Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Chuyện Nhỏ Trong Thế Giới Lớn

“Chuyện nhỏ trong thế giới lớn” được coi là cuốn sách đầy hứng khởi, làm tiền đề cho câu chuyện nghệ thuật. Với chủ ý viết cho thiếu nhi, Gombrich kể lại những câu chuyện lịch sử châu Âu bằng nghệ thuật thêu dệt tưởng tượng, cài đặt cùng vô vàn sự kiện, chi tiết có thật. Mỗi chuyện kể của Gombrich như mở ra một thế giới mà tuổi thơ chưa hề biết nhưng luôn khao khát khám phá. Đọc “Chuyện nhỏ trong thế giới lớn” không chỉ để bồi dưỡng tâm hồn mà còn bồi dưỡng cả trí tuệ.

“Một câu chuyện cuốn hút, vô cùng mạch lạc, được kể một cách sôi nổi và hùng hồn khiến cho tác phẩm trở nên hấp dẫn vô cùng…”. – Philip Pullman

“Thật may mắn cho những trẻ em nào được đọc cuốn sách này. Độc giả người lớn khi đọc nó cũng sẽ tìm thấy tinh thần chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện trong sách ở đỉnh cao”. – Anthony Grafton, Wall Street Journal

“Gombrich đã định nghĩa lịch sử thế giới một cách kỳ ảo chưa từng có… Khoan dung, đầy lý trí và nhân văn trên từng trang sách”. – Amanda Vickery, The Guardian

“Một phong cách sôi nổi, nhiệt huyết, tươi trẻ không thể cưỡng lại được… Cuốn sách nhỏ này chứa đựng lời đáp cho nhiều câu trả lời mà bạn chưa bao giờ dám hỏi”. – Magarret Drabble, New Statesman

“…hấp dẫn với mọi lứa tuổi. Các trang sách lấp lánh sự sắc sảo và trí tuệ của tác giả – và khi đọc, ta sẽ có cảm giác như Gombrich… đang dẫn ta vào một chuyến hành trình vượt thời gian”. – Ben Schott, The Observer

***

Dành cho trẻ em nhưng Chuyện nhỏ trong thế giới lớn, với người lớn, càng đọc càng cuốn theo, chúng ta có thể ôn lại những điều đã biết và biết thêm rất nhiều điều mới mẻ

Năm 1935, Ernst Gombrich, khi ấy 26 tuổi đã là tiến sĩ tốt nghiệp ở Đại học Vienna, nhưng không tìm được việc làm. Một người bạn làm ở nhà xuất bản nhờ anh đọc qua một cuốn sách lịch sử viết cho trẻ em xem có dịch sang tiếng Đức được không. E. Gombrich đọc xong và không hề có một ấn tượng gì với cuốn sách, anh bèn nói với bạn rằng có thể viết hay hơn thế nhiều. Và thế là người bạn bảo anh viết thử một chương.

Số là trước đó anh thường gặp một cô bé, cháu của một người bạn. Cô bé lúc nào cũng thắc mắc tại sao anh luôn bận rộn và việc phải tìm cách giải thích đã khiến anh viết cuốn sách theo lối kể chuyện cho cô bé nghe.

E. Gombrich lựa chọn giai đoạn lịch sử ảnh hưởng đến nhiều người nhất, mỗi ngày viết một chương. Sáng đọc tài liệu, chiều đến thư viện tìm thêm tài liệu để đảm bảo tính xác thực và buổi tối dành thời gian để viết.

Điều thú vị nữa là trong quá trình viết câu chuyện lịch sử thế giới dành cho trẻ em này, anh quen với một cô gái là học trò của cha anh. Trong thời gian hò hẹn, những ngày chủ nhật hai người thường đi chơi rừng, những lúc nghỉ chân anh lấy bản thảo ra và đọc cho cô nghe các chương vừa mới viết. Một năm sau, kết thúc câu chuyện lịch sử thế giới thu gọn với hằng tuần anh đọc cho cô nghe, họ cưới nhau.

Năm 2005, người cháu nội của E. Gombrich đã viết trong lời tựa cuốn sách: “Về sau, khi kể lại câu chuyện này, bà tôi thường hay nói rằng: Bà thà để cho ông đọc còn hơn phải tự đọc, vì lúc đó chữ viết của ông khó đọc lắm”.

“Mọi câu chuyện bắt đầu kể từ “ngày xửa, ngày xưa”. Câu chuyện lịch sử thế giới mà ta sắp kể cho em cũng thế… Lịch sử ở đây không phải chỉ một câu chuyện nào đó, mà là câu chuyện của tất cả chúng ta, câu chuyện của thế giới này”.

