LỜI Tựa
Thuở còn là học trò, vợ tôi không thích ngôi trường cô ấy theo học, và cứ ước ao có thể chuyển trường. Nhiều năm saụ, khi đã ở độ tuổi đôi mươi, cô ấy thổ lộ với bố mẹ điều khổ sở này, và mẹ cô sửng sốt: “Vậy sao ngày ấy con không kể ngay với bố mẹ?”. Hôm nay tôi viết lại nguyên văn câu trả lời của Lalla: “Nhưng khi đó con đâu biết mình có thể làm thế”.
Ta đâu biết mình lẽ ra đã có thể.
Tôi có cảm tưởng - vâng, tôi tin chắc, đó là có vô số người ở trong hoàn cảnh tương tự mà ta không biết, họ được nuôi dạy lớn lên trong một tôn giáo nào đó, cảm thấy khổ sở vì nó, không tin tưởng vào nó, hoặc băn khoăn về những điều ác đã làm nhân danh nó; họ lờ mờ nhận ra mình ao ước được từ bỏ tôn giáo của cha mẹ, và có thể từ bỏ được, nhưng chỉ đơn giản không nhận ra rằng từ bỏ hay không đó là một lựa chọn, do mình. Nếu bạn là một trong số đó, quyển sách này dành cho bạn: Mục đích của cuốn sách là gây dựng nhận thức, nâng cao nhận thức về, sự thực rằng làm môt người vô thần là một nguyện vọng thực tế, và là một nguyện vong can đảm và tốt đẹp. Bạn có thể là một người vô thần mà vẫn hạnh phúc, đầu óc cân bằng, có đạo đức; thấy tinh thần mãn nguyện. Đó là thông điêp nâng cao nhận thức thứ nhất của tôi. Còn có ba cách nâng cao nhận thức khác nữa mà tôi sẽ đề cập sau đây.
Tháng Giêng năm 2006, tôi giới thiệu trên truyền hình Anh quốc (Kênh 4) cuốn phim tài liệu truyền hình hai phần nhan đề Căn nguyên của mọi cái ác? [Root of All Evils?]. Thoạt đầu, tôi không thích nhan đề này. Tôn giáo không phải là căn nguyên của mọi cái ác, vì không một điều gì là căn nguyên duy nhất của mọi thứ. Nhưng tôi thích hình quảng cáo do Kênh 4 đặt đăng trên các tờ báo trong nước. Đó là một ảnh chụp khu Manhattan in trên nền trời, kèm theo chú thích “Hãy tưởng tượng một thế giới không có tôn giáo”. Bức ảnh liên hệ tới điều gì? Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới lúc đó vẫn còn hiện diện rõ ràng như đập vào mắt.
Hãy tưởng tượng, cùng John Lennon, một thế giới không tôn giáo1. Hãy tưởng tượng không có những kẻ đánh bom tự sát, không có ngày 11/9, không có ngày 7/7, không có những cuộc Thập tự chinh, không có những cuộc săn lùng phù thủy, không có vụ Gundpowder Plot2, không có sự li khai ở Ấn Độ3, không có các cuộc chiến tranh giữa người Israel và người Palestine, không có các cuộc thảm sát giữa người Serbi/người Croatia/người Hồi giáo, không có cuộc hành quyết người Do Thái vì bị coi là những kẻ “giết Đấng Kitô”, không có tình trạng “hỗn loạn” ở Bắc Alien4, không có “giết người vì danh dự”, trên truyền hình không xuất hiện những nhà truyền giáo ăn mặc bảnh bao, đầu tóc kiểu cách; lừa đảo túi tiền của người nhẹ dạ cả tin (“Chúa muốn bạn hãy cho, hãy cho đi cho đến khi thấy đau” [to give until it hurts]). Hãy tưởng tượng không có Taliban phá hủy những tượng Phật cổ, không có việc chặt đầu trước công chúng những kẻ báng bổ tôn giáo, không có việc dùng gậy đánh vào da thịt người phụ nữ vì tội để hở ra một vài phân da thịt. Thật tình cờ, đồng nghiệp của tôi là Desmond Morris cho tôi biết rằng bài hát tuyệt vời này của John Lennon đôi khi trình diễn ở Mĩ đã bị cắt bỏ đi cụm từ “và cũng không tôn giáo” [and no religion too]. Trong một phiên bản khác, người ta còn vô liêm sỉ đổi câu này thành “và cũng có một tôn giáo” [and one religion too].
