Ở vùng ngoại ô của cố đô được ngợi ca là thành phố ngàn năm lịch sử, có một Triết giaphát biểu rằng, thế giới vô cùng đơn giản và con người có thể hạnh phúc ngay lúc này. Không thể chấp nhận quan điểm đó, một người trẻ tuổi đã tới gặp để hỏi rõ ông thực sự nghĩ gì. Trong con mắt buồn bã của Chàng thanh niên, thế giới chỉ như một cõi hỗn mang đầy mâu thuẫn, không hề có hạnh phúc.
Chàng thanh niên: Tôi xin hỏi lại thầy. Có phải thầy cho rằng thế giới đơn giản đến từng ngóc ngách?
Triết gia: Đúng vậy. Thế giới đơn giản đến khó tin. Đời người cũng vậy.
Chàng thanh niên: Thầy khẳng định đó không phải lý tưởng mà là hiện thực? Nghĩa là, mọi vấn đề trong cuộc đời của thầy và tôi đều đơn giản?
Triết gia: Tất nhiên là vậy.
Chàng thanh niên: Được thôi. Trước khi tranh luận, tôi xin được trình bày mục đích chuyến viếng thăm lần này. Trước hết, lý do đầu tiên tôi đến đây là để tranh luận cho ra nhẽ với thầy. Và nếu được, tôi mong thầy rút lại ý kiến của mình.
Triết gia: Ha ha ha.
Chàng thanh niên: Bởi vì tôi đã nghe lời đồn đại về thầy. Rằng có một Triết giakhác người sống ở vùng này đang truyền bá một lý tưởng khó ai có thể làm ngơ. Đó chính là con người có thể thay đổi, thế giới cực kỳ đơn giản và ai cũng có thể hạnh phúc. Với tôi, đó đều là những luận điệu không thể chấp nhận được.
Vì vậy, tôi muốn đích thân đến trao đổi với thầy và nếu có điểm gì bất hợp lý, tôi xin phép được điều chỉnh lại… Liệu thầy có phiền không?
Triết gia: Không hề. Tôi rất hoan nghênh. Bản thân tôi cũng mong muốn được lắng nghe tiếng nói của những thanh niên như cậu để học hỏi thêm nhiều điều.
Chàng thanh niên: Cám ơn thầy. Tôi cũng không có ý định chưa rõ trắng đen đã phủ định thầy. Hãy giả định rằng luận điểm của thầy là đúng, từ đây, chúng ta bắt đầu suy nghĩ.
Thế giới đơn giản, cuộc đời cũng đơn giản. Nếu như mệnh đề này có phần nào chân lý thì có lẽ chỉ là trong thế giới của trẻ thơ. Thế giới của trẻ thơ không có những nghĩa vụ thực tế như lao động, nộp thuế, trẻ thơ sống những ngày tự do, thoải mái trong vòng tay che chở của cha mẹ và xã hội, chúng cho rằng cuộc sống như vậy sẽ kéo dài mãi mãi và mình có thể làm được bất cứ điều gì. Cặp mắt chúng đã được che đi để khỏi chứng kiến hiện thực phũ phàng.
Vậy nên, đúng là thế giới phản chiếu trong đôi mắt trẻ mang một hình hài đơn giản.
Nhưng càng lớn, thế giới lại càng hiện rõ bản chất, nó nhắc đi nhắc lại với chúng ta cái thực tế "Mày chẳng qua chỉ có thế mà thôi", nó biến mọi khả năng được mong đợi trong cuộc đời trở thành bất khả thi. Những tháng ngày hạnh phúc, lãng mạn kết thúc, nhường chỗ cho thời kỳ chủ nghĩa hiện thực tàn khốc.
Triết gia: Ừm, thú vị lắm.
Chàng thanh niên: Không chỉ có vậy. Con người ta khi trưởng thành sẽ bị ràng buộc bởi những mối quan hệ xã hội phức tạp, bị đẩy cho nhiều trách nhiệm. Bất kể là trách nhiệm trong công việc, gia đình hay trách nhiệm xã hội. Tất nhiên, các vấn đề xã hội mà khi còn nhỏ con người chưa thể hiểu được như sự kỳ thị, chiến tranh, giai cấp cũng đặt ra trước mặt chúng ta, và ta không thể phớt lờ. Tôi nói không đúng sao?
