Tại sao khoa học viễn tưởng phát triển mạnh như vậy? Trên nét lớn, có thể cắt nghĩa bằng một lý do giản dị:
Từ nhiều thế kỷ nay, câu hỏi tương lai loài người, tương lai thế giới ra sao, vẫn là câu hỏi trở đi trở lại trong tâm trí nhiều người, thuộc nhiều thế hệ.
Đến thời đại chúng ta, câu hỏi trên càng có sức ám ảnh. Mặc dù khoa học có giúp cho người ta giải đáp một số vấn đề, nhưng nhiều vấn đề khác – mà lại là những vấn đề chính yếu – vẫn nằm ngoài tầm tay, do đó, càng thu hút sự chú ý của nhiều người:
– Máy móc được chế tạo thêm, sản phẩm làm ra nhiều hơn, điều kiện đời sống thuận tiện hơn, có phải bao giờ cũng tốt đẹp, hay nó sẽ phá vỡ sự cân bằng và những mối quan hệ vốn có của xã hội?
– Người máy, và những máy móc siêu đẳng khác, do con người chế tạo ra, có thay thế được cho con người? Trong xã hội kỹ thuật phát triển đó, vai trò của con người nên được hình dung ra sao?
– Những tìm tòi của con người vào khoảng không vũ trụ và cuộc tấn công vào thế giới chung quanh nói chung sẽ mở ra không cùng, hay có những giới hạn của nó?
– Cùng với mọi biến đổi trong khoa học kỹ thuật, bản thân con người và xã hội loài người sẽ thay đổi theo hướng nào? Đặc biệt đời sống tinh thần của con người sẽ giàu có hơn hay nghèo nàn đi? Những sự tha hóa nào cần được đề phòng?
Những câu hỏi trên và nhiều câu hỏi tương tự khác, liên tiếp được đặt ra.
Một mặt, các nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng, phần lớn là những người rất thông thạo các vấn đề khoa học kỹ thuật hiện đại (một số trong họ là những nhà khoa học thực thụ, viết khoa học viễn tưởng như một “nghề tay trái”), nên họ cùng tham gia dự đoán như mọi người.
Mặt khác, như chúng ta thấy, trước sau những người được dư luận công nhận vẫn là những nhà văn nặng lòng trắc ẩn và hết sức nhạy cảm. Trong khi phóng trí tưởng tượng về phía trước, họ thường chia sẻ với chúng ta những lo âu, để rồi, vượt qua những lo âu đó, đạt đến một cái nhìn lạc quan chân chính.
Rất tự hào về nghề nghiệp của mình, A. Asimov, một nhà viết truyện khoa học nổi tiếng đồng thời là một nhà bác học người Mỹ cho rằng: “Yêu khoa học viễn tưởng có nghĩa là quan tâm tới tương lai nhân loại, và ở mức độ nào đó, là yêu tất cả mọi người, muốn cho mọi người hạnh phúc”. (Đúng là mình yêu khoa học viễn tưởng thật hí hí).
Theo cách nói của nhà văn Bungari I. Virusev, khoa học viễn tưởng nảy sinh để giúp cho loài người hình dung ra “cái độ cao đến chóng mặt” mà chúng ta đã đạt tới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Thoạt đầu, qua khoa học viễn tưởng, người ta thấy toát ra một niềm kiêu hãnh chính đáng; rồi sau đó, một nỗi lo lắng không kém phần gớm ghê; cả niềm kiêu hãnh lẫn nỗi lo lắng kia gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật. Bởi vậy, ông kết luận, – “khoa học viễn tưởng giúp tôi viết về con người tương lai, những người sống trong thế kỷ siêu kỹ thuật, nhưng không bao giờ nguôi quên cái khao khát chính đáng là làm chủ thế giới”.
Nghiên cứu sáng tác của các đồng nghiệp khác và từ sáng tác của bản thân, nhà văn Cộng hòa Dân chủ Đức là C. Krupcat đi tới kết luận: “Trí tưởng tượng của người ta thật không biết đâu là cùng. Trong toàn bộ vẻ đa dạng của nó, thế giới là vô hạn. Nhưng người ta có thể nhận thức được thế giới đó”. Ông chọn con đường trở thành nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng với mục đích sáng rõ “mở ra cho con người thấy cả thế giới bao la của tính nhân đạo”, tức giúp cho họ thêm kiêu hãnh làm người.