Có thể bạn cảm thấy thuyết bất khả tri [agnosticism] là một lập trường hữu lí, nhưng chủ nghĩa vô thần thì cũng giáo điều giống hệt như đức tin tôn giáo? Nếu bạn nghĩ vậy, tôi hi vọng Chương 2 sẽ làm thay đổi suy nghĩ của bạn, sẽ thuyết phục bạn rằng .“Giả thuyết về Thượng Đế” là một giả thuyết mang tính khoa học về vũ trụ, nó nên được phân tích với tinh thần hoài nghi như bất kì giả thuyết nào khác. Có thể bạn được dạy rằng nhiều nhà triết học và nhà thần học đã đưa ra những lí do đáng tin cậy để tin vào Thượng Đế. Nếu bạn nghĩ thế, bạn có thể sẽ thích thú với Chương 3 bàn về “Những luận cứ về sự hiện hữu của Thượng Đế” - những luận cứ đó, hóa ra lại thiếu thuyết phục một cách ngoạn mục. Có thể bạn nghĩ rằng hiển nhiên Thượng Đế phải hiện hữu, vì không thế, còn cách nào khác khiến thế giới ra đời? Còn cách nào khác để có thể có sự sống, trong toàn bộ sự đa dạng phong phú của nó, với tất cả các giống loài nom quá nhiệm mầu như thể chúng đã được ai đó “thiết kế” nên? Nếu suy nghĩ theo những cách đó, tôi hi vọng bạn sẽ tỉnh ngộ bắt đầu từ Chương 4 bàn về “Tại sao hầu như chắc chắn không có Thượng Đế”. Chương này chẳng những không chỉ rõ có một bàn tay thiết kế, mà ngược lại, điều huyễn hoặc về bản thiết kế trong thế giới sinh vật lại được lí giải bằng sự chọn lọc tự nhiên của Darwin theo cách tiết kiệm và tao nhã hơn rất nhiều. Và, dẫu rằng bản thân sự chọn lọc tự nhiên chỉ giới hạn vào sự giải thích thế giới sinh vật, nhưng nó giúp chúng ta nâng cao nhận thức về khả năng có thể dùng hình ảnh cái “cần trục”5 [crane] để so sánh, giải thích và có thể bổ sung sự hiểu biết của chúng ta về chính vũ trụ. Sức mạnh của những cần trục, chẳng hạn như sự chọn lọc tư nhiên; là điều nâng cao nhân thức thứ hai tôi nêu ra.
Có thể bạn nghĩ rằng ắt phải có một Thượng Đế hoặc nhiều Thượng Đế, vì nhiều nhà nhân học và sử gia tuyên bố những người có đức tin tôn giáo chiếm ưu thế trong mọi nền văn hóa của loài người. Nếu bạn thấy điều ấy thuyết phục, xin vui lòng tham khảo Chương 5 bàn về “Nguồn gốc của tôn giáo”, chương này giải thích tại sao đức tin tồn tại đồng thời ở khắp nơi. Hay bạn tin rằng đức tin tôn giáo là cần thiết để có thế chúng ta mới có đạo đức chính đáng? Phải chăng chúng ta không cần đến Thượng Đế mà vẫn là con người thiện hảo? Xin vui lòng đọc các Chương 6 và 7, để xem tại sao lại đúng là như vậy. Có phải bạn vẫn còn một thứ tình cảm mềm yếu trước tôn giáo, xem nó như là một điều tốt cho thế giới, ngay cả khi chính bạn đã mất niềm tin?
Nếu bạn cảm thấy khó thoát khỏi tôn giáo do sự dạy dỗ trong gia đình, thì sẽ đáng để bạn tự hỏi điều này đã xảy đến như thế nào. Câu trả lời là điều này thường xảy ra dưới hình thức nhồi sọ nào đó trong thời thơ ấu. Nếu bạn theo đạo, hầu như chắc chắn bạn sẽ theo tôn giáo của cha mẹ mình. Nếu bạn sinh ra tại tiểu bang Arkansas và bạn nghĩ đạo Kitô là đúng còn đạo Hồi là sai, đồng thời hoàn toàn biết rằng bạn sẽ nghĩ ngược lại nếu như bạn sinh ra ở Afghanistan, thì bạn là nạn nhân của sự nhồi sọ tôn giáo từ thời thơ ấu. Tương tự, Mutantis mutandis [với những sửa đổi thích đáng về chi tiết], nếu bạn sinh ra ở Afghanistan.