Triết gia: Đúng chứ. Cậu cứ tiếp tục đi.
Chàng thanh niên: Trong thời đại tôn giáo còn thịnh hành thì có lẽ chúng ta còn có sự cứu rỗi. Khi đó, ý chỉ của các thần chính là chân lý, là thế giới, là tất cả. Chỉ cần nghe theo ý chỉ đó thì sẽ chẳng còn mấy vấn đề cần lo lắng. Nhưng giờ tôn giáo đã mất đi sức mạnh và tín ngưỡng cũng chỉ mang tính hình thức. Không có chỗ dựa tinh thần, ai cũng run rẩy vì bất an, bị giam cầm trong nỗi hoài nghi. Mọi người sống mà chỉ nghĩ đến bản thân. Đó chính là xã hội hiện đại.
Vậy, thưa thầy, xin hãy trả lời tôi. Trước một hiện thực như vậy, mà thầy vẫn cho rằng thế giới đơn giản sao?
Triết gia: Câu trả lời của tôi không hề thay đổi. Thế giới đơn giản, cuộc đời cũng đơn giản.
Chàng thanh niên: Tại sao? Chẳng phải ai cũng thấy thế giới là một mớ hỗn độn đầy mâu thuẫn sao?
Triết gia: Đó không phải bản thân thế giới phức tạp, mà là cậu đang thấy thế giới phức tạp.
Chàng thanh niên: Tôi sao?
Triết gia: Con người không sống trong thế giới khách quan mà sống trong thế giới chủ quan do chính mình tạo ra. Thế giới cậu đang thấy khác với thế giới tôi đang thấy, thêm nữa có lẽ là một thế giới khó có thể chia sẻ với bất kỳ ai khác.
Chàng thanh niên: Thầy nói vậy nghĩa là sao? Chẳng phải cả thầy và tôi đều đang sống trong cùng một thời đại, cùng một đất nước và cùng thấy những điều giống nhau sao?
Triết gia: Xem nào, trông cậu còn trẻ lắm, vậy cậu đã uống nước giếng vừa mới múc lên bao giờ chưa?
Chàng thanh niên: Nước giếng à? Thực ra thì đã khá lâu rồi, nhà bà tôi ở quê có một giếng nước. Uống nước giếng mát lạnh ở nhà bà vào những ngày hè nóng bức là một niềm vui lớn.
Triết gia: Có lẽ cậu cũng biết là nhiệt độ của nước giếng quanh năm ổn định ở mức 18 độ c. Đây là con số khách quan, ai đo cũng vậy. Nhưng nước giếng uống vào mùa hè, ta cảm thấy mát lạnh, còn uống vào mùa đông lại cảm thấy ấm áp. Nghĩa là dù nhiệt độ trên nhiệt kế luôn giữ ở mức 18 độ c nhưng cảm nhận vào mùa hè và mùa đông lại khác nhau.
Chàng thanh niên: Đó là ảo giác gây ra bởi sự thay đổi của môi trường.
Triết gia: Không, không phải là ảo giác. Đối với cậu lúc đó, nước giếng mát và ấm đều là sự thật không thể phủ nhận. Sống trong một thế giới chủ quan là như thế. Nhận định chủ quan rằng chúng ta "thấy như thế nào" là tất cả, và chúng ta không thể thoát khỏi nhận thức chủ quan của mình.
Bây giờ, thế giới trong mắt cậu là một mớ hỗn độn, phức tạp, kỳ quái. Nhưng, nếu bản thân cậu thay đổi, thế giới sẽ trở lại hình hài đơn giản. Vấn đề không phải thế giới như thế nào mà là cậu như thế nào.
Chàng thanh niên: Tôi như thế nào?
Triết gia: Đúng vậy. Có khi cậu đang nhìn thế giới qua cặp kính râm. Hiển nhiên thế giới nhìn qua đó phải u ám rồi. Vậy thì đừng rầu rĩ vì thế giới u ám nữa, chỉ cần bỏ kính râm ra là được.
Thế giới cậu thấy khi bỏ cặp kính râm ra có khi lại quá chói chang, khiến cậu buộc phải nhắm mắt lại, có khi khiến cậu lại muốn đeo kính vào. Dù vậy, cậu có dám bỏ luôn kính ra không? Cậu có dám nhìn thẳng vào thế giới này không? Cậu có cái can đảm đó không?
