Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

9 Quy Tắc Đầu Tư Tiền Bạc Để Trở Thành Triệu Phú

Nếu bạn đang phân vân một con đường sự nghiệp cho mình sau này, một hướng đi sẽ mang lại cho bạn sự giàu có cùng khoản tiền lương cao ngất ngưởng, chắc hẳn trong đầu bạn sẽ nghĩ ngay đến những lĩnh vực như luật, y, kinh doanh hoặc nha sỹ? Có lẽ sẽ ít ai nhắc đến nghề nghiệp của tôi nếu mục tiêu của họ là trở nên giàu có. Tôi là một giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông – một nghề nghiệp được coi là bậc trung. Thế nhưng tôi đã trở thành một triệu phú không nợ nần vào tuổi 30.

Tôi chưa bao giờ chọn những khoản đầu tư mạo hiểm và cũng chẳng được thừa kế một xu nào từ bất kì ai. Khi học đại học, tôi đã tự trả toàn bộ học phí của mình. Làm sao tôi có thể trang trải được việc học của bản thân song song với đó tiết kiệm được một triệu dol- lar mà không cần đến bất kì một khoản nợ nào khi còn chưa chạm đến ngưỡng 40 tuổi của cuộc đời? Thật may mắn, tôi đã được học (và được tạo sự hứng khởi) từ một số nhân vật rất hiểu biết về tài chính. Họ thúc giục tôi buộc phải làm chủ được những gì mà lẽ ra tôi nên được học ở trường. Và bởi vì việc dạy các kĩ năng về tài chính là một điều vô cùng hạn chế ở các trường học nên rất có thể bạn đang là một trong số hàng triệu người phải chịu những ảnh hưởng từ sự thiếu sót trong nền giáo dục đó. Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay sẽ bù đắp cho bạn.

Thử nhớ lại xem khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã bao giờ bạn ngồi trong giờ số học, tiếng Anh, lịch sử hoặc sinh học với một câu hỏi luẩn quẩn trong đầu: “Lợi ích thực tế nào sẽ đến cho cuộc sống sau này của mình? Những câu độc thoại của Hamlet, công thức lượng giác hay những kiến thức về các hoạt động bên trong cơ thể của một chú lợn sẽ mang lại cho bạn lợi ích gì bên ngoài bốn bức tường của lớp học?”. Thật không dễ dàng gì để có thể đưa ra một câu trả lời cả.

Thế nhưng, chủ đề tiền bạc thì không cần bàn cãi là một điều quan trọng. Không giống như việc giải phẫu lợn hay một bài toán đố hóc búa, bất cứ ai cũng có thể nhận được những lợi ích rõ ràng bằng cách làm chủ tài chính. Tuy nhiên, hầu hết gia đình lại thường tránh né chủ đề này. Chủ đề tiền bạc chắc cũng được nói đến nhiều như chuyện về một kẻ khờ trong gia đình mà chẳng ai còn muốn nhắc đến nữa. Bạn biết đấy – người chú hay hứa hẹn và cô dâu đặt hàng qua thư đang làm việc với vai trò đạo diễn trong ngành công nghiệp phim ngoại lai chẳng hạn.

Bạn cần một bằng chứng khẳng định rằng tiền bạc luôn là một vấn đề luôn bị né tránh? Bố mẹ bạn đã bao giờ chia sẻ với bạnvề việc họ mất bao lâu để có thể trả tiền xây nhà chưa, và yếu tố nào đã ảnh hưởng đến điều đó? Họ đã bao giờ giải thích cho bạn cách hoạt động của thẻ tín dụng chưa, và họ đã đầu tư tiền bạc ở đâu và như thế nào? Đã bao giờ họ tiết lộ những câu chuyện về việc họ chọn mua xe gia đình như thế nào trong những năm qua? Họ đã chi trả cho những chiếc xe đó như thế nào, hay những loại thuế nào áp dụng cho nhà ở hoặc thu nhập mà họ đang phải trả? Trong hầu hết mọi trường hợp, bố mẹ không bao giờ nói về những điều này.

Nếu không được giáo dục về tài chính đúng hướng, một sinh viên tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng với những tấm bằng học thuật sáng chói cũng có thể sở hữu một kiến thức tài chính không bằng một học sinh lớp 8. Vì lí do này, khi những sinh viên kể trên bước chân vào một môi trường làm việc thật sự, họ sẽ có cảm giác như phải chống lại giá rét mùa đông dù trên người không manh áo vậy.

