Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Hoàng Hôn Đỏ Rực

Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh xã hội Triều Tiên bị Nhật Bản chiếm đóng và đô hộ. Nhật Bản đã cai trị Triều Tiên trong 35 năm, từ năm 1910 đến năm 1945.

Sunhee, một người phụ nữ dám ra nước ngoài du học, để lại con nhỏ cho bà nội nuôi; một quả phụ 30 tuổi có cảm tình với một em gần bằng tuổi con trai của mình… đặt những chuyện đó vào thời điểm lúc bấy giờ quả thật rất hiếm có.

Cho đến cuối truyện, Sunhee vẫn giữ mình trong ý thức luân lý đạo đức. Tác phẩm phản ánh được khát khao kiếm tìm hạnh phúc, vươn đến tự do của người phụ nữ, tư tưởng tiến bộ của người phụ nữ, luôn muốn bứt mình ra khỏi vòng luân lý cổ hủ lạc hậu để được sống là chính mình. Tuy rằng cuối cùng cô vẫn lựa chọn chấp nhận tuân theo những quy phạm đạo đức lúc đó, nhưng việc có tình cảm với cậu bé Jungkyu chính là biểu hiện mãnh liệt cho khát khao được sống với tình yêu và hạnh phúc của Sunhee.

Dù cho bao nhiêu tuổi, dù cho có giàu hay nghèo, thì người phụ nữ vẫn luôn mong muốn được yêu thương và sống hạnh phúc.

***

Baek Shin Ae sinh ngày 19 tháng 5 năm 1908 ở thành phố Yeongchen tỉnh Kyungsangbukdo, Hàn Quốc, trong một gia đình khá giả. Nhưng cả bà và anh trai bà đều tham gia phong trào kháng Nhật, không đi theo kì vọng của cha mẹ lúc đó là an phận như các tiểu thư, công tử thời bấy giờ.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Sư phạm Daegu, Shin Ae trở thành giáo viên ở trường công lập Jain. Trong suốt thời gian đó, bà đã tham gia 2 câu lạc bộ vì cộng đồng là Hội phụ nữ và Đồng minh thanh niên phụ nữ. Không lâu sau, bà bị cảnh sát Nhật Bản phát hiện và bị đuổi việc.

Quá chán nản, Baek Shin Ae di cư đến tỉnh Vladivostok, Nga. Năm 1929, bà sử dụng bút danh là Park Kye Hwa và xuất bản tác phẩm đầu tay My Mother (Mẹ của tôi), đánh dấu sự hiện diện trên văn đàn Hàn Quốc. Chính thời điểm này bà đã yêu một nguời đàn ông học ở Khoa nghệ thuật tại một trường đại học Nhật Bản. Năm 1932 bà kết hôn nhưng li dị vài năm sau đó. Từ năm 1934, Shin Ae tập trung hoàn toàn vào sáng tác văn học, bà đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị. Năm 1939 bà lâm bệnh nặng nên qua đời.

Vào giai đoạn đầu của sự nghiệp sáng tác, những tác phẩm của Baek Shin Ae tập trung khắc họa cái nghèo túng của tầng lớp dưới đáy xã hội, nhưng đến giai đoạn cuối bà lại quan tâm nhiều đến số phận người phụ nữ trung lưu.

Kể từ tác phẩm My Mother (Mẹ của tôi) cho đến khi bà qua đời, với tư cách là một nhà văn nữ tiên phong cho nữ quyền với 19 tiểu thuyết và tiểu luận, trong đó có 1 tác phẩm chưa được hoàn thành, Baek Shin Ae đã lột tả nỗi tuyệt vọng của thuộc địa Joseon cũng như cuộc sống bất hạnh của phụ nữ trong xã hội thuộc địa đó. Các tác phẩm bà sáng tác được đánh giá là góp phần mở ra một chân trời mới cho văn học hiện thực Hàn Quốc.

Các tác phẩm tiêu biểu: My Mother (Mẹ của tôi) (1929), Ray off (1934), Jeokbin (1934)…

***

HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Hoàng hôn đỏ rực ra đời trong bối cảnh xã hội Triều Tiên bị Nhật Bản chiếm đóng và đô hộ. Nhật Bản đã cai trị bán đảo Triều Tiên suốt 35 năm, từ năm 1910 đến năm 1945.

Trong khoảng thời gian này, nền kinh tế thuộc địa trên bán đảo Triều Tiên đều do người Nhật thống trị với mục đích hưởng lợi từ quá trình mở rộng kinh tế để phục vụ người Nhật. Vì thế, Nhật đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, cải cách tiền tệ, độc quyền về tài chính và doanh nghiệp. Nhìn chung, dưới ách thống trị của Nhật, đời sống người Hàn vô cùng cực khổ. Tuy nhiên sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Nhật Bản đã sửa đổi và đưa vào chương trình học trên toàn đất nước Triều Tiên rất nhiều điều mới và cải cách.

