Gabimaru Vô Hồn, vốn là một ninja sát thủ, bị nhiều người khiếp sợnhưmột kẻmáu lạnh. Mặc dù đãbị kết án tử hình nhưng không có ai đủ khả năng để giết chết cậu ta. Sau đó, nữ đao phủ nhà Asaemon đến gặp Gabimaru và thắp lên chút hi vọng mong manh cho cậu ta với lời đề nghị vô cùng bất ngờ, rằng nếu muốn gặp lại người vợ thân thương của mình, Gabimaru sẽ phải bắt đầu một cuộc hành trình dưới sự giám sát của Mạc Phủ,tới một hòn đảo bí ẩn để tìm thứ thuốc trường sinh bất lão bất tử. Chỉ cần tìm thấy thứ đó, Gabimaru, hoặc những tên phạm nhân khát máu khác, sẽ được miễn hết tội danh và có thể bắt đầu lại một cuộc sống mới. Một cuộc phiêu lưu siêu kịch tính đã bắt đầu!
***
Gabimaru Vô Hồn, vốn là một ninja sát thủ, bị nhiều người khiếp sợ như một kẻ máu lạnh. Mặc dù đã bị kết án tử hình nhưng không có ai đủ khả năng để giết chết cậu ta. Sau đó, nữ đao phủ nhà Asaemon đến gặp Gabimaru và thắp lên chút hi vọng mong manh cho cậu ta với lời đề nghị vô cùng bất ngờ, rằng nếu muốn gặp lại người vợ thân thương của mình, Gabimaru sẽ phải bắt đầu một cuộc hành trình dưới sự giám sát của Mạc Phủ, tới một hòn đảo bí ẩn để tìm thứ thuốc trường sinh bất lão bất tử. Chỉ cần tìm thấy thứ đó, Gabimaru, hoặc những tên phạm nhân khát máu khác, sẽ được miễn hết tội danh và có thể bắt đầu lại một cuộc sống mới. Một cuộc phiêu lưu siêu kịch tính đã bắt đầu!
Gần đây xuất hiện 1 bạn cứ inb hỏi tụi mình đánh giá thế nào về các bộ manga mới nổi (tầm 2010 đổ về sau), và rằng những bộ mới không hay như những bộ cũ. Cá nhân mình thấy suy nghĩ này rất ngây thơ và buồn cười. Để giải thích cho rõ thì cũng không quá khó, nhưng cơ bản mình muốn đảm bảo bạn ấy (cùng nhiều bạn khác đang có suy nghĩ tương tự) sẽ hiểu và có cái nhìn đúng đắn hơn. Vậy nên mình chọn 1 bộ mới nổi gần đây mà theo mình đánh giá là khá hay, để làm ví dụ.
Đầu tiên mình cần các bạn hiểu một điều rằng, hằng năm có đến hàng chục, hàng trăm Manga/ Mangaka mới xuất hiện. Đủ mọi thể loại và nội dung. Tuy nhiên, chỉ có một ít là nhận được sự chú ý và được đăng dài hạn, mà thậm chí những bộ được chọn ấy cũng chưa phải là xuất sắc. Nếu các bạn nào đã xem hoặc đọc qua Bakuman, thì hẳn cũng hiểu sơ về sức cạnh tranh và tính khốc liệt của giới Manga, cả trước và sau khi 1 tựa truyện được nhận quyết định đăng dài kì, hay thậm chí là trước và sau khi 1 tác giả thành danh. Vậy tiêu chí nào để một tựa truyện được xuất bản dài kì và được tiếp tục sáng tác? Khi mà số lượng manga xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng lượng trang tạp chí lại bị giới hạn? Trả lời những câu hỏi này chính là công việc của các biên tập viên. Họ là những người quyết định xem 1 tựa truyện có nên đăng dài kì hay không. Mà để đưa ra những quyết định này, họ hiển nhiên sẽ có những quy chuẩn nhất định.