Kĩ năng quản lý kém cùng những lỗ hổng trong giáo dục về tài chính đã khiến rất nhiều người rơi vào những thói quen tiêu xài không hợp lý và những khoản đầu tư thiếu sáng suốt, đặc biệt là khi cố gắng bắt kịp theo thói quen mua sắm và tiêu xài phóng khoáng của bạn bè trong khi khả năng tài chính của hai người không giống nhau. Hãy cùng gọi người bạn này với cái tên A chẳng hạn.

Bạn không thể bắt chước thói quen của A nếu muốn giàu có. Bạn không thể tiêu xài giống anh ta. Bạn cũng không thể vay mượn hay đầu tư giống anh ta.

Trên thực tế, anh A đang đầu tư dưới sự cố vấn của một chuyên viên tài chính với lời hứa hẹn giàu sang hoặc ít nhất là một tuổi về hưu an nhàn. Thế nhưng, quá nhiều lời khuyên sẽ giống như nhân vật giàu có Pardonner trong tác phẩm Những câu chuyện ở Can- terbury của Geoffrey Chaucer, với một điểm khác biệt quan trọng: Khi Pardonner moi tiền từ những người hành hương đạo Cơ-đốc – với lời hứa hẹn về những khoản hời trên trời – những gì họ nhận được đều rất rõ ràng (không giống với những khoản hoa hồng tư vấn tiềm ẩn hiện nay). Hầu hết các nhà hoạch định tư vấn tài chính đều không có lợi ích song hành với lợi ích của bạn, cho dù trông họ có thân thiện như thế nào. Và bởi vì tất cả những thứ này bạn đều không được học ở trường nên rất có thể về sau bạn sẽ nhận ra mình đã đầu tư sai lầm ra sao và thực ra bạn đang chi trả những khoản chi phí cho chiếc xe Mercedes-Benz của một người khác. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tránh được những cạm bẫy đó.

Tuy nhiên, tại sao bạn phải đọc cuốn sách của tôi trong khi có cả trăm cuốn khách cũng cùng chủ đề? Để giải thích điều này, tôi sẽ kể cho bạn lí do tôi viết “9 quy tắc đầu tư tiền bạc để trở thành triệu phú”.

Rất nhiều đồng nghiệp của tôi đều biết rằng – bên cạnh việc dạy Tiếng Anh – tôi còn còn đăng nhiều bài báo liên quan đến lĩnh vực tài chính cá nhân, hai trong số đó thậm chí còn được đề cử cho Giải thưởng xuất bản quốc gia lĩnh vực tài chính ở Canada.

Vì lí do này, đồng nghiệp đã muốn tôi chia sẻ kiến thức về tiền bạc. Tuy nhiên, tôi muốn truyền đạt theo một cách nào đó mà không phải là các buổi hội thảo. Tôi muốn tìm một cuốn sách đơn giản nhất nói về các vấn đề đầu tư đúng đắn, mua về và tặng họ.

Do đó, tôi đã mua 80 quyển sách với 12 tựa khác nhau. Và rồi bởi vì tôi đang dạy một nhóm học sinh môn tiếng Anh, tôi đã cho họ đọc và gặp những nhóm nhỏ sau đó để bàn luận về nhưng gì họ học được.

Sau đó tôi nhận ra một vấn đề. Rất nhiều thuật ngữ được sử dụng bởi các tác giả tài chính chẳng khác gì chữ tượng hình Ai Cập đối với học sinh của tôi cả. Quá nhiều tác giả không quan tâm đến việc những gì họ viết có đọng lại được trong đầu của những độc giả không, có nhiều kiến thức ở lĩnh vực tài chính hay không.

Tôi cần một phương tiện khác để tiếp tục việc chia sẻ và giảng dạy, do đó, tôi viết cuốn sách này để giúp hơn 100 người bạn cũng như đồng nghiệp. Song song với đó, tôi tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo miễn phí về tài chính, thực ra tôi đã đặt ra nhiều câu hỏi hơn là giảng dạy để tìm ra những gì mà những sinh viên đại học hoặc những người đã tốt nghiệp hiểu gì về tiền bạc từ đó rút ra phương pháp truyền tải hiệu quả tới đối tượng người nghe rộng khắp.

Trong quá trình viết “9 quy tắc đầu tư tiền bạc để trở thành triệu phú”, tôi cũng chia sẻ nó với khoảng một chục người chưa qua đào tạo về tài chính nhưng có quan tâm đến lĩnh vực đầu tư. Họ đã cho tôi những phản hồi quý giá về những gì họ hiểu và chưa hiểu, từ đó tôi có thể tìm ra những thay đổi cần thiết như giải thích thêm ở những thuật ngữ khó hiểu hoặc tránh sử dụng chúng.

