Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Matsuo Bashō - Bậc Đại Sư Thơ Haiku

Có nhà nghiên cứu phỏng định rằng cứ 100 người ngoại quốc muốn tìm hiểu về văn học Nhật Bản đã có 80 người đặt trọng tâm vào haiku và cứ 100 người học hỏi haiku thì lại có 80 người chọn Bashô làm chủ đề. Thế mới biết vai trò của Bashô trong văn học Nhật Bản quan trọng như thế nào.

Basho là một thiên tài nhưng khi ông sinh ra, đã không mang theo chiếc đũa thần biết chỉ đá thành vàng. Thành công đạt được đều theo một quá trình lao động trí thức bền bỉ cho dù cuộc đời ông ngắn ngủi. Như cây cọ của Picasso, ngọn bút của nhà thơ trải qua nhiều thời kỳ. Trong lãnh vực tản văn cũng như thi ca, Bashô đều có thái độ sáng tạo qua học tập. Vì thế người đời sau càng tôn kính và yêu mến ông.

Riêng Ueda Makoto - người chấp bút quyển sách này – là một nhà giáo đã có công phổ biến văn học Nhật Bản trong cộng đồng người nước ngoài. Ông sinh năm 1931 tại Kobe, tốt nghiệp Đại học Kobe năm 1954, chuyên ngành Văn học đối chiếu. Xong Cao học Đại học Nebraska (1956), ông hoàn thành học vị Tiến sĩ tại Đại học Washington (1961). Đã giảng dạy các đại học Washington, Indiana và Toronto trước khi trở thành giáo sư Đại học Stanford. Tác phẩm “Matsuo Bashô, The Master Haiku Poet” (1970) của ông viết bằng Anh ngữ mà người viết sử dụng là một quyển sách khổ nhỏ và mỏng (chưa đến 200 trang) nhưng có tính sư phạm cao, giúp người ngoại quốc chúng ta có một cái nhìn toàn diện về Bashô, không riêng lãnh vực haiku theo nghĩa hẹp mà cả trong nghĩa rộng của nó (haikai hay bài hài), bao gồm các thể loại renku (liên cú), haibun (bài văn) cũng như hairon (bài luận), tóm lại là thi pháp haiku nói chung.

***

Review Phạm Huyền Trang:

Hiếm có một thể thơ nào trên thế giới độc đáo như thơ Kaiku. Không chỉ vì số lượng câu chữ ngắn nhất thế giới (trung bình chỉ khoảng 17 âm tiết) mà còn vì sức gợi và sự lãng mạn vô song của nó. Nhắc tới thơ haiku là nghĩ tới Matsuo Basho, nhớ tới những bài thơ khơi gợi đầy xúc cảm:

“ Chim đỗ quyên hót

Ở kinh đô

Mà nhớ kinh đô”

“ Vắng lặng u trầm

Thấm sâu vào đá

Tiếng ve ngâm”.

Hay “ Từbốn phía phương trời

Cánh hoa đào lả tả

Gợn sóng hồ Bi-oa”…

Nhưng nếu chỉ đọc và yêu thích thơ Basho như cái cách tôi đang nói, chúng ta sẽ chỉ hiểu được một phần rất nhỏ về thơ haiku. Cuốn sách “Matsuo Basho, bậc đại sư thơ Haiku” của nhà phê bình Ueda Makoto (Nguyễn Nam Trân biên dịch và chú thích) thực sự là một công trình vừa mang tính hàn lâm chuyên ngành vừa mang tính phổ biến. Cuốn sách giới thiệu chân dung thi hào Nhật Bản và trình bày thi pháp thơ Haiku của ông, những gì đã làm nên ảnh hưởng sâu rộng của Basho ở Nhật cũng như trên thế giới.

Ueda Makoto (1931) là giáo sư, nhà phê bình văn học, dịch giả hàng đầu về thơ haiku và là người có đóng góp lớn lao trong việc phổ biến văn học Nhật Bản ra cộng đồng thế giới.

Uyên bác và trong sáng, Ueda Makoto giúp người đọc bước vào thế giới Haiku một cách nhẹ nhàng nhưng đầy khám phá. Và thơ Haiku sẽ thấm vào tư tưởng người đọc, giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện về Basho.

Cuốn sách còn cho ta thấy quá trình thiên tài Basho đưa nghệ thuật thơ Haiku lên đỉnh cao đầy tinh tế và phiêu lãng. Không chỉ riêng lĩnh vực haiku theo nghĩa hẹp mà cả trong nghĩa rộng của nó, bao gồm các thể loại renku (liên cú), haibun (bài văn) cũng như hairon (bài luận)…

Đây là tác phẩm công phu và có thể nói là công trình đầy đủ nhất về Basho.

Mời các bạn đón đọc Matsuo Bashō - Bậc Đại Sư Thơ Haiku của tác giả Makoto Ueda.