Một buổi đêm thu, khí trời mát mẻ, trăng tỏ treo cao, vòm trời bát ngát, không chút mây gợn xanh ngắt một màu.
Trên khu đất cỏ phẳng phiu trước mộ Song Phi ở Bắc Mang, một chàng thiếu niên lối hai mươi tuổi, mình mặc áo tím nằm nghiêng, lấy tay gối đầu hướng về phía vầng trăng.
Dưới ánh trăng tỏ, ai cũng nhìn rõ mặt thiếu niên phong tư anh tuấn, nhưng nước da xanh lợt coi mà phát khiếp.
Bên cạnh thiếu niên ngoài vũng uế vật và rượu vừa nôn ra còn có ba thứ: một cái hộp sơn đen, một chiếc khăn mùi xoa hoa hồng và một cây trường kiếm cổ kính hình thù kỳ dị.
Cái hộp gỗ đen dài chừng bẩy tấc, rộng năm tấc coi rất xinh xắn.
Cạnh hộp gỗ là thanh trường kiếm cắm ngược xuống đất. Thân màu lam thẫm, ánh trăng chiếu vào ẩn hiện màu rực rỡ. Hẳn nhiên là một thanh kiếm chặt vào vật rắn đến đâu cũng phải tan vỡ.
Còn tấm khăn mùi xoa ai trông thấy cũng nhận ra ngay là vật chuyên dùng của phụ nữ.
Chàng thiếu niên ngủ say chưa bao lâu thì đột nhiên từ trên sườn núi trước mặt ở phía xa xa vọng lại điệu hát chẳng thành âm luật nào:
Tiếng ca trước xa sau gần rồi bóng người xuất hiện.
Người này là một lão cái mặc áo cũn cỡn, đầu búi tóc rối, mặt mũi lem luốc, đeo
manh chiếu rách, tay cầm cây gậy trúc chệnh choạng cất bước, chân nam đá chân xiêu tựa như người say rượu.
Lão cái đến trước khu thảo bình còn cách tử y thiếu niên chừng hơn mười bước, hắt hơi một cái rồi dừng lại.
Lão ngoảnh mặt ngó thiếu niên đang nằm ngủ say bằng cặp mắt lạnh lùng. Sau lão khẽ khịt mũi một tiếng, đặt ngang cây gậy, ngồi xếp bằng xuống đất.
Thuần y lão cái vừa ngồi yên, trên con đường phía sau lại có hai bóng người một trước một sau tiếp tục đi tới.
Hai người mới đến là một đại hán mặt đen, thân thể cao lớn và một văn sĩ trung niên ăn mặc chỉnh tề.
Thuần y lão cái từ từ quay lại đảo mắt nhìn hai người một cái rồi vẫn giữ tư thế ngồi như lúc trước.
Đại hán mặt đen và văn sĩ đứng tuổi thấy lão lạnh lùng cũng không để ý. Họ đưa mắt cho nhau rồi tản ra hai bên ngồi xuống đất cách Tử y thiếu niên chừng hơn trượng. Cả hai mặt đều lạnh lùng như tiền.
Hai người ngồi xuống rồi chăm chú nhìn ba món đồ vật bên mình thiếu niên.
Đại hán mặt đen ngó cái hộp gỗ sơn đen xinh đẹp bằng cặp mắt xoi mói.
Thị tuyến của văn sĩ trung niên lại để vào tấm khăn mùi xoa bằng lụa hồng.
Lúc này trong khóe mắt đại hán mặt đen lộ vẻ tức giận cơ hồ tóe lửa.
Tử y thiếu niên vẫn tiếp tục ngủ say.
Ba người khách mới đến gần thiếu niên nếu để tầm cừu hay lấy bảo vật mà chàng lơ là như vậy thì thật là sơ suất.
Tục ngữ có câu: “Lai giả bất thiện, thiện giả bất lai”. Nếu là người định gây điều bất lợi cho thiếu niên thì bất chấp bản lãnh họ cao hay thấp tới đâu, lúc này là một cơ hội rất tốt để hạ thủ một cách đột ngột, thật dễ dàng quá mà hậu quả không biết đâu mà lường.