Kết quả là cuốn sách này đã ra đời: đến từ một vị thầy giáo triệu phú luôn lắng nghe cẩn thận người đọc. Trong đó, tôi chia sẻ 9 quy luật về tiền bạc mà lẽ ra bạn nên được dạy ở trường. Bạn sẽ học cách tiêu xài như triệu phú và đầu tư một cách tốt nhất trong khi tránh được những cạm bẫy của nỗi sợ, lòng tham hay hành động xấu của những bàn tay muốn thao túng ví tiền của bạn. Bản thân tôi đã theo đuổi những quy luật vượt thời gian đồng thời dễ áp dụng này và trở thành một triệu phú không nợ nần vào tuổi 30. Giờ thì hãy để tôi chia sẻ nó cho bạn.

***

Bất cứ một biên tập viên tạp chí nào cũng sẽ phải rùng mình khi một chiếc phong bì màu nâu cùng một tập bản thảo tự nhiên xuất hiện trong hòm thư. Nhất là khi nó đi kèm một lá thư bắt đầu bằng: “Gửi người tìm kiếm sự thật. Âm mưu toàn cầu kiểm soát trí não của chúng tôi bằng chất florua được hé lộ trong bài báo 15.000 từ đính kèm. Gọi cho tôi ngay để nói về vấn đề khi nào ông sẽ đăng nó.”

Mặc cho lối chơi chữ quái gở đó, với cương vị là biên tập viên, tôi thực sự nuôi hy vọng rằng đằng sau một trong những chiếc phong bì nâu sẽ là một thứ gì đó tuyệt vời. Tôi có thể khẳng định với bạn rằng thường thì hy vọng đó chỉ hiện thực hóa một lần mỗi thập kỉ hoặc tương tự thế. Bằng chứng ư? Andrew Hallam.

Tôi chưa từng gặp Andrew khi chiếc phong bì đó được đặt trên bàn làm việc của tôi tại Tạp chí MoneySense. Bên trong nó là một bài viết được đánh máy về War- ren Buffett. Tôi nhớ lúc đó mình đọc bài viết trong văn phòng và nhìn ra ngoài con phố Front Street ở Toronto, tư tưởng đấu tranh không biết nên làm gì. Sự nhiệt huyết của tác giả nhảy ra ngoài trang giấy, ông ta cũng có vẻ là một nhà tri thức hiếm gặp. Thế nhưng ai là tác giả bài viết này, Andrew là ai? Và tại sao ông ta lại viết tên Buffett chỉ với một chữ t?

Tôi quyết định liên lạc với Andrew và tôi thực sự vui mừng là mình đã làm điều đó. Ông giải thích với tôi rằng ông hiện đang là một giáo viên ở Vancouver Island với niềm đam mê vào đầu tư. Và chắc chắn ông ấy sẽ rất sẵn lòng sửa đổi một chút bài viết của mình đồng thời trả lại cho Mr. Buffett cái tên có hai chữ t.

Bài viết đó được đón nhận khá tốt và trong vòng vài năm nay, Andrew trở thành một người đóng góp thường xuyên cho chuyên trang của chúng tôi. Ông viết những câu chuyện về thị trường chứng khoán, nghệ thuật mặc cả và cuối cùng cả về quyết định của ông khi chuyển tới Singapore và nhận một công việc giảng dạy tại một trường dành cho các học sinh quốc tế.

Đâu đó trên hành trình này, tôi nhận ra rõ ràng rằng Andrew đang sống và hít thở những bằng chứng khẳng định tất cả các lý thuyết về tài chính cá nhân đều có thể áp dụng vào thực tế. Ông là một người lao động với mức lương bậc trung và cũng chẳng hề có mối liên hệ nào tới Phố Wall. Nhưng có một điều ta có thể thấy rõ từ những câu chuyện của ông, Andrew đang tích lũy được lượng của cải với tốc độ vô cùng ấn tượng.

Cụ thể cách thức mà Andrew đã làm để đạt được những thành quả như vậy thì tôi không được biết rõ bởi tôi và Andrew thường chỉ liên lạc với nhau qua email hoặc điện thoại nên những hình dung về con người thật của ông trong tôi chỉ nằm lại ở mức phỏng đoán. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã thay đổi khi ông sắp xếp cho tôi cơ hội được tới Singapore và thỉnh giảng một tuần cho học sinh về phong cách viết tại trường Singa- pore American.