Hãy nhìn vào những bộ hiện đang được xuất bản. Chúng ta dễ thấy những tựa truyện thể loại Isekai, họa lại Light Novel nổi tiếng, Harem, Ecchi,… Có rất nhiều những bộ mà chúng ta không thể đánh giá cao, hay thậm chí là chỉ xem vì lỡ xem rồi. Những bộ ấy, dẫu vậy vẫn liên tục xuất hiện và được phát hành. Tại sao lại vậy? Mấy cái quy chuẩn của ban biên tập viên là gì? Khi để những tựa truyện có nội dung nhạt toét, tình tiết dễ đoán, nhân vật rập khuôn,… ấy được lên tạp chí? Sao không giành chỗ trang tạp chí vốn đã ít ỏi cho những bộ có nội dung độc đáo, cốt truyện cuốn hút, nhân vật sâu sắc…? Câu trả lời hẳn sẽ là tính thị trường của những tác phẩm ấy. Chỉ cần với nét vẽ đẹp, dễ nhìn, cùng thể loại nội dung đang được ưa chuộng, những bộ ấy dẫu không thật sự hay nhưng vẫn sẽ đảm bảo thu được nhiều sự chú ý. Từ đấy lợi nhuận cũng dễ kiếm hơn.
Nói cách khác, những bộ truyện với nội dung độc đáo và nhân vật chiều sâu sẽ phải chịu đi kèm với nhiều rủi ro như: đối tượng hướng đến hạn chế, khó được chú ý, khó gây tiếng vang,… và nếu những bộ ấy không nhận được đủ sự quan tâm, thì rất nhanh sẽ bị khai tử. Lấy ví dụ 1 bộ truyện mình đã giới thiệu hồi trước: “Runway de Waratte”. Một bộ truyện theo thể loại thời trang mà theo mình đánh giá là có cách kể truyện hay, nhân vật độc đáo, có chiều sâu và tình tiết tốt. Ấy vậy nhưng vì theo thể loại thời trang, hiển nhiên bộ truyện này sẽ ít nhận được sự chú ý từ phía người xem. Thậm chí bài giới thiệu của mình về bộ ấy cũng mang tương tác ít hơn những bài khác.
Quay lại với Jigokuraku, tại sao mình lại chọn bộ này làm ví dụ? Mang đề tài Ninja, có hệ thống sức mạnh rõ ràng, với nét vẽ tốt và nội dung độc đáo: Nhân vật chính là 1 Ninja xuất chúng, mạnh, ngầu, phải tham gia vào 1 nhiệm vụ nguy hiểm, đối đầu với những kẻ mang sức mạnh đặc biệt và từ đó tu luyện bản thân trở nên mạnh hơn. Mấy đặc tính này, chúng ta dễ thấy ở những bộ truyện khác. Đề tài về Ninja vốn cũng được khai thác khá nhiều, điểm sơ qua thì chúng ta đã có những cái tên quen thuộc như: Naruto, Flame of Recca, Ninja Hattori-kun,… hay vừa năm ngoái là bộ Mononote. Không lạ gì khi Jigokuraku được một vé đăng dài kì trên tạp chí. Tuy nhiên, có phải Jigokuraku được phát hành đến nay đơn giản là do mang các đặc tính dễ kéo người đọc không?
Địa Ngục Cực Lạc, Hell’s Paradise, hay Jigokuraku là 1 cái tên thể hiện rất rõ nội dung truyện và những thứ ẩn chứa trong nó. Yuji Kaku (tác giả) đã khéo léo xây dựng 1 thế giới, 1 hòn đảo vô cùng phù hợp với cái tên kia. 1 hòn đảo được cho là có tồn tại thuốc trường sinh, nơi sinh sống của các vị thần, lại là nơi sẵn sàng nuốt chửng những kẻ dám bén mảng đến gần, gieo rắc bao nỗi kinh hoàng cho những kẻ xấu số. Tác giả đã xây dựng nên hòn đảo này dựa trên các lí thuyết về những tôn giáo đông tây, gom lại trộn đều rồi nhào nặn nó thành 1 nơi quái đản bất hợp lí. Rồi dần để lộ ra chân tướng của nó, nguyên nhân hòn đảo lại kì quái và những thế lực cũng như hệ tư tưởng nào đang điều hành nó.
Về phần các nhân vật, đây không hẳn là điểm mạnh của bộ truyện. Chúng ta có 1 nhân vật chính vừa mạnh vừa ngầu, nhưng lại khó đồng cảm. Những nhân vật khác đều có cá tính riêng biệt, tuy nhiên, số lượng lại khá đông và tình tiết thì luôn bị đẩy nhanh với những trận chiến liên tục xảy ra, khiến cho đất diễn của họ bị chia nhỏ. Việc xây dựng và phát triển nhân vật từ ấy bị hạn chế ít nhiều. Người đọc có thể có chút đồng cảm và ấn tượng với nhân vật ấy, nhưng cảm xúc ấy không đủ để người đọc thật sự cổ vũ hay nhớ đến khi họ bay màu quá nhanh chóng.
