Đông Giám có chức danh là hậu duệ của Điền Văn. Trước đó hắn là học trò nghèo tưởng chừng vô dụng.

Nhưng cái gì cũng có ngoại lệ! Đó chính là có mấy chục chàng thiếu hiệp xuất thân nhà đại phú, thế gia, họ đến không phải vì đói, mà vì nhan sắc của bốn cô con gái của Điền Đông Giám. Họ đều xinh đẹp như hoa, tuổi từ mười chín đến hai mươi hai.

Bên cạnh đó Ngọc Trâm có võ công cao cường, được giới võ lâm ở Tế Nam đặt cho nàng danh hiệu là Hổ Hồng Nhan. Họ Điền không có con trai nối dõi, nên người rể đầu là người thừa hưởng tài sản kết sù. Vậy ai sẽ là người đủ mạnh mẽ kiên cường? Mời quý vị theo dõi truyện sẽ rõ!

***

Tần Nhương Thư là một trong những tác phẩm của Ưu Đàm Hoa.

Điền Đông Giám là hậu duệ của Điền Văn, em trai của quan tướng quốc Điền Kỵ là người nước Tề. Đông Giám là Mạnh Thường Quân của phủ Tế Nam, trong nhà lúc nào cũng chứa hai ba ngàn khách cả văn lẫn võ. Đông Giám tuổi độ năm mươi hai, giàu có, sở hữu mấy vạn mẩu ruộng đất ở quanh thành Tế Nam. Khách của họ Điền đa số là hào khách võ lâm và học trò nghèo. Có một số ngoại lệ, là có mấy chục chàng thiếu hiệp xuất thân nhà đại phú, thế gia, họ đến không phải vì đói, mà vì nhan sắc của bốn cô con gái của Điền Đông Giám. Họ đều xinh đẹp như hoa, tuổi từ mười chín đến hai mươi hai.

Hai năm qua kẻ đến người đi cũng nhiều, nhưng bốn cặp mắt xanh kia vẫn chưa ghé vào ai. Và quan trọng hơn hết là cặp mắt của đại tiểu thư, Điền Ngọc Trâm. Khốn nổi Điền đại tiểu thư tuy đẹp nhất nhà, nhưng tính tình kiêu kỳ ngạo mạn, nóng nảy dữ dằn như Trương Phi, xem nam nhân trong thiên hạ như cỏ rác. Ngọc Trâm có võ công cao cường, được giới võ lâm ở Tế Nam đặt cho nàng danh hiệu là Hổ Hồng Nhan. Họ Điền không có con trai nối dõi, nên người rể đầu là người thừa hưởng tài sản kết sù. Điều này đã khiến Ngọc Trâm là mục tiêu số một của các chàng trai.

Ngoài dung mạo, Hổ Hồng Nhan còn ra điều kiện rằng, ứng viên phải dưới tuổi hai mươi lăm, có võ công cao hơn nàng ! Võ lâm có nhiều gã đẹp trai, nhưng không có ai đánh bại Ngọc Trâm. Chính võ lâm Mạnh Thường Quân cha nàng, cũng bực mình tiếc rẻ, khi thấy con gái, loại bỏ những chàng trai tuyệt diệu, chỉ vì họ quá hai mươi lăm tuổi. Vậy có phải Hổ Hồng Nhan kén chọn quá, thành ra ế chồng? Ai là người đáp ứng điều kiện của cô ta?…

***

Thời Chiến Quốc, nước Tề trên bán đảo Sơn Đông, có một nhân vật rất nổi tiếng về lòng hiếu khách và hào phóng.

Tên tuổi của ông ta sau này đã trở thành danh từ để tượng trưng cho tính cách của bậc Đại Thiện Nhân. Người ấy chính là Mạnh Thường Quân, Quân Điền Văn, em trai của quan tướng quốc Điền Kỵ!

Cùng thời với Mạnh Thường Quân còn có ba nhân vật nữa như Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ nước Ngụy, Xuân Thân Quân Hoàng Yết nước Sở và Bình Nguyên Quân Triệu Thắng nước Triệu.

Ba người này cũng cư xử, hành động như Mạnh Thường Quân, nghĩa là trong nhà lúc nào cũng chứa hai ba ngàn khách cả văn lẫn võ. Tuy nhiên, không hiểu sao hậu thế lại chỉ tôn sùng Mạnh Thường Quân?

