Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Bù Khú Tiên Sinh

Nếu như tự truyện LẠC ĐƯỜNG kể lại hành trình của một trí thức trẻ lên rừng theo Việt cộng để rồi vỡ mộng khi biết minh lạc đường, thì BÙ KHÚ TIÊN SINH là cuộc chia tay đầy bi kịch của gã Việt cộng ấy với cái guồng máy quái đản mà hắn từng tham dự.

Sau ngày 30/4/75 anh ta ở Rừng về nhưng không muốn chen chân vào chốn quan trường mà trở về với quần chúng, sống chung với những người cùng khổ trong xã hội. Đây là một hình thức phản kháng của người trí thức. Sư thức tỉnh của hắn đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

TỰA

KHÔNG CHỜ NGÀY MAI

Năm 1949 Samuel Beckett viết vở kịch nổi tiếng “En Attendant Godot” với những nhân vật cứ loay hoay làm những việc vô nghĩa trong khi chờ Godot đến để cứu rỗi, để đổi thay.

Nhưng Godot đã không bao giờ đến.

Vở kịch, thoạt tiên không ai xem vì quá đơn điệu, nhưng rồi sau đó khán giả châu Âu ùn ùn đến rạp vì cho rằng nó là một ẩn dụ về sự vô vọng của Chủ nghĩa Xã hội.

Nhân vật chính trong tác phẩm “Bù Khú Tiên Sinh” này là một trí thức Sài Gòn lên rừng theo kháng chiến. Gã biết Godot không bao giờ đến nên không chờ.

Gã chọn con đường riêng.

Gã sống như một nhà tiểu thuyết của đời mình, một kẻ sáng tạo ra bản thân, một bánh răng tự nhảy ra khỏi guồng máy.

Lúc ở chiến khu làm Việt cộng, lúc ở tù, hay lăn lộn vào thế tục… đâu cũng thế, vẫn cứ là gã. Sống thực, sống đầy, sống như triều dâng, sống hoang dã và sống tận tình, sống lặng lẽ và sống bất bình.

Gã có thể bù khú hay im lặng, cười hay khóc, phóng đãng hay thánh thiện. Sao cũng được.

Gã đem cuộc đời mình ra mà bù khú, mà chơi, mà sáng tạo và hủy diệt. Đó là dốc hết tinh anh ra mà sống, không cần ai tán thưởng.

Như một dòng sông háo hức băng vào đại dương bao la, gã phóng mình đi.

Gã chỉ có một dịp để sống. Gã rất vội. Nên không chờ ngày mai.

NHẬT CHIÊU

(Nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, dịch giả.
Sinh 1951 tại Sài Gòn. Hiện là giảng viên của nhiều chuyên đề văn học và văn hoá tại ĐH KHXH & NV TP. HCM, và nhiều đại học khác.)

***

Đào Hiếu (sinh năm 1946), tên khai sinh: Đào Chí Hiếu. Các bút danh khác: Biển Hồ, Đào Duy. Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Đào Hiếu, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Ông sớm gia nhập phong trào sinh viên cách mạng tại Quy Nhơn.

Năm 1968 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1970 ông bị bắt quân dịch và trở thành binh nhì sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

Sau sáu tháng, ông trốn vào Sài Gòn bắt liên lạc với Tổng hội sinh viên hoc sinh để tiếp tục hoạt động chống Mỹ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương trước 1975 tại Sài Gòn. Từng làm phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ.

Hiện Đào Hiếu sống và viết tại TP. Hồ Chí Minh.

Truyện dài

  • Giữa cơn lốc, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1978.
  • Một chuyến đi xa, Nhà xuất bản Măng Non, 1984, nxb Trẻ 1994.
  • Qua sông, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1986.
  • Vùng biển mất tích, Nhà xuất bản Đồng Nai 1987.
  • Vượt biển, Nhà xuất bản Trẻ 1988, 1995.
  • Vua Mèo, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
  • Người tình cũ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1989.
  • Kẻ tử đạo cuối cùng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
  • Thung lũng ảo vọng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
  • Hoa dại lang thang, Nhà xuất bản Văn Học 1990.
  • Trong vòng tay người khác, Nhà xuất bản Tác phẩm Mới 1990.
  • Kỷ niệm đàn bà, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1990.
  • Nổi loạn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1993.
  • Lạc Đường (tự truyện), Nhà xuất bản Giấy Vụn 2008, Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 2008.
  • Tuyển tập Đào Hiếu (tập 1 và tập 2) Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 12. 2009.
  • Mạt lộ, Nhà xuất bản Lề Bên Trái (tự xuất bản)[1], 03. 2009. Truyện ngắn và tạp văn
  • Bầy chim sẻ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1982.
  • Những bông hồng muộn, Nhà xuất bản Trẻ 1999.
  • Tình địch, Nhà xuất bản Trẻ 2003. Thơ
  • Đường phố và thềm nhà, Nhà xuất bản Trẻ 2004. Mời các bạn đón đọc Bù Khú Tiên Sinh của tác giả Đào Hiếu.