May ở chỗ ba người khách mới đến, mục đích của họ không giống nhau và dường như cũng không ăn ý với nhau nên đối với Tử y thiếu niên có một thái độ thù nghịch bất nhất, dường như chưa ai nhắm thẳng vào thứ gì.
Tình trạng này kéo dài thời gian chừng uống cạn tuần trà thì phía sau ngôi mộ Song Phi vang lên những tiếng tà áo bay lạch phạch. Tiếp theo là người thứ tư xuất hiện.
Nhân vật này là một đạo nhân áo xám lối bốn chục tuổi, mặt mũi sáng sủa. Cặp lông mày thô và rậm, sóng mũi cao gồ, mắt chiếu hào quang như hai luồng điện, ai thấy cũng biết là một nhân vật khó chơi.
Đạo nhân vừa xuất hiện đã cất tiếng lạnh lùng hỏi:
- Vị tiểu thí chủ của chúng ta đã đến chưa?
Lúc đạo nhân hỏi câu này mắt chưa trông thấy người.
Sự thực tiểu thí chủ mà y hỏi chính là Tử y thiếu niên đang nằm ở phía trước cách y không đầy một trượng.
Thuần y lão cái vẫn ngồi nhắm mắt không nhúc nhích tựa hồ chẳng nghe thấy gì, lại giống một tượng đất trong một ngôi chùa đổ nát.
Đại hán mặt đen và văn sĩ trung niên ngẩng đầu lên lạnh lùng ngó đạo nhân một cái nhưng khóe mắt tỏ ra không muốn lên tiếng.
Cả bốn người dường như giữ thân phận khác biệt và chẳng ai coi ai vào đâu. Chỉ có đại hán mặt đen và văn sĩ trung niên tựa hồ có chút giao tình.
Tử y thiếu niên trở mình tỉnh giấc.
Chàng co mình vươn tay ngáp dài một cái rồi ngồi dậy, giương cặp mắt ngáy ngủ, miệng cất tiếng hỏi một cách hàm hồ:
Bốn vị đến cả rồi ư?
Đúng thế! Bọn tại hạ đến đã lâu.
Tử y thiếu niên tựa hồ ngủ chưa được đẫy giấc lại để tay che miệng ngáp dài, từ từ quay lại nhìn văn sĩ trung niên uể oải hỏi:
Xin hỏi bốn vị hẹn tại hạ đêm nay đến dây có điều chi dạy bảo?
Văn sĩ trung niên biến sắc toan nổi nóng thì đại hán mặt đen ở phía đối diện nhảy bổ lên, sấn lại một bước, trông vào mặt thiếu niên tỏ vẻ tức giận quát:
Gã tiểu tử kia! Ngươi còn dám giả vờ…
Tử y thiếu niên xoay mình gật đầu đáp:
Các hạ cho biết trước cũng được.
Chàng ngoảnh đầu lại chú ý nhìn đại hán hỏi tiếp:
Các hạ có điều chi dạy bảo?
Đại hán áo đen sừng sực tiến lên bước nữa đáp:
Trả cái đó cho lão gia là xong, bằng không, hừ hừ, bất chấp kẻ khác làm gì, lão gia là người đầu tiên cho ngươi biết mùi.
Tử y thiếu niên cầm cái hộp đen để dưới đất lên hỏi:
Các hạ muốn đòi cái này phải không?
Đại hán mặt đen nắm song quyên lại đáp:
Phải rồi, pho quyền kinh đó, bất luận đến tay ngươi trong trường hợp nào thì nó cũng là của lão gia. Vậy lão gia nhất định phải lấy về.
Tử y thiếu niên hỏi:
Phải chăng các hạ là chủ của nó?
Đại hán mặt đen tức giận lớn tiếng quát:
Cái đó ngươi bất tất phải hỏi tới, nó đã đến tay lão gia là của lão gia. Bây giờ ta chỉ hỏi ngươi một câu: “Ngươi có đưa cho ta không?”