Gương sáng cổ nhân được con cháu noi theo, nên giờ đây, ở đất Tế Nam tỉnh Sơn Đông, có một người xưng là Võ Lâm Mạnh Thường Quân!

Lão này có lẽ đúng là hậu duệ của Mạnh Thường vì cũng ở họ Điền, tên gọi Đông Giám, tuổi độ năm mươi hai. Do lão rất giỏi kiếm pháp nên đã thêu hai chữ võ lâm vào danh hiệu của tổ phụ.

Điền Đông Giám giàu nứt đố đổ vách, sở hữu mấy vạn mẫu ruộng tốt ở quanh thành Tế Nam, cùng hàng chục tiền trang ở khắp tỉnh Sơn Đông. Với gia tài cự vạn ấy, Điền Đông Giám thừa sức nuôi ngàn khách cho xứng với cái danh hiệu Mạnh Thường Quân!

Khách của nhà họ Điền đa số là hào kiệt võ lâm, chỉ có vài chục mống học trò nghèo đến ăn nhờ ở đậu, chờ ngày ứng thi!

Gần ngàn hào kiệt đến làm khách của Điền gia trang đều thuộc hạng áo vải, mới xuất đạo thanh danh chưa nổi, nhưng thỉnh thoảng cũng có những cao thủ lẫy lừng ghé qua chơi vài ngày rồi đi.

Khi đọc sử hoặc truyện võ hiệp, chúng ta thường gặp lời tự khiêm là hai chữ “áo vải” hoặc “bố y”. Bố y chính là quần áo được dệt, may bằng vải gai dầu.

Gai dầu là loại thực vật thân thảo một năm, thuộc họ dâu tằm, được trồng rộng rãi ở Trung Hoa, từng là nguyên liệu chủ yếu để may y phục. Sợi gai dầu dài mà dai, khó mục, có thể dệt vải bạt, vải buồm, vải chống thấm nước, thảm trải nền nhà… Tất nhiên, người nghèo mới mặc loại vải này. Còn lụa là, gấm vóc để dành cho kẻ sang giầu!

Tóm lại, dù văn hay võ thì cũng vì nghèo nên mới đến Điền gia trang mà ăn chực, ở nhờ!

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, vì trong số thực khách của nhà họ Điền nổi bật lên mấy chục chàng thiểu hiệp xuất thân đại phú, thế gia. Họ đến đây không phải vì đói, mà vì nhan sắc bốn cô con gái của Điền Đông Giám!

Điền phu nhân đẻ sàn sàn năm một, cho ra đời bốn ả tố nga rồi từ trần. Họ đều xinh đẹp như hoa, có tuổi từ mười chín đến hai mươi hai. ước mơ của người nghèo thường mãnh liệt hơn kẻ giàu, do vậy, đám thanh niên áo vải chưa vợ kia chắc cũng rắp ranh bắn sẻ, mong mỏi trở thành rể họ Điền!

Hai năm qua, kẻ đến người đi cũng nhiều, nhưng bốn cặp mắt xanh kia vẫn chưa ghé vào ai. Và quan trọng nhất là cặp mắt của đại tiểu thư Điền Ngọc Trâm. Theo phong tục Trung Hoa thì trưởng nữ phải xuất giá trước rồi mới đến các em!

Khốn nỗi, Điền đại tiểu thư tuy đẹp nhất nhà nhưng tính tình kiêu kỳ, ngạo mạn, nóng nảy dữ dằn như Trương Phi, xem nam nhân trong thiên hạ như cỏ rác!

Ngọc Trâm được chân truyền pho Tích Lịch kiếm pháp của cha, võ nghệ cao siêu, được giới võ lâm Sơn Đông đặt cho danh hiệu Hổ Hồng Nhan (nàng hổ cái).

Họ Điền không có con trai nối dõi, nên rể đầu sẽ là người hưởng thừa kể lớn nhất. Điều này đã khiến Ngọc Trâm trở thành mục tiêu số một của các chàng trai.

Mời các bạn đón đọc Tần Nhượng Thư của tác giả Ưu Đàm Hoa.