Toàn bộ vấn đề tôn giáo và tuổi thơ là chủ đề của Chương 9, chương này cũng bao gồm điều thứ bà được tôi cho là để đem lại sự nâng cao nhận thức. Hệt như những người theo thuyết nữ quyền sẽ cau mày nghe ai đó nói “anh ta” thay vì “anh ta hay chị ta”; hay “đàn ông” [man] thay vì “con người” nói chung [human], tôi những muốn mọi người hãy thận trọng hễ khi nào nghe thấy cụm từ “đứa trẻ theo đạo Cơ đốc”; hoặc “đứa trẻ theo đạo Hồi”. Hãy nói về một đứa trẻ có “cha mẹ theo đạo Cơ đốc”; điều này là tùy bạn; nhưng nếu bạn nghe thấy bất cứ ai nói về một “đứa trẻ theo Cơ đốc giáo”, hãy ngắt lời họ và lịch sự chỉ ra rằng trẻ em còn quá nhỏ để biết được chỗ đứng của chúng trong những vấn đề như vậy, cũng hệt như chúng còn quá nhỏ để biết được thái độ của mình trong nền kinh tế hoặc chính trị. Chính vì mục đích của tôi là giúp nâng cao nhận thức, nên tôi sẽ mạo muội đề cập vấn đề này trong Lời tựa, cũng như trong Chương 9. Không phải lúc nào bạn cũng có thể nói ra được. Rồi tôi sẽ còn quay lại vấn đề này. Đó là, đó không phải là một đứa trẻ theo đạo Hồi, mà là một đứa trẻ có cha mẹ theo đạo Hồi. Rằng đứa trẻ đó còn quá nhỏ để biết nó có là một người theo đạo Hồi hay không. Không, làm gì có điều gọi là một đứa trẻ theo đạo Hồi. Không, làm gì có điều gọi là một đứa trẻ theo đạo Kitô.
Chương 1 và 10, mở đầu và khép lại cuốn sách bằng việc giải thích, mỗi chương theo một cách riêng, một nhận thức đúng đắn về sự nguy nga tráng lệ của thế giới có thực này, dù nhận thức đó không bao giờ biến thành một tôn giáo, thì nó vẫn có thể làm trọn vai trò truyền cảm hứng mà tôn giáó - xét về mặt lịch sử và một cách không thích đáng - đã chiếm đoạt.
Điều nâng cao nhận thức thứ tư, theo tôi, là sự tự hào làm người vô thần? Chẳng có gì phải hối tiếc vì là một người vô thần cả. Trái lại, đó là một điều gì đó đáng tự hào, là đứng cao ngẩng mặt nhìn tới chân trời xa, vì thái độ vô thần gần như bao giờ cũng biểu thị một sự độc lập lành mạnh về trí tuệ, và quả thực biểu thị một tâm hồn lành mạnh. Nhiều người, trong thâm tâm biết rằng mĩnh là người vô thần, nhưng không dám thú nhận với gia đình, hoặc thậm chí trong một vài trường hợp là với chính bản thân họ. Một phần là vì chính chữ “người vô thần” đã được dùng đi dùng lại dai dẳng để rồi trở thành như một “nhãn hiệu” khủng khiếp đầy hăm dọa. Chương 9 trích dẫn câu chuyện bi hài của diễn viên hài Julia Sweeney sau khi cha mẹ đọc báo phát hiện ra rằng cô đã trở thành một người vô thần. Không tin vào Thượng Đế thì họ may ra có thể chấp nhận, nhưng một người vô thần! Một người VÔ THẦN (Giọng người mẹ cất lên gần như gào).