Và ông kể, khởi đầu từ mấy chục nghìn năm của kỷ Băng hà, thời của người tiền sử, rồi Trái đất dần ấm lên, băng giá dời về núi non và con người bắt đầu học cách trồng lúa, dựng lều trại, thuần hóa các loài vật hoang dã thành gia súc… qua thời đồ đồng…

Lịch sử chính thức bắt đầu từ năm 3100 trước Công nguyên từ vùng đất bên dòng sông Nile khi vua Menes trị vì xứ Ai Cập, sau đó chữ viết (của người Ai Cập) ra đời, mỗi tuần có bảy ngày… cùng nhiều thành tựu khác của con người theo thời gian như phát âm theo chữ cái, phát minh ra số học, âm nhạc, chế tạo máy móc, vũ khí, tàu thủy, xe lửa…

Những cuộc chiến tranh tranh giành ảnh hưởng cai trị của nước lớn với nước nhỏ xuất phát từ tham vọng bá chủ của các vị hoàng đế, giữa các tôn giáo… Những nhân vật làm nên lịch sử thế giới, nổi lên và chết trong cô độc hay thất bại thảm thương.

Sự hình thành những nhà nước, vùng đất… Cuộc “sắp xếp” thế giới, những thay đổi mang tính lịch sử trong lịch sử của nhân loại được kể lại theo một dòng chảy rất lôi cuốn, sôi nổi, nhiệt huyết, thú vị, duyên dáng như một câu chuyện cổ tích dài.

Nhiều chương kể về sự ra đời của các tôn giáo và các đấng tối cao như Thiên Chúa, Đức Phật, Thánh Allah… Cuối cùng, câu chuyện lịch sử của E. Gombrich (tạm) dừng vào năm 1989, một sự kiện không ai có thể nghĩ đến đã xảy ra. Người Đông Đức mở cửa biên giới, nước Đức thống nhất; hệ thống chính trị của nước Nga Xô viết sụp đổ lan sang các nước Đông Âu khác.

“Em hãy hình dung thời gian cũng như một dòng sông và chúng ta đang ngồi trên máy bay bay ngang qua dòng sông đó. Từ trên máy bay nhìn xuống, đầu tiên em sẽ thấy được hang động của những người săn voi cổ và những cánh đồng trồng ngũ cốc thời xa xưa.

Những chấm nhỏ xa xa là các Kim tự tháp và tháp Babel. Trên những vùng đất thấp, người Do Thái đang chăn đàn gia súc. Còn phía bên kia chính là biển cả mà người Phoenicia từng lênh đênh đi buôn bán. Vật trông giống như ngôi sao trắng sáng cả một góc trời về phía xa chính là thành Acropolis, biểu tượng nghệ thuật của Hi Lạp…

Đâu đó bên kia thế giới là những cánh rừng âm u và hùng vĩ, nơi các vị ẩn sĩ Ấn Độ ngồi thiền và Đức Phật giác ngộ…

Ta hãy hạ máy bay xuống thấp để nhìn rõ dòng sông em nhé. Trên mặt sông là những gợn sóng lăn tăn. Một cơn gió mạnh thổi đến và hàng triệu bọt trắng nổi lên rồi tan ra… Mỗi người trong chúng ta chỉ là một chấm bọt nhỏ bé, rơi xuống những con sóng thời gian đang cuồn cuộn đổ về một nơi chốn vô chừng. Chúng ta nhô lên, nhìn xung quanh và trước khi kịp hiểu điều gì đang xảy ra thì tất cả đã biến mất.

Con người thật nhỏ bé trong dòng sông thời gian. Những giọt nước mới cứ tiếp tục nổi lên bề mặt. Và cuộc đời của mỗi người chỉ là giây phút ngắn ngủi của con sóng kia thôi.

Nhưng cho dù nhỏ nhoi như thế, những khoảnh khắc ấy cũng đáng cho chúng ta sống hết mình, phải không em?”.

Dành cho trẻ em nhưng Chuyện nhỏ trong thế giới lớn, với người lớn, càng đọc càng cuốn theo, chúng ta có thể ôn lại những điều đã biết và biết thêm rất nhiều điều mới mẻ.

***

Ernst Hans Josef Gombrich (1909-2001) là nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, ông sinh ở Áo, nhưng di cư sang Anh từ năm 1936 và trở thành công dân Anh vào năm 1947. E. H. Gombrich là giám đốc của Viện Warburg, Đại học London, một viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về lịch sử văn hóa.

E. H. Gombrich là tác giả của nhiều tác phẩm về lịch sử văn hóa và nghệ thuật, có thể kể đến những cuốn sách nổi tiếng của ông về nghệ thuật và lịch sử như: The Story of Art, Art and Illusion, A little history of the world.

Tác phẩm:

Mời các bạn đón đọc Chuyện Nhỏ Trong Thế Giới Lớn của tác giả E. H. Gombrich.