Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tôi Hay Mà Em Đâu Có Thương

Có thể nói, cái tên tập truyện của nhà văn Đoàn Thạch Biền - Tôi Thương Mà Em Đâu Có Hay đã diễn tả chính xác tâm trạng của hàng vạn trái tim mới lớn trong thời điểm này - cái thời điểm mà hoa phượng bắt đầu đỏ rực trên cành và nhiều bạn học trò đang muốn thời gian trôi chậm lại để mình còn có cơ hội nói “một điều cực kì quan trọng và hồi hộp” với “người ấy”

Có ai như Đoàn Thạch Biền, tự nhận là mình “càng lớn càng ngu”, và là một trong những người hiếm hoi đó. Nhưng nếu đọc xong truyện ngắn “Hồng Hà” thì bạn đọc sẽ phải thốt lên: Ông này khôn phát khiếp lên được.

Vì tình yêu luôn có sức mạnh riêng, và không ai lý giải được.

***

Có thể nói, cái tên tập truyện của nhà văn Đoàn Thạch Biền Tôi thương mà em đâu có hay đã diễn tả chính xác tâm trạng của hàng vạn trái tim mới lớn trong thời điểm này - cái thời điểm mà hoa phượng bắt đầu đỏ rực trên cành và nhiều bạn học trò đang muốn thời gian trôi chậm lại để mình còn có cơ hội nói “một điều cực kì quan trọng và hồi hộp” với “người ấy”

Có ai như Đoàn Thạch Biền, tự nhận là mình “càng lớn càng ngu”, và là một trong những người hiếm hoi đó. Nhưng nếu đọc xong truyện ngắn “Hồng Hà” thì bạn đọc sẽ phải thốt lên: Ông này khôn phát khiếp lên được.

Vì tình yêu luôn có sức mạnh riêng, và không ai lý giải được.

Với Yêu nháp, Tên của một người, Đôi mắt cá vàng, Gặp gỡ trong mơ, Tình em bán rắn,..và lối xưng hô không “đụng hàng” là “Em và Ông” một cách dí dỏm, đối thoại thông minh, lắt lèo khiến người đọc bật cười thích thú.

***

Mỗi người khi suy nghĩ điều gì quan trọng, người ta thường có thói quen “nhâm nhi” một cái gì đó. Người thì nhâm nhi tách trà, ly cà phê, ly rượu, điếu thuốc… người thì nhâm nhi cán viết. Còn tôi thường đưa ngón tay trỏ bàn tay trái (vì tôi thuận tay trái) vào hàm răng trái (vì tôi thuận hàm trái) nhâm nhi. Vì vậy, móng tay đó đã bị sứt móng đỏ hỏn. Chớ tôi đâu có triệu chứng bệnh cùi! Chắc sẽ có bạn hỏi: Vậy ông suy nghĩ chuyện gì mà “lung” dữ vậy? Xin thưa: Những lúc ăn no (chứ lúc đang đói có thể tôi sẽ nhai luôn ngón tay mình) tôi thường đưa ngón tay trỏ lên nhâm nhi để suy nghĩ trả lời một câu hỏi đã thắc mắc từ lâu: - Tình đầu là một huyền thoại hay là một trò đùa?

***

…Người ta thường nghĩ vượt qua những giọt nước mắt thật khó khăn, nhưng tôi lại nghĩ vượt qua những nụ cười diễu cợt còn khó khăn hơn. Người ta rất dễ yêu mến một anh hề trên sân khấu, nhưng một anh hề ngoài đời lại bị dễu cợt. Phải chăng vì đời sống đã có qúa nhiều trò hề, nên người ta chán một anh chàng có bộ mặt hề?…

***

Đoàn Thạch Biền
Tên thật là Phạm Đức Thịnh, sinh ngày 10 tháng 5 năm 1948 tại Nam Định.

Học tiểu học ở Hội An, trung học ở Đà Nẵng, đại học ở Sài Gòn.

Dạy học ở Bình Thuận, làm nông dân ở Bảo Lộc, làm công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bút danh khác: Nguyễn Thanh Trịnh.

Sáng tác từ trước 1975. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2001).

Hiện nay đang công tác tại báo Người Lao Động. Chủ biên tập san Áo Trắng (NXB Trẻ).

Ngày 8 tháng 12 năm 2005 được bầu vào ban chấp hành chi hội Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2005-2010.

Tác phẩm tiêu biểu:

Tập truyện

- Ví dụ ta yêu nhau (Sài Gòn, 1974)

- Bất ngờ phía trái tim (NXB Trẻ, 1987)

- Đừng đốt cháy bông hồng (NXB Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1992)

- Phượng yêu (NXB Trẻ, 1993)

- Ví dụ ta yêu nhau (NXB Trẻ, 1995, tái bản)

- Tôi thương mà em đâu có hay (NXB Trẻ, 1998)

- Mây bay trong đầu (NXB Trẻ, 1998)

- Mùa hè khắc nghiệt (NXB Kim Đồng, 2002)

Truyện vừa

- Tình nhỏ làm sao quên (NXB Trẻ, 1990)

Truyện dài

- Những ngày tươi đẹp (NXB Trẻ, 1995)

Kịch

- Đêm của cỏ (Nxb Trẻ, 2004)

Mời các bạn đón đọc Tôi Hay Mà Em Đâu Có Thương của tác giả Đoàn Thạch Biền.