Đến đây tôi cần phải nói một điều riêngvới độc giả Mĩ, vì ở nước Mĩ ngày nay lòng mộ đạo đang là một điều gì đó thực sự khác thường. Luật sư Wendy Kaminer chỉ hơi cường điệu khi bà nhận xét rằng đem tôn giáo ra giễu cợt cung là liều lĩnh như đem đốt một lá cờ tại trụ sở của hội cựu chiến binh Mỹ6. Tình trạng của những người vô thần ở nước Mĩ hiện nay tương tự tình trạng của người đồng tính luyến ái năm mươi năm trước. Giờ đây, sau khi có phong trào Tự hào là tình dục đồng giới [Gay Pride], mặc dù vẫn không phải là rất dễ dàng, người đồng tính đã có thể được bổ nhiệm vào các chức vụ trong lĩnh vực hành chính. Trong một thăm dò dư luân do Viện Gallup thực hiện năm 1999, hỏi người Mĩ liệu họ có bỏ phiếu cho một người có trình độ xứng đáng nếu đó là một phụ nữ (95% sẽ bầu), nếu là người theo Kitô giáo (94%), nếu là người gốc Do Thái (92%), là người da đen (92%), theo giáo phái Mormon (79%), là người tình dục đồng giới (79%), hoặc vô thần (49%). Rõ ràng chúng ta còn phải đi một con đường dài. Nhưng người vô thần đang chiếm số lượng đông đảo hơn nhiều, đặc biệt trong giới ưu tú có học thức, nhiều hơn là người ta nhận biết được. Điều này đã như thế ngay từ thế kỉ XIX, khi John Stuart Mill nói: “Thế giới sẽ kinh ngạc nếu nó biết một bộ phận lớn những con người đáng hãnh diện, xuất sắc nhất, tài năng nhất, ngay cả trong đánh giá thông thường về sự thông thái và đức hạnh, là những người hoàn toàn hoài nghi về tôn giáo”.
Ngày nay điều này thậm chí còn đúng hơn nhiều, và thực vậy, tôi trình bày bằng chứng về điều này tại Chương 3. Lí do có quá nhiều người không để ý nhận biết những người vô thần là vì nhiều người vô thần trong chúng ta ngần ngại “thổ lộ công khai”. Mong ước của tôi là cuốn sách này có thể giúp người ta thổ lộ công khai. Cũng giống hệt như trong trường hợp phong trào những người tình dục đồng giới, càng nhiều người công khai, sẽ càng dễ dàng hơn cho những người khác gia nhập với họ. Một số lượng tới hạn [critical mass] có thể sẽ dẫn đến sự khởi đầu của một phản ứng dây chuyền.
Những thăm dò dư luận ở Mĩ nêu lên rằng số lượng người vô thần và người theo thuyết bất khả tri đông hơn nhiều so với số tín đồ đạo Do Thái, và thậm chí đông hơn hầu hết những nhóm tôn giáo riêng biệt khác. Tuy nhiên, khác với người Do Thái, những người có tiếng là một trong những nhóm vận động chính trị hành lang hiệu quả nhất- nước Mĩ, và không giống như tín đồ Kitô theo hệ phái Tin lành, những người còn có ảnh hưởng chính trị lớn hơn nữa, những người vô thần và những người theo thuyết bất khả tri không tập hợp thành tổ chức và do đó gần như không tạo được ảnh hưởng nào. Thật vậy, thành lập tổ chức cho những người vô thần vẫn được so sánh với tập hợp mèo thành bầy, vì họ có xu hướng suy nghĩ độc lập và sẽ không tuân phục quyền uy. Nhưng một bước khởi đầu tốt đẹp sẽ dần dần tạo nên một số lượng tới hạn những người sẵn sàng “công khai”, qua đó khuyến khích những người khác làm như vậy. Dù họ không thể dễ dàng tập hợp được thành nhóm, nhưng khi số lượng đủ đông thì họ có thể được nói đến nhiều và không thể bị cố tình làm ngơ.
