Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Mê Chữ

Một thời gian dài, Vũ Bằng âm thầm chịu tiếng là nhà vǎn quay lưng lại với kháng chiến, là di cư vào nam theo giặc… Mãi đến tháng 3 nǎm 2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 Bộ Quốc Phòng mới có vǎn bản xác nhận nhà vǎn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo.

Trong hơn 40 năm cầm bút, Vũ Bằng đã để lại cho đời gần 100 cuốn sách, trong đó có hàng ngàn trang sách vǎn học lấp lánh tài hoa và chứa chan lòng nhân ái.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc các tác phẩm đặc sắc của nhà văn tài hoa này.

Tập truyện ngắn Mê Chữ gồm có:

  • Đám cưới hai u hồn ở chùa dâu
  • Mơ về một cuộc chọi trâu
  • Ăn tết thủy tiên
  • Một cuộc đấu kiệu… Giết người!
  • Một chục bạc, một trận đòn, một kiếp người
  • Mê chữ

***

Vũ Bằng (3/6/1913 – 7/4/1984), tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký,… Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm…

Các tác phẩm

- Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931) - Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937) - Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940) - Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940) - Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, 1941) - Bèo nước (tiểu thuyết, 1944) - Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941) - Cai (hồi ký, 1944) - Ăn tết thủy tiên (1956) - Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960) - Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) - Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969) - Mê chữ (tập truyện, 1970) - Nhà văn lắm chuyện (1971) - Những cây cười tiền chiến (1971) - Khảo về tiểu thuyết (biên khảo, 1969) - Thương nhớ mười hai (bút ký, 1972) - Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973) - Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973) - Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2000) - Những kẻ gieo gió (2 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2003) - Vũ Bằng toàn tập (4 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2006) - Và một số sách dịch khác

***

Không biết ở Trung và Nam, có người ăn Tết kỳ lạ như ông Trưởng Kính ở trong truyện này hay không? Riêng ở Bắc những người như ông Trưởng Kính thì không nhiều, nhưng lúc nào cũng có.

Năm nay, thủy tiên đã bắt đầu thấy bán từ cuối tháng mười, mà quái, ông Trưởng Kính không hiểu tại sao vẫn không thấy nói đến chuyện mua về gọt.

Có hai ba bắp bà Trưởng mua về ngâm trong chậu mà ông Trưởng chỉ nhìn rồi bỏ đấy, lần lần lữa lữa chẳng thấy nói năng gì. Thế rồi thì cây cảnh cũng bỏ phí cả đi. Đang đông tiết trời hanh hao, cây khô lá vàng, mà họa hoằn lắm chủ nhân mới nhìn đến cho dăm gáo nước. Cây tùng bắt đầu héo ngọn; hai lẵng cẩm cù và phong lan đuôi cáo mất đứt dây buộc, sắp rơi; còn cái đồi "bách thảo" thì rêu cứ vàng cả ra, mà lá sanh, lá mai đã to bằng cái vẩy ốc cả rồi, cũng chẳng thấy ông lấy kéo "tẩy" cho vài nhát.

Ờ, mà cũng lạ thật. Ông Trưởng Kính chẳng đoái hoài gì đến cây cảnh, đã đành, nhưng sao đã hơn một tháng nay, ông có vẻ buồn bực, trầm ngâm, bí mật?

Thỉnh thoảng, người ta lại thấy ông giở mấy cuốn thiếp cổ ra xem, rồi lấy ngón tay trỏ vẽ lên không những nét ngoằn ngoèo như thể là phù phép. Rồi lại có hôm ăn cơm vừa buông đũa buông bát xuống, ông mặc quần áo đi lại ngay nhà ông Lam Kiều đòi ngồi luôn tại chỗ xem cho kỳ được bốn mươi bảy cuốn thiếp của ông này và tra cứu, biên chép gì chẳng biết, đến khuya mới về.

Nhưng về rồi, nào đã đi ngủ cho đâu! Đương nằm, ông Trưởng vùng dậy, tìm ở ngăn cuối cái tủ "Bắc Kinh" lấy ba cuốn thiếp, cặm cụi tìm một cái gì. Trong thiếp "Tam Hi", trong thiếp "Mạc Trì", trong thiếp "Nga Quân" của Vương Hi Chi, tìm đã hết hơi mà vẫn không thấy một lối chữ nào huyền diệu và sương kính thế. Ông Trưởng thao thức không ngủ được.

Sáng hôm sau, trời mưa xanh, rét ngọt, ông dậy sớm đi tìm cụ Cả Tài là người xưa nay vẫn dắt mối đồ cổ cho nhà ông. Hai ông đem nhau vào buồng nói thì thào, rồi dắt nhau về Khâm Thiên, Hàng Bột, không quên dặn người nhà trước khi đi:

- Có cái chú Coỏng đội mũ nồi, trước đây bán cho nhà ta bức tượng An Lộc Sơn, hỏi gì thì đừng cho nó về nhé. Giữ nó lại chơi, và bảo tôi đi chừng một tiếng đồng hồ rồi thôi.

Đã bảy tám hôm nay, chú Coỏng và ông Trưởng cùng thì thà thì thầm bàn tán với nhau, có khi đến tận khuya mà vẫn chưa chịu chia tay.

Anh chàng này vốn là một người khách chú nghiện, sinh nhai ở các tiệm hút ngõ Hàng Giầy, ô Quan trưởng. Anh không có nghề gì nhất định, nhưng cung cách sinh sống vẫn đàng hoàng: hai vợ chồng cùng hút. Thỉnh thoảng hai vợ chồng cùng ra đi, mà cửa ngõ bỏ trống, chẳng có ma nào canh gác. Người tò mò lấy thế làm ngạc nhiên, nhưng ai đã ra vào hút sách với chủ nhân thì không lạ. Là vì vợ chồng nhà này có một đứa con nuôi tinh quái, giữ nhà cẩn mật bằng mấy người thường. Đó là một con khỉ to bằng một đứa trẻ lên ba, suốt ngày chỉ quanh quẩn bàn đèn để hầu hạ chủ nhân, châm đóm, lấy khăn, bưng ống nhổ…

Trước kia khách khứa đến chơi nhà chú Coỏng không để ý đến con vật ấy và cho là nó bén mùi thuốc phiện, phải làm những công việc hàng ngày để có cái ăn, cái hút. Nhưng từ khi Hà thành xảy ra câu chuyện con khỉ phố Hàng Thùng đêm đêm lẻn vào nhà người ta để móc ví tiền thì những người quen biết chú Coỏng đã bắt đầu nghi ngờ. Người ta nghi rằng, ngoài công việc coi nhà và hầu hạ bàn đèn, con khỉ của chú Coỏng còn được dùng vào công việc khác trong lúc tắt đèn tối lửa…

Ông Trưởng Kính băn khoăn về điểm đó hơn ai hết. Nhất là vào khoảng cuối năm này, mà cả nhà đều nhận thấy ông thiếu sự bình tĩnh thường ngày, ông cả Tài đi điều đình có hy vọng gì không? Mà bọn Cả Sinh, Tú Buồng, Hàn Sĩ đã chịu thôi hay cứ "đâm ngang cành bứa"?

Mời các bạn đón đọc Mê Chữ của tác giả Vũ Bằng.