Với những chuyên gia phương Tây đã biết đến công trình của Ts. Takeo Doi, bất kỳ lới nói đầu nào cuả một kẻ ngoại đạo đều không cần thiết, nếu không nói là xấc xược. Tuy nhiên, với những người ngoại đạo khác, đặc biệt những ai chưa từng sống ở Nhật Bản, đôi lời giải thích mở đầu để khái niệm trung tâm amae có thể hữu ích.
Người ta có thể tiếp tục tìm ra ảnh hưởng gần như vô hạn của quan điểm amae, nhận biết ý nghĩa của amae là có được chìa khoá để đạt được sự hiểu biết mới về tổng thể xã hội, văn hoá, nghệ thuật Nhật Bản. Quan trọng nhất là trong khi những người khác thành công trong việc miêu tả các mẫu hình đặc trưng của xã hội Nhật Bản, thì Ts. Doi thành công trong việc giải thích chúng - một khi người ta có thể cảm nhận amae có nghĩa gì. Chỉ có một não tặng bắt nguồn từ amae là có thể sản sinh ra một dân tộc vừa hết sức phi thực tế lại vừa hết sức sáng suốt về điều kiện cơ bản của con người hết sức từ bi lại hết sức tự kỷ trung tâm; hết sức tinh thần lại hết sức vật chất; hết sức nhẫn nại lại hết sức ngang ngạnh; hết sức dễ bảo lại hết sức mãnh liệt – nói gọn, một dân tộc từ quan điểm sống của nó là bình thường và nhân bản một cách vượt trội về mọi phương diện.
Chỉ riêng điều ấy đã khiến Giải phẫu sự phụ thuộc là một cuốn sách quan trọng. Nhưng giải thích tiếng Nhật chỉ là một nửa mục tiêu của tác giả. Đúng là vì amae trong tiếng Nhật tất nhiên được pha với những đặc tính khác bị liên kết với phương Tây một cách hời hợt như tự do, tính thụ động, v.v… nên amae cũng là một phần thiết yếu của nhân tính của người phương Tây. Đúng là vì giá trị gắn với amae được coi là nguyên nhân của cả các đức tính cũng như các thất bại của xã hội Nhật Bản, nên sự dồn nén hay làm trệch nó theo những kênh khác nhau giải thích được nhiều cái đáng hâm mộ và đáng ghét nhất trong truyền thống phương Tây. Như Ts. Doi từng thấy, nhu cầu căn bản của con người tổng kết trong một từ tiếng Nhật là amae, đã bị các nhà tâm lý học và tâm thần học phương Tây sao nhãng một cách kỳ lạ. Sự sao nhãng ấy đã được bù đắp phần nào bởi cuốn sách trước của Ts. Doi, và cuốn Giải phẫu sự phụ thuộc sẽ đưa công việc tốt đẹp này đi xa hơn. Nhưng bất kỳ một người đọc bình thường nào có đầu óc cởi mở cũng sẽ thấy nó quyến rũ bởi ánh sáng mà nó rọi vào không chỉ xã hội Nhật Bản mà cả xã hội của chính mình nữa. Bất kỳ ở đâu con người xây nên một xã hội, người ta buộc phải một lần nữa chú trọng đến những hằng tố làm nên bản chất động vật của chính mình, và hoà giải chúng với cái tổng thể. Giải phẫu sự phụ thuộc cho thấy một dân tộc độc đáo và tương đối biệt lập khởi sự làm nhiệm vụ ấy như thế nào.
- “Nhạy cảm, độc đáo, và thấm thía” – Bs. Robert J. Lifton Đại học Yale.
- “Một đóng góp quan trọng vào khoa học về ứng xử của con người nói chung và tâm lý liệu pháp nói riêng” – Willam P. Lebra Đại học Hawaii.
- “Một cái nhìn thấu suốt lạ lùng vào tính cách Nhật” - Thượng nghị sĩ S. I. Hayakawa.
- “Có lẽ đây là cuốn sách đầu tiên được viết bởi một người Nhật được đào tạo về tâm thần học có tác động tới tư duy tâm thần học phương Tây” – Ezra Vogel Đại học Harvard.
- “Takeo Doi – tác giả không thể bỏ qua khi tìm hiểu tâm lý con người và văn hoá, sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, giữa người Mỹ và người Nhật” – Edward Hall (Học giả Nhân chủng học).
***
Bộ sách Tủ Sách Tri Thức Mới gồm có:
***
Với những chuyên gia phương Tây đã biết đến công trình của Ts. Takeo Doi, bất kỳ lời nói đầu nào của một kẻ ngoại đạo đều không cần thiết, nếu không nói là xấc xược. Tuy nhiên, với những người ngoại đạo khác, đặc biệt những ai chưa từng sống ở Nhật Bản, đôi lời giải thích mở đầu về khái niệm trung tâm amae có thể hữu ích.