Không thể phủ nhận những tư tưởng rất tiến bộ xuất hiện trong thời gian đó đã góp phần thúc đẩy con người phát triển hơn, đặc biệt là người phụ nữ - vốn có địa vị xã hội thấp kém lúc bấy giờ. Đặc biệt, việc Nhật Bản đồng hóa, đưa tiếng Nhật vào giảng dạy tại Triều Tiên, giúp cho nhiều phụ nữ được đến trường, tiếp xúc với nền văn hóa mới, người phụ nữ được tạo nhiều điều kiện để học hành và sáng tác văn học, đương nhiên, số lượng các nhà văn cầm bút sáng tác tăng lên đáng kể. Những tác phẩm văn học được các nhà văn nữ sáng tác trong thập niên 30 không chỉ nâng lên về số lượng mà còn về chất lượng.

Hòa vào không khí chung của dân tộc, các nhà văn nữ lúc đó như Park Hwa-song, Kang Kyung Ae, Baek Shin Ae đã mô tả thực tại cuộc sống khốn cùng của người dân Hàn Quốc dưới sự cai trị của Nhật Bản qua các tác phẩm như Eve of Ch’usok, Hungry Ghosts, The underground Village… Trong thời kì này, những cây bút chắc tay đầy nhiệt huyết đã khắc họa hết sức chân thực nỗi khổ đau cũng như số phận tủi nhục của biết bao phụ nữ trong thời kì thực dân.

***

ĐÁNH GIÁ CỦA GIỚI NGHIÊN CỨU VĂN HỌC HÀN QUỐC VỀ

HOÀNG HÔN ĐỎ RỰC

Tác phẩm Hoàng hôn đỏ rực được viết năm 1939-1940, ở thời điểm xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ, có thể nói nội dung tác phẩm quả thực rất hiếm có: Câu chuyện xoay quanh tình cảm giữa Sunhee, một phụ nữ hơn 30 tuổi đã qua một đời chồng, với một chàng thanh niên xấp xỉ tuổi con trai cô. Cuối cùng, nhân vật Sunhee chọn cách ứng xử phù hợp nhất là từ bỏ, để không gây ảnh hưởng đến ai. Sunhee rời đi, lựa chọn việc buông xuôi tình cảm cá nhân để bảo vệ những người cô yêu thương. Một lựa chọn khó khăn!

Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị Nhật Bản thống trị. Lúc bấy giờ, Hàn Quốc còn nghèo khổ, với đầy hủ tục trói buộc phụ nữ. Nhưng Sunhee là người phụ nữ trưởng thành và khá tân thời, hiểu biết. Bản thân Sunhee là một phụ nữ có ý chí vươn lên: tự đi du học, học đúng chuyên ngành vẽ mà mình thích, làm đúng công việc mình yêu…

Thời bấy giờ, những phụ nữ mất chồng sớm như Sunhee phải theo nhà chồng, nuôi con cho đến khi khôn lớn. Nhưng Sunhee đã gửi con nhờ bà nội nuôi, chủ động theo đuổi ước mơ và dự định của mình. Rõ ràng sự lựa chọn của cô đã đi ngược lại luân lý thói thường. Sau đó, Sunhee lại rơi vào mối quan hệ tình cảm khó xử với Jungkyu - chỉ hơn con trai cô ba tuổi. Mối quan hệ giữa một quả phụ lớn tuổi hơn với cậu thanh niên trẻ chưa từng kết hôn, chỉ đáng tuổi con trai cô quả là lạ lùng, khó chấp nhận vào ngày ấy.

Vì thế, có thể nói tác phẩm đã phản ánh được khát khao hạnh phúc, vươn đến tự do của người phụ nữ cũng như tư tưởng tiến bộ của họ, luôn muốn bứt khỏi vòng luân lý cổ hủ để được sống là chính mình. Tuy rằng cuối cùng Sunhee vẫn lựa chọn tuân theo quy phạm đạo đức lúc đó, nhưng việc nảy sinh tình cảm với cậu bé Jungkyu chính là biểu hiện cho ao ước được sống với tình yêu và hạnh phúc của Sunhee. Dù cho bao nhiêu tuổi, dù giàu hay nghèo, người phụ nữ vẫn mong yêu thương và được yêu thương.

