Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Nàng Tiên Ánh Trăng

Xin dành một lời cảnh báo cho người những người chưa từng đọc nó, đừng thấy tên nó theo một câu chuyện cổ tích mà lầm tưởng nó nhẹ nhàng, nên thơ, vì toàn bộ cốt truyện của“Nàng tiên ánh trăng” có thể tóm gọn lại trong những chữ như: nặng nề và điên loạn. Cả câu chuyện, toàn bộ những bị kịch của các nhận vật đều bắt đầu từ một hòn đảo, nơi những đứa trẻ mồ côi được nuôi dưỡng biệt lập trên ấy vô tình phát hiện được một sự thật kinh hoàng: chúng là vật tế cho tiên nữ ánh trăng. Trong cái khung cảnh một buổi lễ tế, một người anh trai lớn mà những đứa trẻ tưởng đã được nhận nuôi, nay lại ở trên hòn đảo, một nàng tiên xinh đẹp xuất hiện, ôm lấy chàng trai trẻ, tưởng chừng mọi đang thứ rất thơ, rất mê hoặc, là một giấc mơ đẹp, thì đột ngột, chúng biến thành ác mộng, đầu người con trai bị chặt đứt một cách không hề do dự, bị xiên cọc trong vòng tay của nàng tiên. Tất cả những hình ảnh ấy in sâu vào đôi mắt của những đứa trẻ, chúng hoảng loạn, sợ hãi, rồi trốn khỏi hòn đảo, tứ tán khắp nơi.
Mười lăm tuổi. Từng đứa, từng đứa một ra đi, đắng cay thay, ngày sinh nhật lại trở thành ngày giỗ. Chỉ còn vỏn vẹn lại 10 kẻ vẫn còn leo lắt giữa cõi đời. Mười năm trước, bọn họ rời khỏi hòn đảo kia để tìm kiếm tự do, nhưng mười năm sau, bọn họ lại một lần nữa vì mong mỏi tự do mà quay trở lại hòn đảo với tư cách kẻ giết người, kẻ trốn nợ nặng lãi, vì tình mà bị truy sát,… Thực sự tất cả chỉ vì một nhân vật huyền thoại tưởng chừng chỉ tồn tại trong câu chuyện cổ tích cổ của Nhật là nàng tiên ánh trăng? Hay ẩn sao đó còn là những âm mưu hết sức ghê gớm?

***

Bài viết có chứa spoiler.
Cái ghét nhất khi đọc một manga là tới đoạn gay gấn, hấp dẫn nhất lại bị cắt ngang vì tác giả chưa sáng tác tiếp, hoặc đọc phải một bộ dài thê lê chẳng biết lúc nào mới thấy được hồi kết. Thế nên, mình sẽ giới thiệu, review một bộ manga xưa, đảm bảo đã hoàn thành, để khỏi ai phải bức rức khi bị cắt ngang khi coi những tình tiết quá đỗi hấp dẫn lẫn máu chó của bộ truyện này. Tên gọi của nó là : “Nàng tiên ánh trăng” hay còn gọi là “Kaguya Hime” của Shimizu Reiko sensei.
Nhưng trước khi bước vào câu chuyện, xin dành một lời cảnh báo cho người những người chưa từng đọc nó, đừng thấy tên nó theo một câu chuyện cổ tích mà lầm tưởng nó nhẹ nhàng, nên thơ, vì toàn bộ cốt truyện của ”Nàng tiên ánh trăng” có thể tóm gọn lại trong những chữ như: nặng nề và điên loạn. Cả câu chuyện, toàn bộ những bị kịch của các nhận vật đều bắt đầu từmột hòn đảo, nơi những đứa trẻ mồ côi được nuôi dưỡng biệt lập trên ấy vô tình phát hiện được một sự thật kinh hoàng: chúng là vật tế cho tiên nữ ánh trăng. Trong cái khung cảnh một buổi lễ tế, một người anh trai lớn mà những đứa trẻ tưởng đã được nhận nuôi, nay lại ở trên hòn đảo, một nàng tiên xinh đẹp xuất hiện, ôm lấy chàng trai trẻ, tưởng chừng mọi đang thứ rất thơ, rất mê hoặc, là một giấc mơ đẹp, thì đột ngột, chúng biến thành ác mộng, đầu người con trai bị chặt đứt một cách không hề do dự, bị xiên cọc trong vòng tay của nàng tiên. Tất cả những hình ảnh ấy in sâu vào đôi mắt của những đứa trẻ, chúng hoảng loạn, sợ hãi, rồi trốn khỏi hòn đảo, tứ tán khắp nơi. Nhưng lời nguyền nàng tiên không bao giờ chấm dứt, dù chạy tới đâu, chúng cũng vẫn như những vật tế đang chờ tới lượt mình.