Tính triết lí trong truyện cũng không quá cao siêu. Dù lồng ghép nhiều lí thuyết từ các tôn giáo khác nhau, tác giả vẫn biết cách đúc kết những điểm cần thiết, đủ tạo nên 1 tôn giáo riêng cho hòn đảo mà không quá động chạm các tôn giáo khác. Với nội dung đơn giản, lồng ghép thêm một số tình tiết bí ẩn, truyện dễ dàng lôi cuốn người đọc vào thế giới kì quặc của hòn đảo, tò mò về việc thuốc trường sinh có thật sự tồn tại và nó có hình thù như nào.
Nội dung tốt, nét vẽ ổn, tình tiết lôi cuốn, những cảnh chiến đấu gây cấn và có dùng não, xây dựng thế giới rõ ràng, tính triết lí không quá nhiều và hàn lâm. Điểm trừ nhẹ duy nhất cho truyện là mảng nhân vật. Nhìn chung, chỉ cần nó tiếp tục được xây dựng và phát triển theo đà hiện nay, Jigokuraku chắc chắn sẽ không thua kém những bộ như Psyren, hay Flame of Recca, Cage of Eden ngày trước. Tuy nhiên, giữa muôn trùng những bộ Harem, Ecchi, Isekai,… Jigokuraku lại như lọt thỏm xuống, chẳng nhận được nhiều sự chú ý. Trong khi những bộ như We Can’t Learn, hay 5 Toubun lần lược ra mắt anime, Jigokuraku cũng như nhiều bộ khác như Runway de Waratte, Summer time render, Oyasumi Punpun, Otoyomegatari… vẫn đang trong quá trình chờ được chú ý.
Nói tóm lại, bất kể là khoảng thời gian nào, hiện tại hay trước đây, luôn có những bộ Manga hay, đáng đọc, đáng chú ý. Chỉ là sự quan tâm của các bạn hướng đến nhầm chỗ và các bạn đã vô tình bỏ qua những bộ ấy. Nhưng đừng lo, việc của mình ở đây luôn là giới thiệu cho các bạn những bộ hay, đáng theo dõi nhưng lại ít được biết đến. Nên là hãy ngưng than phiền việc Manga “ngày càng mất chất” và cật lực hóng review của bọn mình đi.
PS: mình khá là thích những nhóm dịch có tâm nên hay PR giùm. Ví dụ như nhóm đang thầu bộ này là Quạ cùng Mitsu và Val, cũng hiện đang thầu bộ Dị Nhân Quán (được họa lại bộ tiểu thuyết của Edogawa Ranpo). Mình thấy nhóm này làm việc có tâm nên để hẳn credit bên trên cho các bạn dễ tìm luôn. Thêm nữa là nhóm này dí gần kịp ENG rồi nên các bạn chỉ phải chờ tầm 1 tuần 1 chap thôi
PS2: Một số bộ như Mononote đọc cũng khá ổn nhưng vì tình tiết ko quá đặc sắc nên bị trảm sớm, mình cũng không review làm gì, chỉ nhắc tên để các bạn có hứng thú thì đọc thôi. Sơ lược thì nó về 1 ninja đặc dị có đôi tay bị ngược nghĩa là tay trái nằm bên phải và tay phải nằm bên trái. Ngoài việc tình tiết bị xử nhanh (3vol) thì mình đánh giá art bộ này khá cao, nhìn rất thích.
PS3: Nếu so ra thì ngày xưa cũng có muôn vàn bộ truyện như bây giờ, nhưng chỉ có những bộ thật sự nổi mới được bê về làm (thường là những bộ hit hoặc đạt hạng cao trên tạp chí) và lưu trữ lại trên các web, số lượng nhóm dịch cũng không đông vào rãi rác như hiện nay. Thành ra các bạn cứ có cảm giác là truyện ngày xưa hay hơn đơn giản là vì mấy bộ “ngày xưa” đó toàn là hàng tuyển cả, các nhóm đọc hết hoặc gần hết thấy hay quá mới bê về trong khi ngày nay thì toàn ngó vài chap đầu thấy được là bê về làm rồi dần dần mới tính đến chuyện drop (vì raw mới ra cách bản dịch vài chap là cao), nên truyện mới cứ tràn ngập ra và đủ thể loại
PS4: hết PS…
Mời các bạn đón đọc Địa Ngục Cực Lạc của tác giả Kaku Yuji.