Những câu chuyện của Fulghum hết sức bình thường và đơn giản như “Bộ sưu tập trên cánh cửa tủ lạnh”, nhưng với góc nhìn của Fulghum, ông cho rằng: “Khi bạn không còn được nhìn thấy những tác phẩm nghệ thuật mới bổ sung vào bộ sưu tập trên cánh cửa tủ lạnh, điều đó đánh dấu sự trưởng thành của con cái bạn. Vài năm sau đó, khi tủ lạnh nhà bạn lại đầy ắp những tác phẩm nghệ thuật mới, nghĩa là con cái của bạn đã trở thành những bậc phụ huynh. Khi đã lên chức ông, chức bà, bạn sẽ càng say mê hơn với các tác phẩm nghệ thuật trên cánh cửa tủ lạnh và sẵn sàng dán lên đó bất cứ thứ gì mà lũ cháu nội, ngoại yêu cầu.”
Hay trong “Trường học, trẻ con, người lớn và những điều phải học”, tác giả đưa ra một vấn đề mà khiến ta ngạc nhiên vì nó hẳn thế nhưng ta đã không để ý, đã để nó bị lấp đi:” Khi được hỏi tại nhà trẻ: “Bao nhiêu bạn ở đây có thể vẽ?”, mọi cánh tay đều giơ lên. Tất nhiên là tất cả chúng con đều biết vẽ. Thế các con có thể vẽ cái gì? Tất cả mọi thứ! Thế cảnh một con chó đang nuốt chiếc xe cứu hỏa trong rừng thì sao? Dĩ nhiên rồi. Thầy muốn con chó to cỡ nào?“Ai trong số các con có thể hát?”. Tất cả đều giơ tay. Tất nhiên là chúng con có thể hát! Các con biết hát bài gì nào? Tất cả các bài ạ! Nhưng nếu các con không thuộc lời thì sao? Không sao, chúng con sẽ tự chế lời. Có vấn đề gì đâu, bây giờ chúng ta hãy cùng hát nhé! Bây giờ ư? Tại sao không!(…) Câu trả lời của bọn trẻ luôn là “Có ạ!”. Lặp đi lặp lại như thế.
Trong mỗi đứa trẻ luôn có một sự tự tin bẩm sinh, một nguồn vui vô tận và khát khao học tập không ngừng. Với chúng, mọi thứ đều có thể thực hiện được.Thử hỏi với cùng những câu hỏi trên tại các trường đại học, cao đẳng. Chỉ một số rất nhỏ những cánh tay đưa lên khi sinh viên được hỏi họ có thể vẽ, có thể nhảy, có thể hát, có thể sơn màu, có thể diễn kịch hay chơi một nhạc cụ không. Không hiếm các trường hợp giơ tay đã trả lời cùng với một hạn định kiểu như: “Tôi chỉ chơi đàn piano, tôi chỉ vẽ về loài ngựa, tôi chỉ nhảy với nhạc rock and roll hay tôi chỉ hát dưới vòi hoa sen”.”Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt ấy? Và vì sao chúng ta dần mất hết sự tự tin khi lớn lên?
Fulghum đưa ra vấn đề, và không ai khác là chính bạn phải có câu trả lời cho riêng mình.Những mẩu chuyện dung dị dưới nhãn quan rộng mở của Fulghum trong “Góc nhìn của người thông thái” đã được viết bằng một phong cách gần gũi và khiêm nhường, dí dỏm và hấp dẫn với sự thông thái của riêng ông. “Góc nhìn của người thông thái” đem lại cảm giác ấm áp như thể ta đang ngồi dưới mái hiên nhà bà mình vào một chiều chủ nhật, thong thả nhấm nháp từng ngụm kem mát lành…
***
Góc Nhìn Của Người Thông Thái gồm có:
***
THẾ À
Từ "Thế à" không có trong các từ điển thông dụng cũng như chuyên ngành, và rất hiếm khi hiện diện trong văn viết. Tuy nhiên, những âm tiết này lại được chúng ta sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, cho đến tận khi xuôi tay nhắm mắt.
"Thế à" là một trong những cách thức truyền đạt ngôn từ đầu tiên mà đứa trẻ học được.
"À" hay những âm tiết đại loại như thế sẽ còn được sử dụng chừng nào loài người còn tồn tại. Có lẽ đây cũng là từ đầu tiên mà Adam thổ lộ với Eva ngay sau khi cắn quả táo.
Và Eva biết chính xác những suy nghĩ đang diễn ra trong đầu Adam.
Xuyên suốt lịch sử tiến hóa của loài người, có hàng triệu, hàng triệu âm tiết đã xuất hiện rồi biến mất trong khi chúng ta vẫn không ngừng có được những cách thức để giao tiếp với nhau. Thông thường, những âm tiết dùng để biểu cảm không được xem là một từ có nghĩa, mà chỉ là những âm thanh ngắn đại diện cho những suy nghĩ phức tạp. Đó là những tiếng càu nhàu, tiếng than vãn, tiếng khịt mũi tỏ ý chê bai, tiếng tặc lưỡi, tiếng huýt sáo kết hợp với những biểu hiện phức tạp trên gương mặt hay ngôn ngữ hình thể: ừ, à, ừm, hừ, hey, oh, ok… Những âm tiết này thường vô nghĩa và xét về mặt chính tả thì không thể ký âm trên giấy.