Từ chỗ mải mê đi vào dự đoán các máy móc sẽ được chế tạo, các nguồn năng lượng sẽ được đưa vào sử dụng, từ chỗ say sưa với thế giới của những hành tinh chưa từng có dấu vết sự sống, gần đây khoa học viễn tưởng bắt đầu có thêm những hướng đi mới. Một số tác giả chú ý nhiều hơn đến những đổi mới sẽ xảy ra trong sinh học, y học; một số kiên trì đi vào thế giới nội tâm của con người, tìm cách phát hiện ra ở đó tất cả những gì lạ lùng kỳ dị, và cố nhiên chúng ta còn biết rất ít, nhất là khi đặt nó vào khung cảnh của những biến đổi kỹ thuật sẽ xảy tới trong tương lai. Một ngành khoa học viễn tưởng mới bắt đầu xuất hiện: khoa học viễn tưởng có tính triết học và tâm lý sâu sắc. Nó khiến cho thể văn này khắc phục được một nhược điểm người ta vẫn chế giễu là chỉ đi vào những khía cạnh li kỳ của sự tìm tòi mà thiếu khả năng đề cập những chuyện gần gũi với đời sống bên trong của con người. Nhiều nhà văn vốn nổi tiếng ở các khu vực khác nay cũng viết khoa học viễn tưởng. K. Sapeil ở Tiệp (người lần đầu tiên nói đến người máy – robot). A. Maurois, Vecco ở Pháp, Kobo Abe ở Nhật, Dürrenmatt ở Thụy Sĩ, v.v… Với sự tham gia của các cây bút bậc thầy này, chất văn học trong khoa học viễn tưởng được triển khai trên nhiều bình diện mới. Một nhà văn Rumani là I. Habana tuyên bố, “khoa học viễn tưởng là một công cụ vô giá trong công cuộc nghiên cứu tâm lý”. Ông nêu ra một nhận xét được nhiều người đồng tình: “Đối với nhà văn, không gì khó hơn và thú vị hơn là đoán ra cảm xúc, và nói chung, đoán ra phản ứng tâm lý của những con người tương lai, dự báo những mâu thuẫn mà chỉ tương lai mới có”.
Trận trọng gửi đến các bạn một tập truyện thú vị!
***
Xem xét quá trình phát triển của văn học xưa nay, người ta vẫn thấy có những tác phẩm trong đó những yếu tố của hiện thực được phối hợp một cách đặc biệt, không theo những nguyên tắc sẵn có của đời sống mà theo một cách riêng, từ đó tạo ra những khung cảnh “quái đản”, những con người kỳ dị và đủ các chuyện lạ khác. Ví dụ rất nhiều, từ những bóng ma trong kịch Shakespeare, những người khổng lồ và người tí hon trong J. Swift, qua các nhân vật trong Gargantua và Pantagruel của Rabelais, một số truyện của Voltaire, truyện ngắn của Hoffmann ở Đức, E. Poe ở Mỹ v.v… Ở phương Đông có Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, v.v…
Mượn cái không thể có để biểu hiện cái có thể có trong đời sống, đấy chính là một hình thức nhận thức: nhận thức thông qua lạ hóa.
Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, lại thấy nảy nở một loại truyện có sắc thái mới: hoặc là dự đoán những thành tựu khoa học mà một thời gian sau loài người mới đạt tới (việc sáng chế các loại máy móc mới, việc sử dụng năng lượng mặt trời, nhờ sự trợ giúp của một chất bán dẫn nào đó, v.v…); hoặc kể về một số hiện tượng xã hội kỳ lạ, sẽ xảy ra trong tương lai.
Cũng từ đây, danh từ khoa học viễn tưởng ra đời. Hai tác giả thuộc loại cổ điển ở thể văn này là Jules Verne (1825-1905) với các tác phẩm như Cuộc du lịch của đại úy Hatteras, Hòn đảo bí mật, Tám vạn dặm dưới biển, và Herbert Wells (1866-1946), tác giả Người vô hình, Cuộc chiến tranh giữa các thế giới, v.v… Jules Verne là người đầu tiên hiểu rằng thế giới sẽ chịu ảnh hưởng của kỹ thuật. Ông ý thức được rằng trên trái đất dần dần và nhất định sẽ có nhiều máy móc. Còn tiểu thuyết của Wells, theo cách nói của nhà văn Soviet Olessa, chính là những thần thoại của thời đại mới, những thần thoại kể về máy móc và con người giữa những máy móc. Tên tuổi của hai ông, gắn liền với hai dòng chính mà đến nay người ta còn thấy trong truyện khoa học viễn tưởng.
Tuy nhiên, chỉ từ đại chiến thế giới thứ hai trở lại đây, loại truyện này mới trở thành hiện tượng bùng nổ mạnh mẽ ở nhiều nước.
Số nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng rất đông. Riêng ở Mỹ, theo một con số thống kê năm 1967, số nhà văn loại này đã lên tới ba bốn trăm người, trong đó ba bốn chục người rất ăn khách, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng khác.
Có những nhà xuất bản, những tạp chí chuyên môn in các loại truyện khoa học viễn tưởng.