Chữ “huyễn tưởng” [delusion] trong nhan đề cuốn sách của tôi đã làm một số nhà tâm thần học lo lắng, họ xem nó như một thuật ngữ chuyên môn, không nên đem ra bêu rếu. Ba trong số họ đã viết thư cho tôi, đề nghị một thuật ngữ chuyên ngành dành riêng không dùng “huyễn tưởng tôn giáo”: “relusion”7. Có thể từ này rồi sẽ trở thành một từ phổ thông. Nhưng hiện tại tôi vẫn kiên quyết dùng từ “huyễn tưởng”, và tôi cần phải minh định việc tôi dùng nó. Từ điển tiếng Anh Penguin định nghĩa huyễn tưởng là “một niềm tin hoặc ấn tượng giả tạo”. Thật ngạc nhiên, để minh họa cho từ này, cuốn từ điển trên đã đưa một trích dẫn lấy từ Phillip E. Johnson:‘“học thuyết Darwin là câu chuyện về sự giải phóng nhân loại khỏi huyễn tưởng rằng vận mệnh của nó bị kiểm soát bởi một quyền năng cao hơn”. Có thể nào đó cũng là chính Phillip E. Johnson, người hôm nay vẫn đang dẫn đầu những người chủ trương thuyết sáng thế [creationist] buộc tội học thuyết Darwin tại nước Mĩ? Quả thực đó chính là ông, và câu trích dẫn, như chúng ta có thể suy đoán, đã bị tách ra khỏi ngữ cảnh. Tôi hi vọng việc tôi vừa nêu dù có tệ đến thế nào cũng sẽ được ghi nhận, vì người ta đã không dành cho tôi sự lịch sự tương tự trong vô số trích dẫn về thuyết sáng thế lấy từ những tác phẩm của tôi, do chủ tâm hoặc do nhầm lẫn mà đã bị tách ra khỏi ngữ cảnh. Dù Johnson có hiểu theo nghĩa nào của riêng ông thì câu nói của ông, như nó tồn tại lúc này, là một câu nói mà tôi sẽ vui vẻ ủng hộ. Trong từ điển được cung cấp kèm với phần mềm Microsoft Word có định nghĩa huyễn tưởng là “một niềm tin sai lầm tồn tại dai dẳng, người ta vẫn tiếp tục giữ nó dù có bằng chứng trái ngược lại rõ rằng, đặc biệt còn như là một triệu chứng của rối loạn tâm thần”. Trong vế đầu [của định nghĩa] người ta đã nói hoàn toàn đúng về lòng tin tôn giáo. Còn về việc không biết đó có là triệu chứng của rối loạn tâm thần hay không, tôi nghiêng theo Robert M. Pirsig, tác giả của Thiền và nghệ thuật bảo trì xe môtô [Zen and the Art of Motorcycle Maintenance], khi ông nói, “Khi một cá nhân đau khổ vì một huyễn tưởng, đó được gọi là chứng điên rồ. Khi nhiều người đau khổ vì một huyễn tưởng, đó được gọi là Tôn giáo”.
Nếu cuốn sách này làm được việc như tôi định, tức là nhiều độc giả sùng đạo sẽ trở thành vô thần sau khi đọc xong. Thật là một sự lạc quan quá đỗi tự tin! Dĩ nhiên, những đầu óc tin tôn giáo thâm căn cố đế đều miễn nhiễm với lí lẽ, sự đối kháng của họ được hình thành dần qua những tháng năm nhồi sọ thời thơ ấu, bằng những phương pháp vốn phải mất hàng thế kỉ để hoàn thiện (dù là do tiến hóa tự nhiên hay có bàn tay thiết kế). Trong số những mưu chước miễn nhiễm hiệu quả hơn cả có lời cảnh báo kinh khủng là hãy tránh xa ngay cả mở một cuốn sách loại thế này, vì chắc chắn đó là một cuốn sách của quỷ Satan. Nhưng tôi tin rằng ngoài kia có rất nhiều người có đầu óc cởi mở: những người có tuổi thơ bị nhồi sọ theo cách diễn ra không quá nham hiểm, hoặc vì những lí do nào đó khác họ đã không “bị nhiễm”, hoặc có trí thông minh bẩm sinh đủ mạnh để vượt qua. Những tinh thần tự do như vậy chỉ cần một khích lệ nhỏ là đủ phá vỡ sự ràng buộc, để hoàn toàn thoát khỏi thói xấu của tôn giáo. Chí ít, tôi những hi vọng rằng không ai là người đọc cuốn sách này lải còn có thể nói, “Tôi đâu biết mình đã có thể”.
