Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Phương Pháp Giáo Dục Dành Cho Trẻ Nhút Nhát

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe thấy các bậc phụ huynh phàn nàn: “Con tôi rất nhút nhát, hay xấu hổ, ít nói, khách đến nhà là chạy đi mất”; “Con tôi nhát lắm, làm việc gì cũng rụt rè, yếu đuối”; “Con tôi rất sợ khó khăn, chưa thử làm đã bỏ cuộc rồi”; “Con tôi gặp phải chuyện nhỏ đã lúng túng, không biết làm thế nào, chỉ khóc là giỏi thôi”; “Con tôi lúc nào cũng lủi thủi một mình, tôi lo lắm…”. Những vấn đề như vậy khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, những tình trạng này đều liên quan đến tính cách nhút nhát của trẻ.

Vì nhút nhát, các em không dám phát biểu ý kiến nơi đông người; khi gặp người lạ hoặc ở một môi trường xa lạ, các em thường tỏ ra xấu hổ, ngại ngùng, lo lắng, không thể giao tiếp với mọi người một cách thoải mái, cởi mở; trong cuộc sống và học tập, các em luôn thiếu tính chủ động, thiếu sự tự tin, nên đã để lỡ nhiều cơ hội và thành công vốn thuộc về mình. Vì vậy, nhút nhát là hòn đá cản đường trưởng thành và thành công của trẻ.

Vậy tại sao trẻ lại có tính cách nhút nhát? Làm thế nào để giúp trẻ nhút nhát, yếu đuối trở nên dũng cảm và đạt được thành công trong xã hội là vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Chuyên gia tâm lí phân tích đã chỉ ra rằng, trẻ nhút nhát, ngoài ảnh hưởng bởi khả năng thiên bẩm, cách giáo dục của gia đình cũng là nguyên nhân quan trọng. Hiện nay, đa số mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con, bởi vậy trẻ thiếu sự giao tiếp với những đứa trẻ khác; mặt khác, cha mẹ lại quá nuông chiều, khiến trẻ khó thích nghi với hoàn cảnh, khi đối diện với người không quen hoặc môi trường lạ, trẻ dễ xuất hiện tâm lí sợ hãi. Ngoài ra, có nhiều bậc cha mẹ quá nghiêm khắc, khiến trẻ cả ngày sống trong cảm giác sợ hãi, không dám thử việc mới, dần dần trở thành nhút nhát.

Trẻ nhút nhát, có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện về thể chất và tâm hồn. Vì thế, cha mẹ cần coi trọng và quan tâm đến vấn đề này. Chỉ khi nào cha mẹ nắm bắt được phương pháp giáo dục khoa học và thích hợp, kiên trì hướng dẫn thì trẻ mới trở nên dũng cảm, tự tin và hoạt bát.

Đối với trẻ nhút nhát, cha mẹ không được nôn nóng, sốt ruột; không nên trách móc trẻ, hoặc hi vọng một cách ảo tưởng rằng một ngày nào đó chúng sẽ trở nên dũng cảm, hoạt bát, nhanh nhẹn. Cha mẹ cần biết phát hiện ưu điểm của trẻ, tích cực động viên và cổ vũ để trẻ dần dần mạnh dạn hơn.

Đối với trẻ, môi trường gia đình vô cùng quan trọng. Một gia đình bình đẳng, hiểu biết, ấm áp sẽ giúp cho trẻ tràn đầy tự tin và dũng cảm khắc phục được tính nhút nhát. Vì thế, cha mẹ không nên lạm dụng quyền uy với trẻ, càng không nên nói những lời gây tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ.

Ngoài ra, giao tiếp với mọi người có thể bồi dưỡng thêm sự mạnh dạn cho trẻ. Vì thế, cha mẹ cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, để trẻ giao lưu với nhiều bạn. Trong quá trình giao tiếp đó, trẻ sẽ dần có sự tự tin, tăng khả năng nói chuyện và khắc phục tâm lí nhút nhát.