“Nàng tiên ánh trăng” sở hữu một lượng lớn nhân vật, với Akira (nữ chính) làm tâm, kết nối toàn bộ các nhân vật khác với nhau. Nếu trong câu chuyện cổ xưa – Kaguya, nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, các vương tôn hoàng tộc không ai cưỡng lại được sắc đẹp của nàng, lũ lượt đến cầu hôn, không ngại lặn lội khắp nơi đi tìm những báu vật quý giá mà nàng đòi hỏi; thì Akira như một Kaguya thời hiện đại, được miêu tả sở hữu một nét đẹp unsex, có thể thu hút cả nam và nữ, nhưng những đều này chẳng có gì đáng vui, khi thứ chính mà nét đẹp mang lại cho cô lại là họa. Lúc nhỏ thì bị bỏ rơi trong khu rừng trúc, đến lúc rời khỏi hòn đảo và được nhận nuôi, thì cũng vì chính vẻ đẹp của mình, cô lại bị người mẹ nuôi lạm dụng, bị bắt làm mẫu khỏa thân.Akira không hề yếu đuối, thậm chí là một người có thể bảo vệ tốt người khác, nhưng với những hành động lạm dụng của mẹ nuôi, cô hoàn toàn không phản kháng, có lẽ khi những con người khác gặp cô, ngay cả lúc cô còn nhỏ, họ chỉ toàn thể hiện ra họ thích cô, muốn có cô một cách trắng trợn, không ai chỉ Akira tự bảo vệ mình cả, làm Akira hoàn toàn mất hết phản kháng, thậm chí sau này, Akira không ngần ngại dùng chính bản thân để lấy được thứ cô muốn. Vẻ đẹp của nàng tiên gây họa cho những người khác và cho cả chính bản thân mình. Mọi thứ cứ tiếp diễn giữa cô và mẹ nuôi như thế đến lúc Akira gặp lại Yui và Midori – hai cậu bạn thân hồi còn trên đảo. Yui là một con người mạnh mẽ, quyết đoán và luôn quyết liệt trong hành động, còn Midori trái ngược, cậu khá nhút nhát, yếu đuối. Từ lúc rời hòn đảo, hai đứa trẻ luôn dựa vào nhau để sống, là một cặp bạn thân không thể tách rời. Chính họ đã phát hiện ra lời nguyền của nàng tiên không bao giờ chấm dứt khi thấy những đứa trẻ lớn hơn họ đều chết một cách kì lạ khi tròn 18 tuổi. Họ quyết định tìm lại cô bạn thất lạc lúc xưa và tìm cách hóa giải lời nguyền.
Chẳng thể mãi chạy trốn và vì những đẩy đưa, sắp xếp, Akira, Yui, Midori và những đứa trẻ khác gặp nhau tại hòn đảo ấy một lần nữa khi chúng đã là những cô cậu thanh niên, gồm: Sutto - rất yêu thương động vật và muốn trở thành vận động viên bóng rổ, Miller – cậu diễn viên trẻ tóc vàng tài năng nhưng sắp mất đi thị lực, Kaede và Katsura – cặp anh em sinh đôi, Satoshi – một thiên tài nhưng phạm tội giết người, Mamuro – thành viên của mafia Nga.Và rồi, một sự thật nghiệt ngã nữa được chúng phát hiện ra, nó không huyền ảo, ghê rợn nhưng nhuốm màu cổ tích như nàng tiên ngày xưa, nó đậm chất hiện thật , một hiện thực đáng sợ, phũ phàng: chúng-những đứa trẻ mồ côi trên hòn đảo , chỉ là những “bản sao”, được tạo ra bằng sinh sản vô tính, dù cơ thể, tính cách có khác nhau, những đứa trẻ ấy vẫn có một điểm tương đồng: được sinh ra vì sự ích kỉ của người khác, sinh mạng không có một chút giá trị nào, không hơn gì một món đồ vật, có thể bị mổ xẻ một cách thô bạo vì lợi ích của “bản gốc”.