"Thế à" đứng đầu danh sách những âm tiết nhỏ nhưng có nhiều ý nghĩa.
Chúng ta nói "Thế à" với một đứa bé khi nó ngã, bị cụng đầu hay bị kẹp tay. Điều đó có nghĩa là chúng ta biết đứa trẻ có bị đau, nhưng nỗi đau này sẽ nhanh chóng qua đi, đứa trẻ có nguồn an ủi để chịu đau, có thể tiếp tục đứng lên và bước tiếp. Về phía đứa trẻ, nó có thể hiểu rằng tiếng "Thế à" của cha mẹ đồng nghĩa với việc nó không nhất thiết phải chạy ngay đến chỗ cha mẹ mỗi khi bị đau để được nhận những cái hôn xoa dịu, và cần phải biết tự mình đi lấy bông băng khi cần thiết. "Thế à" có thể được coi là bước đầu tiên trong việc tách dần đứa trẻ ra khỏi cha mẹ để nó trở nên độc lập hơn.
Chúng ta ngày một nhiều tuổi, kiến thức và kinh nghiệm cũng ngày một phong phú hơn, và chúng ta sẽ ngày càng hiểu được đâu chỉ là những khó khăn nhất thời trong muôn vàn khó khăn ở đời. Không phải bất kỳ việc nào cũng cần đến 911 (số khẩn cấp của cảnh sát Mỹ), đôi khi chỉ cần "Thế à" là vấn đề có thể được giải quyết.
Nếu tôi bị đau ngực, có lẽ tôi sẽ nghĩ ngay đến việc đi cấp cứu với tâm trạng lo sợ "Chúa ơi! Mình đang lên cơn đau tim!". Nhưng cũng với những triệu chứng ấy, bác sĩ của tôi chỉ "ừ, à" cho qua, bà ấy có thể nghĩ do bị đầy hơi, nên chỉ cần uống một viên thuốc làm giảm nồng độ axit trong dạ dày rồi lại tiếp tục công việc của mình.
Tương tự, khi chiếc xe tải cũ của tôi bị chết máy, tôi nghĩ là nó tiêu đời rồi, nhưng đối với người thợ máy của tôi thì đó chỉ là một hỏng hóc nhỏ về điện. "À, chẳng qua do dây đánh lửa bị chập thôi".
Đây cũng có thể là từ để chỉ thái độ buông xuôi với những sự việc mà chúng ta không thể ứng phó được. Từ khi còn nằm nôi, chúng ta đã biết Rock-a-bye-baby[1] và điều gì sẽ xảy ra nếu cành cây bị gãy. Ở trường mẫu giáo, chúng ta được nhắc nhở về bài học tình thế. Tất cả những con ngựa của nhà vua và tất cả những người đàn ông của nhà vua đều không thể cùng nhau đặt cậu bé trứng Humpty Dumpty[2] thêm một lần nào nữa. Tôi quen thuộc với sự chết chóc, thường xuyên thấy nó trong các bệnh viện và nghĩa trang. Nếu tôi nhận thấy cái chết của chính mình đang đến gần, phản ứng của tôi lúc đó có thể sẽ là "Thế à".
"Thế à" trong trường hợp này chính là một trạng thái tinh thần, một triết lý sống.
Đây cũng là một cách nói để đón nhận những điều không mong đợi trong cuộc sống, và khả năng đón nhận cái chết cho dù nó xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong đời. Khi nói "ừ, à", người ta dường như không chỉ mong đợi sự bất ngờ, mà họ còn tin là nó sẽ xảy ra, như thể sự bất ngờ chính là một khía cạnh của sự tồn tại.
"Thế à" có nghĩa là "Chúng tôi vẫn đang bước tiếp", "Gì nào?", "Bạn không bao giờ có thể nói về điều sẽ xảy ra", "Thế là quá nhiều cho một kế hoạch", "Chú ý, chúng ta sắp đi qua hầm", "Không sao", "Ngày mai sẽ là một ngày mới", "Bạn không thể hàn gắn trở lại quả trứng vỡ", "Suốt hàng trăm năm nay, điều đó chưa có gì thay đổi".
"Thế à" không chỉ là một phản ứng tức thời trước những chuyện vặt vãnh. "Thế à" là một thái độ, một quan điểm về vũ trụ. Nó chính là một phần trong phương trình tóm tắt quan điểm của tôi về điều kiện của sự tồn tại:
"à há" + "ôi chao"+ "thế à" + "Chúa ơi" = "a ha!".
Mời các bạn đón đọc Góc Nhìn Của Người Thông Thái của tác giả Robert Fulghum.