Khi gặp mặt Andrew lần đầu tiên, có ba ấn tượng để lại trong tôi. Đầu tiên (quả thực là một nhận xét nông cạn), tôi không thể ngừng chú ý rằng Andrew có nước da màu vàng sẫm.

Không giống với một số người trong chúng ta với tổng quan hình thể vật lý dạng chiếc thùng, Andrew có vẻ ngoài gầy gò và cao một cách khó chịu. Ông như được thiết kế để nhảy không ngừng nghỉ xuyên qua những trảng cỏ Xavan. Andrew chia sẻ với tôi rằng ông đã từng là một vận động viên chạy đường dài và tôi không thể nhận ra ông ấy có thể đủ giỏi để chiến thắng các đối thủ của mình trong mỗi cuộc đua. Suốt một tuần sau đó, ngày nào tôi cũng thấy Andrew mang một đôi giày chạy và chinh phục những đoạn đường khá xa mà nếu là tôi thì chắc tôi sẽ gọi một chiếc taxi và đi ăn trưa. Ông kiểm soát việc tập luyện của mình với sự chính xác của một chiếc đồng hồ bấm giây.

Đặc điểm thứ hai tôi nhận thấy ở Andrew là sự vui vẻ của ông. Trong suốt tuần đó và cả vài năm về sau, tôi đã từng thấy Andrew lộ rõ vẻ stress nhưng chưa bao giờ thấy khuôn mặt đó chán nản, giận dữ hay nhỏ nhen.

Điểm cuối cùng về Andrew thu hút sự chú ý của tôi là niềm vui thú mà ông đặt vào công việc giảng dạy. Xem cách ông thu hút sự chú ý của một lớp gồm những cậu bé 15 tuổi, rồi khuyến khích, thúc giục và tạo sự hứng khởi cho chúng trong suốt tiết học, tôi nhận ra rằng nghề giáo viên vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đủ công bằng, sau tất cả những điều kì diệu họ hoàn thành mỗi ngày.

Vậy tại sao tất cả những thứ này lại liên quan đến tiền bạc? Trong cuốn sách này, Andrew sẽ nói cho bạn biết về những kinh nghiệm của riêng ông trên hành trình tới sự giàu có. Nhưng nếu bạn có thể gạch chân một tỉ lệ nhỏ những gì được ông khéo léo truyền tải, đó chính là tầm quan trọng của việc nhìn nhận tiền bạc như một phần của những trải nghiệm lớn lao hơn.

Andrew đã thành công trong việc tích lũy của cải trong khi đồng thời là một vận động viên thể thao và một nhà giáo tâm huyết, đó là còn chưa kể đến một cá nhân hạnh phúc và thỏa mãn. Cuốn sách của ông muốn nói lên một điều đó là bạn không cần là một nhân viên kế toán thuế hay một kẻ bủn xỉn để có thể trở nên giàu có.

Ông tiếp cận với chủ đề xây dựng của cải với tầm nhìn của một vận động viên chạy đường dài. Chế độ của ông bắt đầu từ chủ nghĩa hiện thực. Nhà vô địch không thể lừa dối để có thể đi đến chiến thắng. Họ phải chấp nhận tập luyện cho một cuộc đua với những cố gắng bền bỉ trong một thời gian dài.

Điều tương tự cũng áp dụng cho lĩnh vực tài chính cá nhân. Không giống như các tác giả khác, Andrew không ở đây để đi theo thiên hướng làm-giàu-nhanh. Tuy nhiên, những gì ông làm đó là cho bạn thấy một chu trình đơn giản nếu được theo đuổi sau một thời gian đủ dài sẽ giúp bạn trở nên giàu có nhanh hơn tất cả những người hàng xóm của bạn. Trong thực tế, ông đã giải thích cách mà bạn có thể làm tốt hơn 80% nhà đầu tư đơn giản bằng cách tránh những sản phẩm, dịch vụ đắt đỏ mà những nhà tư vấn tài chính cố gắng nhét vào danh mục đầu tư của bạn.