Truyện lồng vào truyện, giữa những thứ như hoàn toàn không có một điểm chung nào, một về nàng tiên ánh trăng đau khổ, uất hận vì bị hoàng đế giam giữ cùng những người trời trên đảo hoang, không thể về được bầu trời và một về câu chuyện buồn của thời đại khoa học tiến bộ, những bản sao sinh ra chỉ để chết, phải dùng cơ thể mình để hiến tặng cho bản gốc hoặc bị giết đi khi 18 tuổi. Vậy mà tác giả vẫn có thể lồng ghép chúng vào nhau, tạo nên nhiều nút thắt trong truyện, để nó trở nên thật khó đoán, khiến có lúc, ta như đang được nghe kể câu chuyện cổ tích về nàng tiên ánh trăng thời xa xưa, rồi ngay lập tức trở về với thời hiện tại với những hành động tranh đấu quyết liệt của những đứa trẻ trên hòn đảo ấy với số phận của chúng. Như Akira, một con người luôn hành động ôn hòa khi xưa, khi mọi dồn nén đã quá giới hạn (nhìn bạn bè bị sát hại, bị bắt làm thế thân phải động phòng và sinh con), trong cơn giận dữ, Akira đã phanh thây người “chồng” của mình, toàn bộ cơ thể hắn bị chém đứt lìa, nát vụng – một hành động mà đến sức đàn ông cũng khó lòng làm được. Mọi suy đoán về truyện tưởng chừng đúng lại hóa sai, chỉ có thể lẳng lặng theo chân các nhân vật, để rồi từng hành động, tình cảm, quyết định của họ mở ra mọi nút thắt, mọi vướng mắc cho ta.
Nhịp đi trong truyện không nhanh, nó chậm rãi chuyển từ vấn đề này sang vấn đề khác, khắc họa rõ nét từng nhân vật một, những bi kịch mà họ vướn phải, những tình cảm trong họ, tình yêu của họ. Nhắc đến tình yêu, tác giả dành khá nhiều đất cho tình yêu trong truyện khiến truyện này có đủ mọi loại tình yêu: tình cảm nam nữ, nam nam và nữ nữ, hay còn có thể tóm gọn là một nồi lẩu thập cẩm.Có chuyện tình đẹp,ngây ngô, có chuyện tình đơn phương buồn cứ kéo dài dai dẳng, và có cả loại tình yêu điên loạn, chiếm hữu tới mức bệnh hoạn. Nó đáp ứng được nhiều thị hiếu của độc giả về tình yêu, nhưng đừng hiểu lầm tác giả làm thế để câu khách. Từ những chuyện tình ấy người xem mới có thể hiểu rõ về nhân vật, và cũng từ những chuyện tình mà những bi kịch cứ kéo dài không dứt, không lối thoát. Ngoài tình yêu thì còn có cả tình bạn,và cách miêu tả tình bạn của tác giả trong câu chuyện này cũng lạ kì như cách bà mô tả tình yêu. Đôi lúc Shimizu Reiko cường điệu tình bạn lên, như với Yui và Midori, dù là con người mạnh mẽ, độc lập, nhưng đối với Midori, Yui lại lệ thuộc quá mức vào người bạn của mình, luôn nghe lời Midori, đặt cậu ấy lên làm ưu tiên hằng đầu, khiến lắm lúc Akira ghen lên khi cô và Yui đã thành một cặp. Đôi lúc lại cho thấy một khía cạnh khác của tình bạn: dù muốn hay không mọi “bản sao” trong truyện gắn bó với nhau bởi số phận, họ có lúc có thể là những người bạn tốt bảo vệ nhau, nhưng cũng có lúc họ đặt mình lên làm trước nhất và bỏ rơi kẻ yếu thế hơn, nghi kỵ, dàn xếp kế hoạch để người được lợi sẽ là bản thân mình.
“ Kaguya Hime” có những trường đoạn như bóp nghẹn người xem bởi những con quái vật trong lòng mỗi con người. Sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ với con cái khiến họ thành quái vật, coi những bản sao chỉ như một món đồ vô tri vô giác, dễ dàng mổ xẻ họ ra để con mình sống. Rồi bi kịch nối bi kịch, sau khi bị bắt, bị mổ xẻ, thì sự sợ hãi, tuyệt vọng của những ”bản sao” chuyển hết thành sự phẫn nộ tột cùng, chúng trút sự phẫn nộ ấy lên không chỉ những người đã hại chúng mà với cả những người vô tội xung quanh, trở thành “quỷ”. Nhưng câu chuyện không chỉ xoay quanh sự trả thù, mà còn có cả sự tha thứ, từ sống cuộc đời của người khác, một cách chậm rãi chúng học cách tha thứ, bỏ đi chiếc mặt nạ quỷ để trở lại chính con người của mình. Nhờ vậy, lúc đọc chuyện, sẽ không bị sự phẫn nọ và uất hận của nhân vật dẫn đi luôn (có một vài chuyện khác mình đọc, mở đầu là điên loạn, kết thúc cũng là điên loạn, khiến đọc xong chỉ muốn điên luôn theo câu chuyện), nó cho người đọc một khoảng nghỉ, một vài giây phút nhẹ nhàng để thấy được cái tình người.