Tử y thiếu niên đáng lý ra có thể hỏi lại, “Nó vào tay các hạ là của các hạ, thế thì nó đến tay tiểu gia chẳng lẽ lại không phải của tiểu gia?” Nhưng Tử y thiếu niên lại không hỏi thế.
Chàng khẽ gật đầu mấy cái nói:
Vụ này nhỏ nhen lắm, mời các hạ ngồi xuống để chúng ta thương lượng.
Chàng không chờ đại hán mặt đen phản ứng, lại đặt cái hộp xuống chỗ cũ rồi quay sang ngó văn sĩ trung niên mỉm cười hỏi:
Bằng hữu đây có điều chi dạy bảo?
Lúc nãy văn sĩ trung niên mới tới dường như căm hận Tử y thiếu niên thấu xương nhưng bây giờ Tử y thiếu niên hỏi câu này dường như y không tìm được câu trả lời nên đỏ mặt lên, ngẩn người một lúc rồi nghiến răng nói:
Ta hy vọng từ nay lão đệ ít đến…
Tử y thiếu niên thản nhiên ngắt lời:
Ít đến Vạn Hoa Lâu phải không?
Trung niên văn sĩ dựng mặt lên cười khẩy một tiếng không nói.
Tử y thiếu niên quay lại ngó tấm khăn lụa đỏ nhún vai tỏ vẻ không sao được. Chàng quay lại hỏi Thuần y lão cái:
Lão nhân gia có điều gì chỉ giáo?
Thuần y lão cái vẫn nhắm mắt nghe hỏi từ từ lắc đầu đáp:
Bọn họ đến trước.
Tử y thiếu niên lại nhìn đạo nhân áo xám ở phía sau ngôi mộ hỏi:
Còn đạo trưởng thì sao?
Đạo nhân áo xám mặt lạnh như tiền đáp:
Bần đạo chỉ muốn đem lời trung thực cho tiểu thí chủ hay là nếu thí chủ đối nghịch với Võ Đang Bát Tử thì chẳng khác nào đối nghịch với toàn thể phái Võ Đang.
Tử y thiếu niên “Ủa” một tiếng, rồi hỏi:
Nghiêm trọng đến thế ư?
Đạo nhân áo xám lạnh lùng đáp:
Phải rồi! Phóng tầm mắt nhìn ra võ lâm, bần đạo tin rằng ít ai dám mạo muội như vậy. Hy vọng tiểu thí chủ đừng ỷ mình ở Kỳ Sĩ Bảo…
Tử y thiếu niên sa sầm nét mặt ngắt lời:
Không được nhắc đến ba chữ đó.
Đạo nhân áo xám hắng dặng hững hờ đáp:
Nói sao thì cũng thế. Tính khí tiểu thí chủ dĩ nhiên khác biệt nhưng nên biết bần đạo chỉ nhẫn nại được đến giới hạn nào mà thôi. Tiểu thí chủ tính thế nào với bần đạo với bần đạo thì quyết đoán sớm đi.
Tử y thiếu niên thấy đối phương quả nhiên không nhắc tới Kỳ Sĩ Bảo nét mặt hòa hoãn trở lại. Chàng giương mắt lên ngó đạo nhân bình tĩnh hỏi:
Đêm hôm trước tại hạ lấy thanh Hàng Long Kiếm, đạo trưởng có biết hành động của tại hạ là một phen hảo ý không?
Đạo nhân áo xám nghe nới ngơ ngác đôi chút, rồi dựng mặt lên khôi phục lại vẻ lạnh lùng, trầm giọng đáp:
Xin tha thứ cho bần đạo ngu tối không hiểu được nhã ý của thí chủ.
Tử y thiếu niên chú ý nhìn đạo nhân hỏi:
Đạo trưởng có biết ba người che mặt đêm trước lai lịch thế nào không?
Đạo nhân áo xám hững hờ đáp:
Bần đạo không biết.
Tử y thiếu niên gật đầu nói:
Được lắm! Nếu thực đạo trưởng không biết thì tại hạ xin cho biết. Ba người đó chẳng ai khác lạ mà chính là Quan gia huynh đệ ở Thái Nguyên.