Chàng thanh niên: Can đảm ư?
Triết gia: Đúng vậy, đây là vấn đề can đảm.
Chàng thanh niên: … Thôi được rồi. Tôi có cả núi ý kiến phản bác nhưng có lẽ nên để sau. Tôi xin xác nhận lại là, thầy cho rằng "con người có thể thay đổi"? Và nếu tôi thay đổi, thế giới sẽ trở lại hình hài đơn giản của nó.
Triết gia: Tất nhiên, con người có thể thay đổi. Không chỉ thế, con người còn có thể trở nên hạnh phúc.
Chàng thanh niên: Bất kỳ ai, không có ngoại lệ?
Triết gia: Không có ngoại lệ, vả lại còn có thể vào bất cứ lúc nào.
Chàng thanh niên: Ha ha, một tuyên bố mạnh bạo! Thật thú vị, thưa thầy. Giờ tôi xin phép được phản bác!
Triết gia: Tôi sẽ không bỏ chạy hay trốn tránh đâu. Chúng ta cứ thong thả trò chuyện. Quan điểm của cậu là "con người không thể thay đổi" đúng không?
Chàng thanh niên: Không thể thay đổi. Hiện tại, chính tôi đang khổ sở vì mình không thể thay đổi đây.
Triết gia: Nhưng, cậu cũng mong muốn thay đổi?
Chàng thanh niên: Tất nhiên rồi. Nếu có thể thay đổi được, nếu có thể làm lại cuộc đời, tôi sẽ vui sướng quỳ gối trước thầy. Nhưng chỉ sợ lại thành ra thầy quỳ gối trước tôi mất thôi.
Triết gia: Được thôi. Sẽ thú vị lắm đây. Nhìn cậu, tôi lại nhớ đến mình thời sinh viên. Nhớ đến mình thời còn trẻ tràn đầy nhiệt huyết, đã tới tận nơi gặp Triết gia để mưu cầu chân lý.
Chàng thanh niên: Vâng, đúng thế đấy. Tôi đang mưu cầu chân lý. Chân lý của cuộc đời.
Triết gia: Trước đây tôi chưa từng nhận đệ tử, cũng không hề thấy cần thiết phải làm điều đó. Nhưng kể từ khi trở thành môn đồ của triết học Hy Lạp và gặp được một quan niệm khác, tôi có cảm giác trong thâm tâm mình đã chờ đợi một Chàng thanh niên như cậu bấy lâu nay. Một quan niệm khác? Đó là gì vậy? Nào, hãy cùng vào thư phòng của tôi. Sẽ là một đêm dài đây. Tôi sẽ pha cà phê nóng.
❄❄❄❄❄❄❄❄❄
Cuốn sách này tóm tắt tư tưỏng của Alfred Adler (tâm lý học Adler), người được mệnh danh là một trong "ba người khổng lồ của tâm lý học" sánh ngang với Freud và Jung, qua hình thức câu chuyện "cuộc đối thoại giữa Chàng thanh niên và Triết gia".
Được sự ủng hộ to lớn ở các nước châu Âu và Mỹ, tâm lý học Adler đưa ra câu trả lời rất đơn giản và cụ thể cho câu hỏi mang tính triết học "Làm thế nào để con người sống hạnh phúc?" Hiểu được tư tưỏng có thể coi là một chân lý thế giới này, cuộc đời bạn từ nay sẽ thay đổi ra sao? Hay sẽ không có gì thay đổi…?
Nào, hãy cùng Chàng thanh niên bước qua "cánh cửa".
***
Các bạn thường than vãn về các mối quan hệ làm các bạn trở nên mệt mỏi. Người ngoài thì thấy các bạn nhạt nhẽo và vô nghĩa. Bản thân các bạn thì thấy bản thân mình kém cỏi so với mọi người. Quá khứ của bạn cũng chẳng mấy tốt đẹp, đầy những điều buồn đau và nhìn về một tương lai không mấy tươi sáng. Bạn lại sống trong một môi trường đòi hỏi những yêu cầu đầy khắc nghiệt và thậm chí những quy chuẩn hết sức phi lý. Bạn trở nên bế tắc bởi các thứ bao quanh và càng tồi tệ khi phải sống theo khuôn mẫu của người khác. Và cách giải thoát cho bạn là bạn dám sống với cá tính, với nhu cầu của mình. Và Dám bị ghét của hai tác giả Nhật Bản Kishimi Ichiro và Koga Fumitake sẽ là cánh cửa giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.