Khen nhiều rồi, giờ là tới chê. Truyện có mở đầu rất hay, đưa ra nhiều vấn đề khiến người xem tò mò về một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, tác giả dẫn dắt câu chuyện cực kì ngọt với những chuyển biến tâm lý nhân vật rất hợp lý. Đến phần kết, có nhiều tình tiết đến tận khúc cuối mới mở ra, tạo nên nhiều bất ngờ, và vả sốc nữa, nhưng có cảm giác Shimizu Reiko sensei cho một cái kết khá đột ngột, một vài chi tiết chọi hoàn toàn với những gì bà xây dựng trước đó. Nàng tiên ánh trăng xưa là một câu chuyện buồn, đến khúc cuối cùng, người con gái trở về trời, để lại cho hai ông bà lão nỗi cô đơn, nhìn con gái mình bay đi mất.Nên không ngạc nhiên mấy khi “Nàng tiên ánh trăng” nay, Shimizu Reiko cũng đưa đến một cái kết buồn, tất cả mọi người ly tán, biến mất cả, chỉ còn lại một con người trong số những đứa trẻ ngày xưa sống với nỗi cô đơn, khắc khoải. Nhưng mình vẫn khó chấp nhận một cái kết như thế, có thể không phải do tác giả, mà là do chính bản thân mình, sau khi thấy được toàn bộ hành trình của những con người trong truyện - cách họ vùng lên chống lại số phận, phạm sai lầm rồi sửa lỗi; thì những gì mình muốn là họ sẽ có lại được cái hạnh phúc mà mình đã đánh mất quá lâu, đã bị tước đoạt một cách trắng trợn, hơn nữa càng về cuối, mọi tình tiết đều cho thấy rằng họ sắp chạm vào hạnh phúc, thật sự được “sống”, thì đùng một cái, những gì tác giả làm tiếp theo lại là cho họ biến mất một cách hoàn toàn, xóa bỏ họ.
Theo những tình tiết truyện, có thể sự xóa sổ nhân vật như thế cũng hợp lý, nhưng nó vẫn tạo một hụt hẫng lớn, những nhân vật ấy xứng đáng được cái kết tốt hơn, thay vì là một happy ending, Shimizu Reiko bẻ ngoặc nó sang một sad ending, nhưng chổ bẻ ngoặc ấy lại thô cứng, không được mượt mà nhưng những gì bà đã làm trước đó.
Qua những gì đã nói, “Nàng tiên ánh trăng” không phải là một câu chuyện cổ tích đọc trước khi đi ngủ, mà có khi đọc nó sẽ mất ngủ luôn vì những tình tiết của nó cứ liên tiếp, nối tiếp nhaumỗi lúc mỗi cao trào, đặc biệt là những khúc đầu, đọc cực kì ức chế vì những con người nhẫn tâm, ích kỉ, chỉ muốn đọc tiếp, đọc nhanh để coi cái giá họ phải trả, À nhưng đọc nhanh cũng không được, nếu quá nóng vội, đọc lướt qua thì tới một lúc, người đọc sẽ bị câu chuyện bỏ rơi, lạc giữa một đống thông tin, thấy nhân vật hành xử thật kì lạ, chẳng biết đường nào mà lần nữa. “Nàng tiên ánh trăng” không quá tập trung vào những cảnh hành động, nó tập trung hơn vào sự đấu tranh trong lòng mỗi con người với con quỷ của họ nhiều hơn, nên nếu muốn thấy những trận đấu gay gấn, những cảnh trả thù đẫm máu, thì có thể sẽ thất vọng ít nhiều. “Nàng tiên ánh trăng” là câu chuyện để ngẫm, để rút ra những bài học thiết thực về cách sống, cách nghĩ dù nó chỉ là một câu chuyện hư cấu do Shimizu Reiko tạo ra.

Mời các bạn đón đọc Nàng Tiên Ánh Trăng của tác giả Shimizu Reiko.