Đối với những giúp đỡ trong việc chuẩn bị cho cuốn sách này, tôi biết ơn nhiều bạn bè và đồng nghiệp. Tôi không thể nhắc tất cả tên họ, nhưng họ gồm người đại diện của tôi về vấn đề bản quyền là John Brockman, và những biên tập viên của tôi, Sally Gaminara (làm việc cho Transworld) và Eamon Dolan (làm việc cho Houghton Mifflin), cả hai đã đọc cuốn sách bằng sự hiểu biết tinh tế và thông tuệ, và cho tôi cả những ý kiến phê bình lẫn lời khuyên hữu ích. Sự tin tưởng hết lòng và lòng nhiệt tình của họ dành cho cuốn sách đã khích lệ tôi rất nhiều. Gillian Somerscales là một biên tập viên ngôn ngữ mẫu mực [copy editor], vừa có những góp ý mang tính xây dựng lại vừa thật tỉ mỉ trong những chỗ sửa chữa của cô. Còn có những người khác nữa, họ đã có những ý kiến phê bình cho bản thảo, và là những người tôi rất biết ơn, họ là Jerry Coyne, J. Anderson Thomson; R. Elisabeth Cornwell, Ursula Goodenough, Latha Menon, đặc biệt là Karen Owens, nhà phê bình kiệt xuất, người hiểu cặn kẽ gần như tôi với những chỗ sửa chữa hoặc thêm bớt trong cuốn sách này.
Cuốn sách còn nợ một vài điều gì đó (và ngược lại) với cuốn phim Căn nguyên của mọi cái ác? Tôi biết ơn tất cả những người đã tham gia vào việc sản xuất bộ phim, bao gồm Deborah Kidd, Russell Barnes, Tim Cragg, Adam Prescod, Clements Alan và Hamish Mykura. Với sự cho phép dùng trích dẫn từ cuốn phim tài liệu này; tôi moốn cảm ơn IWC Media và Kênh 4. Căn nguyên của mọi cái ác? được xếp hạng xuất sắc tại Anh, và nó cũng đã được Tập đoàn Phát thanh Australia [Australian Broadcasting Corporation] nhận phát hình. Vẫn còn chờ xem không biết có kênh truyền hình Mĩ nào dám đem cuốn phim này ra trình chiếu hay không.8
Cuốn sách này đã được triển khai trong đầu tôi một vài năm. Trong thời gian đó, tôi vẫn tìm cách đưa một vài ý tưởng vào những bài giảng, chẳng hạn những bài giảng Tanner của tôi tại Harvard, và vào những bài viết trên nhật báo và tạp chí. Đặc biệt, độc giả chuyên mục của tôi trên Tạp chí Free Inquiry có thể tìm thấy một số đoạn nào đó quen thuộc. Tôi biết ơn Tom Flynn, chủ bút tạp chí tuyệt vời đó, vì đã động viên tôi khi ông giao cho tôi làm người viết chuyên mục. Sau một thời gian tôi tạm gián đoạn khi đang hoàn thiện cuốn sách này, bây giờ tôi hi vọng bắt đầu lại chuyên mục của mình, và chắc chắn sẽ dùng nó để đáp lại những phản ứng có thể bắt nguồn từ hệ quả của cuốn sách này.
Vì nhiều lí do khác nhau, tôi biết ơn Dan Dennett, Marc Hauser, Michael Stirrat, Sam Harris, Helen Fisher, Margaret Downey, Ibn Warraq, Hermione Lee, Sweeney Julia, Dan Barker, Josephine Welesh, Ian Baird, và đặc biệt là George Scales. Ngày nay, một cuốn sách như thế này chỉ được coi là hoàn thành khi nó trở thành hạt nhân của một trang web sống động, một diễn đàn cho những tài liệu bổ sung, những phản ứng, những thảo luận, những câu hỏi và trả lời - ai biết được tương lai có thể sẽ mang lại những gì? Tôi hi vọng trang www.richarddawkins.net của Quỹ Richard Dawkins vì Lí trí và Khoa học [Richard Dawkins Foundation for Reason and Science] sẽ đến lúc có thể bổ khuyết vai trò đó, và tôi hết sức biết ơn Josh Timonen vì tài năng nghệ thuật, sự chuyên nghiệp và sự tuyệt đối cần mẫn ông dành cho trang web này.
Trên tất cả, tôi cảm ơn Lalla Ward, vợ tôi, người đã động viên tôi vượt qua những do dự và thiếu tự tin, không chỉ bằng sự ủng hộ tinh thần và những gợi ý hóm hỉnh để cho tốt hơn, mà còn bằng cách đọc toàn bộ cuốn sách cho tôi nghe, ở hai giai đoạn khác nhau của cuốn sách, nhờ vậy tôi có thể hiểu ngay một cách rất trực tiếp cuốn sách sẽ như thế nào với một độc giả. Tôi giới thiệu phương pháp này cho những tác giả khác, nhưng tôi phải báo trước rằng để có kết quả tốt nhất thì người đọc phải là một diễn viên chuyên nghiệp, với giọng nói và đôi tai nhạy cảm để biết điều chỉnh cho phù hợp với tính nhạc của ngôn ngữ.