Có những giải thưởng dành tặng cho các tác phẩm xuất sắc hàng năm. Có những câu lạc bộ khoa học viễn tưởng hoạt động với thư viện riêng, ngân sách riêng, v.v…
Ở Anh, Pháp, Ý, Nhật, các nước Bắc Âu, cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức, v.v… khoa học viễn tưởng đã trở thành một “phân xưởng” không thể thiếu trong guồng máy văn học. Giữa nước nọ nước kia, việc dịch in và phổ biến những tác phẩm mới ra đời được xúc tiến hết sức nhanh chóng.
Tại sao khoa học viễn tưởng phát triển mạnh như vậy? Trên nét lớn, có thể cắt nghĩa bằng một lý do giản dị:
Từ nhiều thế kỷ nay, câu hỏi tương lai loài người, tương lai thế giới ra sao, vẫn là câu hỏi trở đi trở lại trong tâm trí nhiều người, thuộc nhiều thế hệ.
Đến thời đại chúng ta, câu hỏi trên càng có sức ám ảnh. Mặc dù khoa học có giúp cho người ta giải đáp một số vấn đề, nhưng nhiều vấn đề khác – mà lại là những vấn đề chính yếu – vẫn nằm ngoài tầm tay, do đó, càng thu hút sự chú ý của nhiều người:
– Máy móc được chế tạo thêm, sản phẩm làm ra nhiều hơn, điều kiện đời sống thuận tiện hơn, có phải bao giờ cũng tốt đẹp, hay nó sẽ phá vỡ sự cân bằng và những mối quan hệ vốn có của xã hội?
– Người máy, và những máy móc siêu đẳng khác, do con người chế tạo ra, có thay thế được cho con người? Trong xã hội kỹ thuật phát triển đó, vai trò của con người nên được hình dung ra sao?
– Những tìm tòi của con người vào khoảng không vũ trụ và cuộc tấn công vào thế giới chung quanh nói chung sẽ mở ra không cùng, hay có những giới hạn của nó?
– Cùng với mọi biến đổi trong khoa học kỹ thuật, bản thân con người và xã hội loài người sẽ thay đổi theo hướng nào? Đặc biệt đời sống tinh thần của con người sẽ giàu có hơn hay nghèo nàn đi? Những sự tha hóa nào cần được đề phòng?
V.v… và v.v…
Những câu hỏi trên và nhiều câu hỏi tương tự khác, liên tiếp được đặt ra.
Một mặt, các nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng, phần lớn là những người rất thông thạo các vấn đề khoa học kỹ thuật hiện đại (một số trong họ là những nhà khoa học thực thụ, viết khoa học viễn tưởng như một “nghề tay trái”), nên họ cùng tham gia dự đoán như mọi người.
Mặt khác, như chúng ta thấy, trước sau những người được dư luận công nhận vẫn là những nhà văn nặng lòng trắc ẩn và hết sức nhạy cảm. Trong khi phóng trí tưởng tượng về phía trước, họ thường chia sẻ với chúng ta những lo âu, để rồi, vượt qua những lo âu đó, đạt đến một cái nhìn lạc quan chân chính.
Rất tự hào về nghề nghiệp của mình, A. Asimov, một nhà viết truyện khoa học nổi tiếng đồng thời là một nhà bác học người Mỹ cho rằng: “Yêu khoa học viễn tưởng có nghĩa là quan tâm tới tương lai nhân loại, và ở mức độ nào đó, là yêu tất cả mọi người, muốn cho mọi người hạnh phúc”.
Bradbury, một nhà văn Mỹ khác bổ sung: “Suy cho cùng, chỉ những ai không hài lòng với xã hội hôm nay và biết biểu lộ sự không hài lòng đó một cách mạnh mẽ, người đó mới xây dựng được những truyện khoa học viễn tưởng có giá trị”.
Theo cách nói của nhà văn Bungari I. Virusev, khoa học viễn tưởng nảy sinh để giúp cho loài người hình dung ra “cái độ cao đến chóng mặt” mà chúng ta đã đạt tới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Thoạt đầu, qua khoa học viễn tưởng, người ta thấy toát ra một niềm kiêu hãnh chính đáng; rồi sau đó, một nỗi lo lắng không kém phần gớm ghê; cả niềm kiêu hãnh lẫn nỗi lo lắng kia gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật. Bởi vậy, ông kết luận, – “khoa học viễn tưởng giúp tôi viết về con người tương lai, những người sống trong thế kỷ siêu kỹ thuật, nhưng không bao giờ nguôi quên cái khao khát chính đáng là làm chủ thế giới”.