Đạo trưởng áo xám ngạc nhiên hỏi:
Quan gia huynh đệ ở Thái Nguyên ư?
Tử y thiếu niên mỉm cười đáp:
Chắc đạo trưởng không ngờ tới.
Đạo nhân áo xám chớp mắt hỏi:
Còn công việc bữa nay thì sao?
Tử y thiếu niên lắc đầu chân lời:
Ba anh em nhà ấy là người thế nào, chắc đạo trưởng cũng đã được nghe rồi. Theo nhận xét của tại hạ thì hiện giờ họ chưa rời khỏi thành Lạc Dương.
Đạo nhân áo xám biến sắc hỏi:
Vậy tiểu thí chủ còn đợi đến bao giờ mới trả lại thanh Hàng Long kiếm cho bần
đạo?
Tử y thiếu niên ngẫm nghĩ đáp:
Về thanh Hàng Long kiếm này tại hạ sẽ đưa ra hai đề nghị. Nhưng là những vấn đề của ba vị lát nữa. Bây giờ xin cho tại hạ đình lại một chút để tại hạ hỏi Âu Dương trưởng lão có điều chi chỉ dạy bảo?
Dứt lời chàng xoay mình nhìn Thuần y lão cái cười khì khì hỏi:
Bây giờ đến lượt lão gia muốn gì?
Thuần y lão cái vẫn lắc đầu đáp:
Không, các vị đó đến trước.
Tử y thiếu niên lại cười đáp:
Lát nữa nếu xảy ra chuyện bất ngờ để lão gia mất cơ hội thì làm thế nào?
Thuần y lã cái vẫn nhắm mắt đáp:
Không sao. Nếu lát nữa mà lão đệ có mệnh hệ nào thì đành coi như lão khiếu hóa xúi vận mà thôi.
Tử y thiếu niên mỉm cười gật đầu. Đồng thời chàng từ từ đứng dậy quay lại nhìn
đạo nhân áo xám khẽ hắng dặng một tiếng nói:
Về vụ Hàng Long kiếm, tại hạ xin đặt hai điều kiện: Một là thanh kiếm này không phải của phái Võ Đang. Tại hạ bất tất nói tới lai lịch của nó, chắc đạo trưởng cũng đã biết rồi. Ha ha! Mong rằng đạo trưởng tự mình thay đổi địa vị. Tại hạ mà là đạo trưởng thì khẳng khái coi như bữa trước nó đã bị Quan gia huynh đệ ở Thái Nguyên cướp đi.
Đạo nhân áo xám giận xám mặt lại. Cặp mắt chiếu ra những tia hung quang lấp loáng nhưng vẫn ráng nhẫn nại cất giọng trầm trầm hỏi:
Còn đề nghị thứ hai của thí chủ có thể nói nốt cho nghe được chăng?
Tử y thiếu niên gật đầu ung dung đáp:
Đề nghị thứ hai là nếu đạo trưởng không thể bỏ được vật trân quý của mình thì tại hạ cũng không có ý cướp đoạt của ai. Nhưng tại hạ hy vọng đạo trưởng phô trương một chút thân thủ chứng tỏ mình có đủ tài bảo vệ kiếm báu.
Chàng dừng lại một chút rồi tiếp:
Phương pháp rất giản dị. Đêm trước tại hạ đã dùng thủ pháp nào để lấy được thanh kiếm này thì đêm nay cũng xin đạo trưởng lại dùng thủ pháp đó để lấy về. Đạo trưởng có làm được như vậy thì sau này có đeo Hàng Long kiếm mới không sợ Quan gia huynh đệ ở Thái Nguyên dòm ngó.
Đạo nhân áo xám gật đầu đáp:
Cung kính không bằng tuân lệnh. Tiểu thí chủ đã muốn thế thì bần đạo phải phô trương cái dở của mình.
Mời các bạn đón đọc Hoàng Nhan Đoạt Phách của tác giả Quỳnh Mai.