***
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Nhà xuất bản Tri thức trân trọng giới thiệu cuốn Huyễn tưởng Thượng Đế (The God Delusion) của Richard Dawkins, do dịch giả Phạm Anh Tuấn dịch. Chúng tôi cũng xin lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, phản ánh hoàn toàn quan điểm của tác giả, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm, chúng tôi xin được giới thiệu đầy đủ bản dịch đến bạn đọc.
Chúng tôi tôn trọng, nhưng không nhất thiết đồng tình với quan điểm, cách tiếp cận và lí giải riêng của tác giả về các vấn đề được đề cập đến trong cuốn sách.
Chúng tôi mong độc giả đọc cuốn sách này như một tài liệu tham khảo với tinh thần phê phán và khai phóng.
Xin chân thành cảm ơn!
***
Tác giả Clinton Richard Dawkins (1941-)
Clinton Richard Dawkins (sinh 26 tháng 3 năm 1941) là một nhà tập tính học và sinh học tiến hóa người Anh. Ông là nghiên cứu sinh danh dự của trường New College, Oxford, và là giáo sư ngành Nhận thức chung về khoa học tại đại học Oxford từ năm 1995 sẽ đến năm 2008.
Ông trở nên nổi tiếng với cuốn sách năm 1976 The Selfish Gene (Gen vị kỷ), trong đó phổ biến quan điểm tiến hóa với gen là trung tâm tiến hóa và giới thiệu thuật ngữ meme. Năm 1982, ông đã đưa vào ngành sinh học tiến hóa một khái niệm mang tầm ảnh hưởng được giới thiệu trong cuốn sách The Extended Phenotype (Kiểu hình gen mở rộng), với nội dung rằng hiệu ứng kiểu hình gen không nhất thiết giới hạn trên một vật thể sống, mà có thể mở rộng sang môi trường, bao gồm những vật thể sống khác nhau.
Dawkins là người vô thần và là người theo chủ nghĩa nhân văn, là phó chủ tịch của Hiệp hội Nhân văn Anh và là người ủng hộ phong trào Brights. Ông còn được biết đến với những tranh cãi về sáng tạo luận và thiết kế thông minh. Trong cuốn sách năm 1986 The Blind Watchmaker (Người chế tạo đồng hồ mù), ông lý luận chống lại những tranh cãi về sự tồn tại của Chúa dựa trên sự phức tạp của những cơ thể sống. Ông đã khám phá ra phương cách thiên nhiên tạo ra dáng vẻ của sự thiết kế – ngay cả những thiết kế chi li và phức tạp mà không cần đến sự can thiệp của đấng tạo hóa. Ông mô tả quá trình tiến hóa tương tự như một người chế tạo đồng hồ mù. Từ đó ông viết một số sách khoa học phổ biến, thường xuyên xuất hiện trên chương trình truyền hình và đài phát thanh, chủ yếu là thảo luận về các chủ đề này. Ông đã được đề cập trong các phương tiện truyền thông với biệt hiệu "Con chó Rottweiler của Darwin", tên gọi này có liên quan đến nhà sinh vật học người Anh Thomas Henry Huxley, người được biết đến với biệt hiệu "Con chó Bull của Darwin" vì sự ủng hộ tích cực các thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Trong cuốn sách The God Delusion (Ảo tưởng về Thượng đế) phát hành năm 2006, Dawkins tranh luận rằng một nhà sáng tạo siêu nhiên gần như chắc chắn không tồn tại và niềm tin tôn giáo là một ảo tưởng – một niềm tin sai lầm được chỉnh sửa. Vào tháng 1 năm 2010, phiên bản tiếng Anh đã được bán trên hai triệu bản và được dịch sang 31 ngôn ngữ, trở thành cuốn sách phổ biến nhất của ông đến nay.
Mời các bạn đón đọc Huyễn Tưởng Thượng Đế của tác giả Richard Dawkins.