Một số tác giả cố gắng làm bạn cảm thấy sợ hãi với những dự đoán về sự sụp đổ tài chính. Số khác lại làm bạn hứng khởi với những hứa hẹn về khoản lời khổng lồ sẽ có được khi dấn thân vào những lĩnh vực đầu tư nóng. Andrew tránh cả hai trường phái ngu ngốc kể trên. Thay vào đó, với sự lạc quan vốn có của mình, ông sẽ cho người đọc thấy một thói quen lạc quan về kinh tế vĩ mô sẽ mang lại lợi ích lâu dài như thế nào – kể cả cho dù bạn có đang nằm trong tâm của cuộc suy thoái tài chính đi chăng nữa. Đặc biệt nếu bạn là một nhà đầu tư trẻ, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra thực tế mình nên cầu mong thị trường trì trệ chứ không phải một thị trường phát triển.

Andrew truyền tải những thông điệp của mình theo một cách mà bất cứ ai cũng sẽ thích thú và coi trọng. Văn phong của ông đầy tính cá nhân, vui vẻ, lạc quan – đi kèm những chỉ trích không giấu giếm cách mà ngành công nghiệp tài chính đã hủy hoại cố gắng của chúng ta trong việc trở nên giàu có. Và như những gì bạn mong đợi ở một giáo viên, Andrew vừa khắt khe vừa dễ tiếp cận.

Cuốn sách của Andrew là một hướng dẫn tràn đầy niềm vui và thực tế về cách một người lao động thu nhập bậc trung có thể trở nên giàu có. Tôi đã rất vui khi mở chiếc phong bì màu nâu vài năm trước, và bạn cũng sẽ vui như thế khi quyết định mở những trang của cuốn sách này.

IAN MCGUGAN

***

9 Quy tắc làm giàu

Bạn có lẽ đã biết một số ít người chỉ biết chờ những tai họa tài chính ập đến. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn. Bạn có thể phớt lờ họ khi họ đang thất bại, hoặc bạn có thể chỉ cho họ một vài chiến lược để họ có khả năng đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn. Điều này không được dạy ở trường học, vậy nên phần lớn mọi người tiêu xài quá nhiều tiền vào những thứ vật chất, đầu tư không hiệu quả, và để nỗi sợ cùng lòng tham khống chế mức tài sản của mình.

Nếu may mắn, một ngày nào đó nhiều nguyên lý được trích ra trong cuốn sách này sẽ trở thành một phần bắt buộc phải có trong chương trình giảng dạy ở trường trung học. Làm được vậy tức là chúng ta đã đi được một quãng dài trong việc đảm bảo mọi người đầu tư có trách nhiệm, như vậy cũng sẽ buộc ngành dịch vụ tài chính phải hạn chế những hành động lừa dối các nhà đầu tư cá nhân của nó.

Cho dù bạn bao nhiêu tuổi và bạn giàu có cỡ nào, bạn có thể xây dựng chứng khoán tài chính bằng cách sử dụng chín quy tắc được nêu ra trong cuốn sách này:

1. Chi tiêu như một triệu phú (hoặc ít hơn) nếu bạn muốn trở nên giàu có.

2. Bắt đầu đầu tư càng sớm càng tốt – sau khi trả hết nợ tín dụng và bất kì khoản nợ lãi cao nào khác.

3. Đầu tư vào các quỹ chỉ số chi phí thấp thay vì các quỹ quản lý chủ động. Không ai có thể liên tục chọn trước được quỹ quản lý chủ động sẽ “thắng thế”.

4. Hiểu về lịch sử và tâm lý của thị trường chứng khoán sẽ giúp bạn không trở thành nạn nhân của sự điên rồ vốn đang gây ảnh hưởng xấu đến mọi thế hệ đầu tư (không chỉ một lần).

5. Học cách xây dựng một danh mục đầu tư cân bằng hoàn thiện với các quỹ chỉ số chứng khoán và trái phiếu, bạn có thể dễ dàng đánh bại phần lớn các chuyên gia.

6. Tạo các tài khoản chỉ số hóa cho dù bạn sống ở đâu.

7. Học cách chống lại những lời nói bán hàng hoa mỹ của một tư vấn viên.

8. Tránh các âm mưu và cạm bẫy đầu tư đang đánh vào lòng tham của bạn ra.

9. Nếu bạn nhất định phải mua cổ phiếu thường, hãy chỉ dành một phần nhỏ trong danh mục của bạn để mua nó và chọn cho mình một cố vấn ví dụ như Warren Buffett.

Chúc bạn sống lâu, thành công và tiếp tục những gì bạn đã được học.

Mời các bạn đón đọc 9 Quy Tắc Đầu Tư Tiền Bạc Để Trở Thành Triệu Phú của tác giả Andrew Hallam.