Bạn bất hạnh không phải do quá khứ và hoàn cảnh, càng không phải do thiếu năng lực. Bạn chỉ thiếu “can đảm” mà thôi. Nói một cách khác, bạn không đủ “can đảm” để dám hạnh phúc.” […] Bởi can đảm để dám hạnh phúc bao gồm cả “can đảm để dám bị ghét” nữa. […] Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, có được hạnh phúc.
Cuốn self- help mang hình bóng của một tác phẩm văn học kinh điển
Khi nhìn tên sách và trang bìa của cuốn sách thì đích thực đây là một cuốn self – help. Nhưng điểm bất ngờ là khi mở những trang đầu tiên, đọc những câu mở đầu chúng ta lại nghĩ rằng đây là một tác phẩm văn học kinh điển. Đó là một cuộc đối thoại giữa Chàng thanh niên và người Triết gia. Tất cả đều có cốt truyện, có nhân vật và sự việc, nó không hề giống những cuốn self – help khác mà các bạn đã từng đọc. Cuốn sách được trình bày một cách sinh động, cuốn hút và văn phong cũng vô cùng mới mẻ, hấp dẫn, đem lại sự cuốn hút, không hề nhàm chán đối với người đọc.
| | | | - |
Chàng thanh niên: Tôi xin hỏi lại thầy. Có phải thầy cho rằng thế giới đơn giản đến từng ngóc ngách?
Triết gia: Đúng vậy. Thế giới đơn giản đến khó tin. Đời người cũng vậy.
Một cuốn sách self – help quá đặc biệt, khi những thông điệp, những bài học được truyền tải qua góc nhìn của chàng thanh niên và nhà Triết gia. Điều này tạo nên một dấu ấn đặc biệt của Dám bị ghét so với những cuốn self - help khác!
Cậu bất hạnh bởi cậu tự chọn lấy bất hạnh
Nhiều người luôn than rằng tại sao tôi lại bất hạnh như thế này? Nhưng cuộc sống này là của bạn, là do bạn điều khiển. Chỉ là bạn có biết tận dụng và tận hưởng nó hay không mà thôi. Chả ai đem đến bất hạnh cho bạn cả vì làm gì có ai sống cuộc sống của bạn, làm gì có ai lựa chọn cách sống thay bạn. Bạn bất hạnh là do chính bản thân bạn tự lựa chọn lấy.
Ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, cậu đã chọn “bất hạnh”. Đó không phải là cậu sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh hay rơi vào tình cảnh bất hạnh, mà vì cậu đã cho rằng đối với bản thân mình “bất hạnh” là một dạng “thiện”.
Những câu nói của nhà Triết gia giải đáp những câu hỏi của chàng thanh niên khiến chúng ta có những cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, nhìn bao dung hơn về cuộc đời, đơn giản cách nhìn nhận và cảm nhận.
Cuộc đời cậu được quyết định “ngay tại đây, vào lúc này”
Nhà triết gia đã giảng giải cho chàng thanh niên rất nhiều điều triết lý liên quan đến tâm lý học Adler. Đặc biệt là vấn đề thay đổi lối sống. Nhà triết gia nói rằng cậu không thể thay đổi bản thân vì cậu quyết tâm không thay đổi. Và cách để thay đổi lối sống chính là quyết tâm từ bỏ lối sống hiện nay. Hơn thế nữa, nhà Triết gia còn nói về các cái cớ để không từ bỏ lối sống hiện tại, những triết lý không hề sáo rỗng như đem lại những nhận thức mới mẻ hơn cho chính chàng thanh niên.
Dự thi trượt thì cũng phải làm. Như có thể sẽ trưởng thành hơn hoặc có thể sẽ hiểu ra rằng mình cần phải đi theo con đường khác. Dù thế nào cũng có thể tiến lên phía trước. Thay đổi lối sống hiện tại chính là như vậy đó. Nếu cứ mãi không gửi bản thảo dự thi, sẽ chẳng tiến lên được… Cậu không cho rằng cứ đưa đủ các “lý do không thể làm được” để đáp lại một vấn đề đơn giản – một việc cần phải làm là một cách sống khổ sở sao?…
Nhà triết gia còn cho rằng, cuộc đời của chàng thanh niên được quyết định ở chính thời điểm này, chứ không phải là những gì diễn ra ở trong quá khứ, không phải những gì đã xảy ra trước kia. Dù quá khứ có tối tăm đến mức nào chả ảnh hưởng gì đến tương lai cả.
Mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người
Chàng thanh niên hỏi nhà Triết gia rằng “Để xóa tan phiền muộn thì chỉ có cách sống một mình trong vũ trụ” nghĩa là sao, chẳng phải nếu chỉ sống một mình sẽ lại bị cảm giác cô độc làm cho phiền muộn hay sao? Và nhà triết gia đáp lại rằng cậu cô độc không phải vì cậu có một mình. Và theo nhà triết gia nói về Adler cho rằng mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người. Vì những phiền muộn nội tâm không hề tồn tại mà trong bất cứ muộn phiền nào đều mang bóng dáng của người khác. Những muộn phiền này được Adler cho rằng, nếu như thế giới chỉ có chính mình, không có xuất hiện người khác, thì sự phiền muộn cũng sẽ tan biến.
Cô độc không phải vì chỉ có một mình. Cậu cảm thấy mình bị tách biệt, xa lánh khỏi những người xung quanh, khỏi xã hội, cộng đồng, đó mới gọi là cô độc. Chúng ta cần người khác để cảm thấy cô độc. Nghĩa là con người chỉ trở thành “cá nhân” khi đặt vào các mối quan hệ xã hội mà thôi.
Đời không phải là cuộc cạnh tranh với người khác
Trong mỗi chúng ta, chắc chắn ai cũng có tâm lý, cuộc đời là một sự rượt đuổi, một sự cạnh tranh khốc liệt để chúng ta vươn lên vị trí số một. Nhưng theo Adler, tâm lý không ngừng phấn đấu để bản thân tiến lên thêm một bước, chứ không phải là tâm lý cạnh tranh để vượt lên trên người khác. Nhà triết gia có những câu nói rất ấn tượng và sâu sắc dành cho chàng thanh niên trẻ tuổi
Chàng thanh niên Ý thầy nói rằng đời không phải là cuộc cạnh tranh?
Triết gia Đúng vậy. Không cần cạnh tranh với ai cả. Chỉ cần không ngừng tiến lên là được. Tất nhiên cũng không cần so sánh mình với người khác.
Chúng ta ai cũng khác nhau. Chẳng có người nào giống hệt người nào về mặt giới tính, tuổi tác, kiến thức, kinh nghiệm , ngoại hình cả. Hãy có cái nhìn tích cực về những điểm khác biệt giữa mình và người khác. Chúng ta không giống nhau nhưng lại bình đẳng với nhau.
Tự do thực sự là gì ?
Chúng ta nói chúng ta muốn một cuộc sống tự do nhưng bản chất của tự do là gì, thực sự tự do là gì thì lại rất ít người biết. Theo như nhà triết gia tự do thực sự là đẩy bản thân lăn ngược lên dốc. Hay cụ thể hơn là tự do là bị người khác ghét. Chắc hẳn chúng chả muốn ai ghét mình cả. Chúng ta đều muốn ai cũng sẽ hòa hợp với mình. Nhưng để sống mà không một ai ghét là một cách rất mất tự do. Chúng ta phải xoay sở bản thân chúng ta theo người nọ, theo người kia. Nhiều khi chúng ta cảm thấy thật mệt mỏi khi phải xoay sở như vậy. Nếu muốn được tự do tức là ta không phải xoay sở theo ai cả nghĩa là bị người khác ghét. Cái giá này là cái giá khá đắt chúng ta phải trả để tìm được sự tự do.
Không sợ bị ghét mà cứ tiến lên phía trước. Không sống như hòn đá lăn xuống dốc mà cố gắng leo lên con dốc trước mặt. Đó chính là tự do đối với con người. Nếu trước mặt tôi có hai lựa chọn “cuộc đời được tất cả mọi người yêu mến” và “cuộc đời có những người ghét mình”, tôi sẽ không hề băn khoăn mà chọn cuộc đời sau. Tôi quan tâm tới việc mình như thế nào hơn là mình được mọi người đánh giá ra sao. Cũng có nghĩa là tôi muốn sống tự do.
Sống hết mình “ngay tại đây, vào lúc này”