Nghiên cứu sáng tác của các đồng nghiệp khác và từ sáng tác của bản thân, nhà văn Cộng hòa Dân chủ Đức là C. Krupcat đi tới kết luận: “Trí tưởng tượng của người ta thật không biết đâu là cùng. Trong toàn bộ vẻ đa dạng của nó, thế giới là vô hạn. Nhưng người ta có thể nhận thức được thế giới đó”. Ông chọn con đường trở thành nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng với mục đích sáng rõ “mở ra cho con người thấy cả thế giới bao la của tính nhân đạo”, tức giúp cho họ thêm kiêu hãnh làm người.
Từ chỗ mải mê đi vào dự đoán các máy móc sẽ được chế tạo, các nguồn năng lượng sẽ được đưa vào sử dụng, từ chỗ say sưa với thế giới của những hành tinh chưa từng có dấu vết sự sống, gần đây khoa học viễn tưởng bắt đầu có thêm những hướng đi mới. Một số tác giả chú ý nhiều hơn đến những đổi mới sẽ xảy ra trong sinh học, y học; một số kiên trì đi vào thế giới nội tâm của con người, tìm cách phát hiện ra ở đó tất cả những gì lạ lùng kỳ dị, và cố nhiên chúng ta còn biết rất ít, nhất là khi đặt nó vào khung cảnh của những biến đổi kỹ thuật sẽ xảy tới trong tương lai. Một ngành khoa học viễn tưởng mới bắt đầu xuất hiện: khoa học viễn tưởng có tính triết học và tâm lý sâu sắc. Nó khiến cho thể văn này khắc phục được một nhược điểm người ta vẫn chế giễu là chỉ đi vào những khía cạnh li kỳ của sự tìm tòi mà thiếu khả năng đề cập những chuyện gần gũi với đời sống bên trong của con người. Nhiều nhà văn vốn nổi tiếng ở các khu vực khác nay cũng viết khoa học viễn tưởng. K. Sapeil ở Tiệp (người lần đầu tiên nói đến người máy – robot). A. Maurois, Vecco ở Pháp, Kobo Abe ở Nhật, Dürrenmatt ở Thụy Sĩ, v.v… Với sự tham gia của các cây bút bậc thầy này, chất văn học trong khoa học viễn tưởng được triển khai trên nhiều bình diện mới. Một nhà văn Rumani là I. Habana tuyên bố, “khoa học viễn tưởng là một công cụ vô giá trong công cuộc nghiên cứu tâm lý”. Ông nêu ra một nhận xét được nhiều người đồng tình: “Đối với nhà văn, không gì khó hơn và thú vị hơn là đoán ra cảm xúc, và nói chung, đoán ra phản ứng tâm lý của những con người tương lai, dự báo những mâu thuẫn mà chỉ tương lai mới có”.
Trên nét lớn, những nhận xét vừa nêu ở trên với truyện khoa học viễn tưởng nói chung cũng đúng với sự phát triển của thể tài này ở một nền văn học chúng ta từng đã quen biết, là văn học Soviet.
Với các sáng tác như Con đầm pích của Puskin, Cái mũicủa Gogol, và nhiều truyện ngắn, truyện vừa của A. Kuprin, văn học Nga thế kỷ thứ XIX từng biết tới một dạng tư duy văn học, đặc biệt là lối phản ánh đời sống qua những hình ảnh quái lạ, những biến dạng kỳ dị, và nói chung là phản ánh theo lối ước lệ, nhưng lại làm nổi bật bản chất của đời sống. Về một phương diện khác, trong những công trình nghiên cứu và phổ biến khoa học của một người như C. Tsiolkovsky, cũng thấy đưa ra nhiều dự án cho các máy móc sẽ được phát triển trong tương lai. Qua đầu thế kỷ XX, người đi đầu trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng ở Nga, không ai khác hơn nhà văn Alexey Tolstoy. Trong các cuốn tiểu thuyết Hyperboloid và chiếc đèn chiếu của kỹ sư Garin, nếu bạn đọc trẻ tuổi thấy thú vị trước những hình tượng lãng mạn, thì những người từng trải lại nhận ra được ở đó những mâu thuẫn xã hội sâu sắc, và bởi vậy, các thiên truyện đó của A. Tolstoy vừa hấp dẫn, vừa có giá trị. Các nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng ở Liên Xô hiện nay thường vẫn tự hào là ngay từ đầu, thể tài này đã được các nhà văn chân chính mở đường.
Nhà văn Soviet đầu tiên dành tất cả tài năng cho khoa học viễn tưởng là A. R. Belyaev (1884-1942). Trong những tác phẩm như Cái đầu của giáo sư Dowell, Đảo của những thuyền đắm, Người cá, v.v… Belyaev thường nói về các vấn đề khoa học trong tương lai, nhất là những đổi mới trong sinh học, y học.
Mời các bạn đón đọc Tội Ác Trên Thiên Đường Mật của tác giả Nhiều Tác Giả.