An Bình điện hạ chỉ có một khuyết điểm duy nhất là hơi phong lưu.
Hoàng đế muốn chọn một lương tế, liền để cho Thượng thư lễ bộ nhận mệnh, mang theo lệ rơi đầy mặt: a…a…a bệ hạ muốn kén phò mã cho An Bình điện hạ rồi.
Ngày hôm sau thanh niên trai tráng trong triều không đi du học thì chính là đi thăm người thân, cuối cùng còn xót lại hai người.
"Môt là con trai Thái Phó tên Lưu Tự, một là con trai Đại học sĩ tên là Tề Tốn Chi. Chỉ có điều"
"Chỉ có điều làm sao?"
"Lưu Tự đi được nửa đường thì bị cha đuổi theo bắt về"
"…"
"Còn Tề Tốn Chi"
An Bình điện hạ nhíu mày:
"Hắn làm sao?"
Điện hạ quên rằng hắn có tật ở chân sao?
….
PS: Không phải nữ tôn, 1V1
Tên sách ban đầu là "Bát tự không hợp, vượt qua rồi nói!"
Đây là tiền truyện của "Thất tiết là chuyện nhỏ, chết đói mới là chuyện lớn!"
***
Sự nghiệp khai chi tán diệp* vĩ đại của Hoàng tộc Lương Quốc hiển hách đến thời Sùng Đức bệ hạ dường như đã bị đặt một dấu chấm hết tròn trĩnh.
(*Khai chi tán diệp: sinh con đẻ cái)
Sùng Đức bệ hạ rất phiền muộn, nhớ ngài trước kia khai sáng một thời hoàng kim, anh danh lan xa, còn cưới nữ vương một nước làm thê… Một thân huy hoàng đến vậy, tại sao phút cuối lại không sinh nổi nhi tử cơ chứ?
Cho nên, ngài đã ngẫm ra được vài điều, trong đó, điều quan trọng nhất chính là, thú thê* nhất định không thể thú người có thân phận quá cao. Bởi vì ngươi xem, cho dù nàng không sinh được nhi tử, ngươi cũng không thể nạp phi.
(thú thê: cưới vợ)
Tuy nhiên, trời cao chung quy vẫn còn quan tâm đến hai vị bệ hạ, tốt xấu gì cũng cho bọn họ một đứa con gái, không tới nỗi rơi vào thảm cảnh tuyệt hậu.
Đông Đức Hoàng hậu thống trị Thanh Hải Quốc, lấy nữ tử làm đầu. Cho nên sau khi sinh hạ nữ nhi, tâm tình vui sướng chẳng khác nào Sùng Đức bệ hạ được ôm con trai. Ngay khi thần trí thanh tỉnh, thoát khỏi đau đớn từ quá trình sinh đẻ, bà đã quyết tâm bồi dưỡng đứa nhỏ thành một trang anh hào.
…
Tiền Nhiếp chính vương là người từng góp sức giúp đỡ Sùng Đức bệ hạ khai sáng thịnh thế sớm đã thoái ẩn nhiều năm, nay nghe tin này thì không khỏi sinh lòng vui mừng, bút lớn vung lên một cái, tặng cho tiểu công chúa một chữ Duệ.
Lại nói, Vương phi của ngài vốn là một nhân vật truyền kỳ, là nữ quan đệ nhất của Đại Lương, đồng thời cũng là lão sư mà Hoàng đế bệ hạ rất mực tôn kính. Khi nghe được tin tiểu công chúa chào đời, bà cũng vô cùng vui vẻ, tặng cho nàng một nhũ danh, gọi là An Bình.
Sùng Đức bệ hạ đã không có con trai, lại còn bị người khác làm thay việc của mình, không khỏi u uất ngồi bên giường Hoàng hậu. Mãi tới khi nữ nhi ê a cười với ngài, tâm tình Hoàng đế mới vui vẻ trở lại.
Phụ thân kỳ vọng vào nàng chẳng khác nào ngóng trông nhi tử, mẫu thân lại vốn xem trọng nữ nhân. Sống trong hoàn cảnh ấy, An Bình điện hạ thành công thoát khỏi hình tượng õng ẹo yểu điệu của công chúa hoàng thất, trở thành một nữ tử tự lập kiên cường.
Người đời có câu, nhân vô thập toàn. Cũng chính vì thế, An Bình điện hạ cho rằng, với nhiều ưu điểm như thế, bản thân có chút phong lưu, không chịu gò bó cũng chẳng phải vấn đề gì lớn.
…Ít nhất…nàng còn chưa tới mức nuôi dưỡng nam sủng, đúng chứ? Không phải chỉ là thỉnh thoàng đùa giỡn mấy tên thị vệ trẻ tuổi, mỹ mạo thôi sao?