Tác phẩm gốc được dịch ở đây - Amae no Kozo, nghĩa đen là “cấu trúc của amae” - được viết cho người đọc Nhật Bản, những người mà amae là một phần của chính tính cách của họ. Tuy nhiên, với người đọc phương Tây, khái niệm trung tâm amae ấy không quen thuộc, và điều thiết yếu là ngay từ khi bắt tay đọc, họ nên có được chút cảm nhận về nó. Nếu không, họ sẽ có thể thấy nó cứ là một bài tập trí tuệ thuần túy, chẳng đặc biệt giúp mình hiểu được người Nhật, cũng không thích hợp cụ thể với kinh nghiệm riêng của mình. Đó sẽ là điều đáng tiếc, vì cuốn sách này trước hết là viết về thực tế được cảm nhận về kinh nghiệm Nhật Bản - một trong nhiều kinh nghiệm nhân sinh khác biệt nhưng cũng có giá trị như nhau, một kiến thức về điều chỉ có thể soi sáng và làm sâu thêm kinh nghiệm của chính chúng ta.
Thuật ngữ amae của tiếng Nhật trước hết để diễn tả những tình cảm của mọi đứa trẻ bình thường trên bầu vú nương tựa vào mẹ - sự phụ thuộc, ham muốn được yêu một cách thụ động, không chịu rời vòng tay êm ấm của mẹ để bị ném vào một thế giới “thực tại” khách quan. Tiên đề căn bản của Ts. Doi là ở người Nhật, những tình cảm này được kéo dài theo cách nào đó và được truyền đi suốt cuộc đời thành niên của họ, đến mức trở nên định dạng, với tầm mức lớn hơn nhiều so với người thành niên phương Tây, toàn bộ thái độ của họ đối với người khác và đối với “thực tế”.
Ở mức độ cá nhân, điều đó nghĩa là trong phạm vi quan hệ thân thiết nhất của mình, và tới các cấp độ giảm dần bên ngoài phạm vi quan hệ ấy, người ta tìm kiếm những mối quan hệ mà, tuy nhìn bề ngoài có thể là ràng buộc, nhưng cho phép người ta lạm dụng sự thân quen, có thế nói là thế. Đối với người ấy, sự bảo đảm chắc chắn có được thiện ý của một người khác cho phép người ấy tự nuông chiều mình đến một độ nhất định, và thể hiện một độ dửng dưng tương ứng trước đòi hỏi của kẻ khác với tư cách một cá nhân riêng rẽ. Một mối quan hệ như thế hàm chứa sự xóa nhoà đáng kể điều phân biệt giữa chủ thể với khách thể; như thế, nó không cần thiết phải được điều khiển bởi cái có thể coi là các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lý trí hay đạo đức, và thường có thể mang vẻ ích kỷ trong con mắt kẻ ngoài cuộc. Thậm chí đôi khi, cá nhân có thể hành động một cách cố ý theo lối “trẻ con” như một dấu hiệu đối với người mà mình mong muốn phụ thuộc vào, và tìm kiếm sự “nuông chiều” (thực tế, như Ts. Doi chỉ ra, đó là một sự phóng túng truyền thống trong giới người thành niên, được phép đối với đàn bà hơn là đàn ông).
Ứng xử của đứa trẻ khao khát “rúc vào” mẹ nó về mặt tinh thần, được bao bọc trong một tình cảm yêu chiều, trong tiếng Nhật được gọi là amaeru (động từ; amae là danh từ). Mở rộng ra, nó nói về cùng lối ứng xử, vô thức hay cố tình, ở người thành niên. Và mở rộng thêm nữa, nó nói đến bất kỳ tình huống nào trong đó một người cho rằng mình có được thiện chí của người khác, hay có một cái nhìn lạc quan - có thể là khó biện minh – về một tình huống đặc thù, nhằm thoả mãn nhu cầu cảm thấy mình hợp nhất với, hay được nuông chiều bởi những người xung quanh.
Ở đây mục tiêu trước nhất của Ts. Doi là xem xét những hàm ý của sự tồn tại trong tiếng Nhật của một từ tổng kết thái độ ấy, và của cả một từ vựng gồm những từ liên quan biểu đạt điều xảy ra khi amae bị thất vọng hay bóp méo cách này hay cách khác. Và ông chỉ ra sự lan toả của não trạng cơ bản ấy đã mở rộng xuyên suốt đời sống cá nhân và xã hội ở Nhật Bản như thế nào. Hiển nhiên là, thí dụ như, ở đâu amae là hết sức quan trọng đối với cá nhân, thì tổ chức xã hội như một tổng thể sẽ quan tâm một cách tương ứng đến các nhu cầu của cá nhân. Đối với người trong cuộc, sự toàn tâm toàn ý ấy của xã hội sẽ có vẻ đặc biệt ấm áp và “nhân bản”; đối với kẻ ngoài cuộc, điều đó dường như khuyến khích sự tự nuông chiều và tính thụ động. Điều đó chắc chắn đúng, như Ts. Doi chỉ ra, bởi cố gắng để luôn luôn được bao bọc êm ấm trong môi trường thân thuộc của chính mình tất bao hàm sự chối bỏ thực tế đến một độ nào đó, vì thế những yêu cầu “khách quan” và “logic” đôi khi bị bỏ qua.