***

Người phụ nữ đẹp vốn sinh ra để yêu và để được yêu. Song với Sunhee, tình yêu chưa bao giờ mỉm cười. Nó chỉ chớm nở…

Sunhee xinh đẹp, là một họa sĩ với tâm hồn luôn chực lay động trước cái đẹp dù nhỏ nhoi nhất. Còn Jungkyu là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, người đáp ứng được tất cả những định nghĩa về vẻ đẹp mà bấy lâu Sunhee tìm kiếm nhưng chưa thể nắm bắt.

Hai con người ấy sớm xích lại gần nhau bởi tâm hồn đồng điệu, và bởi tình yêu đang len lỏi tìm lối nở bung.

Liệu họ có đến được với nhau? Dẫu người phụ nữ tân thời Sunhee góa chồng? Dù người thân đang sắp đặt cho Sunhee tái hôn với anh trai của Jungkyu? Kể cả Jungkyu chỉ hơn con trai của Sunhee vài ba tuổi?

Tình yêu vốn mãnh liệt tới mức có thể vượt qua mọi rào cản, định kiến và mọi thế lực để bừng nở. Nó có thể đưa những người trong cuộc thăng hoa cùng mọi cảm xúc, nhưng cũng sẵn sàng tra tấn ai đó từng phút từng giây.

Xã hội Hàn Quốc vào những năm 1930, dưới sự thống trị của lễ giáo Nhật Bản, không cho phép bất kỳ ai được phóng khoáng, trói buộc phụ nữ bằng những định kiến áp đặt.

Những nỗi đau trong sâu thẳm tâm hồn họ đã được tác giả Baek Shin Ae thể hiện chân thực và sinh động. Người đọc cảm thông cho nhân vật nữ chính, thương thay cho thiếu niên Jungkyu tuy chưa thật sự trưởng thành nhưng tính tình rất chín chắn khi cùng họ trải nghiệm từ rung động đầu đời của một chàng trai đến nỗi dằn vặt giữa con tim và lý trí của một phụ nữ đa đoan.

Đó là lý do giúp Hoàng hôn đỏ rực khẳng định giá trị trên văn đàn Hàn Quốc dẫu đến cuối tác phẩm, không một ai được tình yêu mỉm cười.

Đọc truyện, độc giả sẽ hiểu thêm những nét văn hóa truyền thống, hiểu thêm về tính cách và tư tưởng con người của xứ sở Kim chi ở thế kỷ trước, và để hiểu vì sao tác phẩm lại mang tên Hoàng hôn đỏ rực.

Tác giả Baek Shin Ae sinh ngày 19/5/1908 ở thành phố Yeongchen tỉnh Kyungsangbukdo, Hàn Quốc, trong một gia đình khá giả. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Sư phạm Daegu, Shin Ae trở thành giáo viên ở trường công lập Jain.

Trong suốt thời gian đó, bà đã tham gia 2 câu lạc bộ vì cộng đồng là Hội phụ nữ và Đồng minh thanh niên phụ nữ. Không lâu sau, bà bị cảnh sát Nhật Bản phát hiện và bị đuổi việc.

Quá chán nản, Baek Shin Ae di cư đến tỉnh Vladivostok, Nga. Năm 1929, bà sử dụng bút danh là Park Kye Hwa và xuất bản tác phẩm đầu tay My Mother (Mẹ của tôi), đánh dấu sự hiện diện trên văn đàn Hàn Quốc.

Chính vào thời điểm này, bà đã yêu một người đàn ông học ở khoa nghệ thuật tại một trường đại học Nhật Bản. Năm 1932 bà kết hôn nhưng li dị vài năm sau đó.

Từ năm 1934, Shin Ae tập trung hoàn toàn vào sáng tác văn học. Bà đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị. Năm 1939 bà qua đời vì lâm bệnh nặng .

Vào giai đoạn đầu của sự nghiệp sáng tác, những tác phẩm của Baek Shin Ae tập trung khắc họa cái nghèo túng của tầng lớp dưới đáy xã hội, nhưng đến giai đoạn sau bà lại quan tâm nhiều đến số phận phụ nữ trung lưu.

Kể từ tác phẩm My Mother (Mẹ của tôi) cho đến khi qua đời, bà trở thành nhà văn nữ tiên phong cho nữ quyền với 19 tiểu thuyết và tiểu luận, trong đó có một tác phẩm chưa được hoàn thành.

Baek Shin Ae đã lột tả nỗi tuyệt vọng của thuộc địa Joseon cũng như cuộc sống bất hạnh của phụ nữ trong xã hội thuộc địa đó. Các tác phẩm bà sáng tác được đánh giá là góp phần mở ra một chân trời mới cho văn học hiện thực Hàn Quốc.

Mời các bạn đón đọc Hoàng Hôn Đỏ Rực của tác giả Baek Shin Ae.