Sùng Đức bệ hạ chăm lo việc nước, vất vả quá độ, mới vừa bốn mươi mà sức khỏe đã sa sút. Đặc biệt là mấy năm gần đây, tình trạng của ngài ngày càng nghiêm trọng, khiến cho Đông Đức Hoàng hậu cực kỳ lo lắng, bèn khuyên ngài dứt khoát lui vị, theo bà sang Thanh Hải Quốc, sống một cuộc sống an vui nhàn tản.
Bệ hạ rất rầu rĩ, không phải luyến tiếc ngôi vị hoàng đế, mà bởi ngài thực sự không biết nên thu tay thế nào. Tuy rằng trong lúc cầm quyền, ngài đã cho phép nữ tử vào triều làm quan, nhưng chỉ là một vài quan hàm không mấy quan trọng. Nếu giờ muốn giao cả quốc gia vào tay một nữ tử, e rằng hết sức gian nan.
Vì thế, bệ hạ nhiều lần triệu tập trọng thần thương nghị, nỗ lực vượt qua khó khăn này.
Thế nhưng thương nghị hết lần này tới lần khác, chỉ có Chu thủ phụ của Nội các, Lưu Thái phó, tâm phúc của Hoàng đế tỏ ý tạm thời gác chuyện đó sang một bên, còn phần lớn thần tử đều ít nhiều ra vẻ không hài lòng, mấy vị Thân vương và Quận vương lại càng không cần phải nói.
Không nói tới chuyện An Bình điện hạ có thể đảm đương trọng trách hay không, cứ thử nhìn một chút xem, coi coi quốc gia này đã bị nữ nhân nhào nặn thành cái dạng gì rồi?
Hoàng đế thú nữ vương một nước nữ tôn làm Hoàng hậu, tiền Nhiếp chính vương thì để nữ tử vào triều, Vương phi của ngài trước đó còn từng ngồi vào vị trí đại quan nhất phẩm, thậm chí sau này triều đình vẫn tiếp tục cho phép nữ tử làm quan!
Tốt lắm! Bệ hạ, bây giờ rốt cuộc là ngài đang có ý gì? Nữ nhân cũng có thể xưng đế? Vậy thì tôn nghiêm của nam nhân chúng ta có còn cần nữa hay không?
Thế là, bệ hạ lại bắt đầu u buồn, trước sau không dám nói chuyện này cho nữ nhi biết, chỉ sợ lòng tự trọng của nàng bị tổn thương.
Hơn nữa, sau khi Đông Đức Hoàng hậu biết được nữ nhi bị đối đãi như thế thì cực kỳ không vui, đổ hết lửa giận lên người Hoàng đế, khiến cho bệ hạ ngày càng sầu não.
Sau một hồi đắn đo do dự, cuối cùng Sùng Đức bệ hạ cũng nghĩ ra một cách - Ngài nhất định phải an bài hôn sự cho nữ nhi!
Bây giờ không còn cách nào khác, chỉ mong An Bình sớm ngày sinh được một đứa cháu ngoại, tới kế thừa ngôi vị Hoàng đế của ngài mà thôi.
Thế nhưng, suy tính tốt đẹp, hiện thực lại tàn khốc.
“Danh tiếng tốt đẹp” của An Bình điện hạ ai ai cũng biết, tin tức này vừa ban ra, cả triều đã lâm vào khủng hoảng. Các đại thần trong nhà có trai tráng vừa tuổi bắt đầu bận bịu tiễn con xuất môn, không du học thì cũng là đi thăm người thân, trước khi đi chỉ dặn một câu: An Bình điện hạ chưa tuyển xong phò mã thì chưa được trở về!
Sùng Đức bệ hạ vô cùng thương tâm. Đường đường là thánh quân khai sáng, ngài thực sự không tiện ép buộc người khác, chỉ có thể trách người náo đó dạy dỗ nữ nhi không nghiêm, cuối cùng dẫn tới bi kịch ngày hôm nay mà thôi.
May mà đúng lúc này, tiền Nhiếp chính vương đưa ra một sáng kiến: Bệ hạ đi theo Hoàng hậu dưỡng bệnh cũng không sao, quốc gia đâu phải chỉ có Hoàng đế mới được quản. Ngài cứ để khuê nữ của mình làm giám quốc là được, đợi khi thân thể ngài khỏe lại thì hẵng trở về tiếp tục trị quốc.
Bệ hạ cảm thấy lời này rất có lý, cho nên rất vui vẻ triệu tập các đại thần thêm một lần nữa. Tuy rằng trong lúc bàn bạc vẫn gặp phải chút khó khăn, nhưng cuối cùng ý kiến cũng được thông qua.
Mấy ngày hôm sau, Hoàng đế hạ chỉ, sắc phong An Bình điện hạ làm Giám quốc, thế là các đại thần đều cho rằng trận phong ba bão táp mang tên kén rể đã qua, ai nấy đều nhao nhao gọi con về nhà.
Mời các bạn đón đọc Công Chúa Đến Rồi, Quần Thần Cẩn Thận của tác giả Thiên Như Ngọc.