Cảm giác được làm mới một cách cẩn thận ấy - có lẽ là ảo tưởng - cái cảm giác được hợp nhất với thế giới bên ngoài, cũng sẽ nuôi dưỡng một sự thụ động lạ kỳ về quan điểm: miễn cưỡng khi phải làm bất cứ việc gì, trong quan hệ cá nhân hay trong xã hội, có thể phá vỡ nề nếp dễ chịu của cuộc sống, sự miễn cưỡng tuân theo lý trí đến độ sẽ khiến cho cá nhân quá nhạy cảm với sự chia rẽ trong quan hệ với những người và sự vật quanh mình. (Một hành vi đoạn tuyệt hết sức mạnh mẽ như tự tử tất nhiên có thể được nhìn một cách đơn giản như sự rút lui vào một amae khái quát hoá, kết quả của sự thất bại của amae khu biệt hoá).
Người ta có thể tiếp tục tìm ra ảnh hưởng gần như vô hạn của quan điểm amae, nhận biết ý nghĩa của amae là có được chìa khoá để đạt được sự hiểu biết mới về tổng thể xã hội, văn hoá, nghệ thuật Nhật Bản. Quan trọng nhất đối với tôi có lẽ là, trong khi những người khác thành công trong việc miêu tả các mẫu hình đặc trưng của xã hội Nhật Bản, thì Ts. Doi thành công trong việc giải thích chúng - một khi người ta có thể cảm nhận amae có nghĩa gì. Ít ra đối với bản thân tôi, “khái niệm then chốt” của ông đã xác minh và soi sáng tất cả những gì tôi quan sát thấy trong thời gian dài sống ở Nhật - và lần đầu tiên nó giải quyết được các mâu thuẫn. Chỉ có một não trạng bắt nguồn từ amae là có thể sản sinh ra một dân tộc vừa hết sức phi thực tế lại vừa hết sức sáng suốt về điều kiện cơ bản của con người; hết sức từ bi lại hết sức tự kỷ trung tâm; hết sức tinh thần lại hết sức vật chất; hết sức nhẫn nại lại hết sức ngang ngạnh; hết sức dễ bảo lại hết sức mãnh liệt - nói gọn, một dân tộc từ quan điểm sống của nó là bình thường và nhân bản một cách vượt trội về mọi phương diện.
Chỉ riêng điều ấy đã khiến Giải phẫu sự phụ thuộc là một cuốn sách quan trọng. Nhưng giải thích tiếng Nhật chỉ là một nửa mục tiêu của tác giả. Đúng là vì amae trong tiếng Nhật tất nhiên được pha với những đặc tính khác bị liên kết với phương Tây một cách hời hợt như tự do, tính thụ động, v.v… nên amae cũng là một phần thiết yếu của nhân tính của người phương Tây. Đúng là vì giá trị gắn với amae được coi là nguyên nhân của cả các đức tính cũng như các thất bại của xã hội Nhật Bản, nên sự dồn nén hay làm trệch nó theo những kênh khác nhau giải thích được nhiều cái đáng hâm mộ và đáng ghét nhất trong truyền thống phương Tây. Như Ts. Doi từng thấy, nhu cầu căn bản của con người tổng kết trong một từ tiếng Nhật là amae, đã bị các nhà tâm lý học và tâm thân học phương Tây sao nhãng một cách kỳ lạ. Sự sao nhãng ấy đã được bù đắp phần nào bởi cuốn sách trước của Ts. Doi, và cuốn Giải phẫu sự phụ thuộc sẽ đưa công việc tốt đẹp này đi xa hơn. Nhưng bất kỳ một người đọc bình thường nào có đầu óc cởi mở cũng sẽ thấy nó quyến rũ bởi ánh sáng mà nó rọi vào không chỉ xã hội Nhật Bản mà cả xã hội của chính mình nữa. Bất kỳ ở đâu con người xây nên một xã hội, người ta buộc phải một lân nữa chú trọng đến những hàng tố làm nên bản chất động vật của chính mình, và hoà giải chúng với cái tổng thể. Giải phẫu sự phụ thuộc cho thấy một dân tộc độc đáo và tương đối biệt lập khởi sự làm nhiệm vụ ấy như thế nào.
John Bester
Mời các bạn đón đọc Giải Phẫu Sự Phụ Thuộc của tác giả Takeo Doi.