Để giúp các bậc cha mẹ có phương pháp giáo dục hiệu quả và có lí luận khoa học, xuất phát từ tình hình thực tế giáo dục ở các gia đình, kết hợp các kinh nghiệm của các bậc cha mẹ dạy dỗ con cái thành công và tư tưởng giáo dục của các chuyên gia nước ngoài, cuốn sách trình bày chi tiết từ việc thay đổi thái độ giáo dục của cha mẹ, nâng cao sự tự tin, tăng khả năng giao tiếp, làm phong phú kinh nghiệm sống, rèn luyện ý chí kiên cường cho trẻ và còn giúp cha mẹ có những gợi ý sâu sắc trong việc dạy dỗ con cái.

Cuốn sách sử dụng các ví dụ điển hình, trình bày lí luận sâu sắc, dễ hiểu, phương pháp đơn giản, có tính ứng dụng thực tế cao. Cuốn sách giúp cha mẹ có phương pháp dạy con mạnh mẽ hơn, dũng cảm đối diện với cuộc sống hàng ngày, dũng cảm giao tiếp, làm quen với mọi người, đối mặt với khó khăn, đối diện với hành vi của mình và phát triển lành mạnh.

Hi vọng rằng mỗi bậc cha mẹ đều tìm được trong cuốn sách đáp án mà mình mong muốn, có cách dạy con đúng đắn, giúp trẻ trở thành người ưu tú, dũng cảm, tự tin và tích cực.

***

Trong xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, cha mẹ nào cũng hi vọng con mình từ nhỏ đã có tính cách mạnh dạn, kiên cường, dũng cảm, sau này lớn lên có thể đối mặt với mọi khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, một số trẻ lại tỏ ra khá nhút nhát, hay xấu hổ, chúng sợ bóng tối, sợ người lạ, sợ nói chuyện với mọi người, sợ thất bại, vì thế chúng luôn tỏ ra lo lắng, sợ hãi và thiếu tự tin.

Muốn thay đổi tính cách nhút nhát của trẻ, để trẻ dám nói, dám làm, cha mẹ cần bồi dưỡng tính cách dũng cảm cho trẻ ngay từ nhỏ, như vậy sau này trẻ mới có thể thành công.

THÀNH CÔNG LUÔN ĐẾN VỚI NGƯỜI DŨNG CẢM
Dũng cảm là gì? Dũng cảm là tinh thần hoặc khí chất dám đối mặt với mọi việc trong cuộc sống, không hèn nhát, có tinh thần trách nhiệm. Chỉ những người có dũng khí, có tinh thần trách nhiệm, lạc quan đối mặt với thử thách mới được coi là người dũng cảm. Từ xưa đến nay, hầu hết những người thành công trong sự nghiệp đều dũng cảm hơn người. Những người này thường có thái độ bình tĩnh, lạc quan, kiên trì, dũng cảm bước về phía trước… Còn những người nhút nhát, luôn sợ sệt thì rất khó có được niềm vui của sự thành công.

Đã từng có một câu chuyện về sự thành công và lòng dũng cảm như sau:

Một nữ sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đến xin việc ở một công ty nọ, ngay ở vòng phỏng vấn đầu tiên cô đã bị loại, vì người công ty cần là một kế toán có kinh nghiệm làm việc. Nhưng cô sinh viên này vẫn không nản chí, tiếp tục kiên trì. Cô nói với ban tuyển dụng: “Hãy cho tôi thêm một cơ hội nữa, hãy cho phép tôi tham gia vòng thi viết”. Ban tuyển dụng không thể từ chối lời đề nghị chân thành của cô nên đã đồng ý. Kết quả, sau bài thi viết, cô được giám đốc nhân sự cân nhắc vào vòng phỏng vấn trực tiếp.

Giám đốc nhân sự rất có cảm tình với cô vì thành tích thi viết của cô rất tốt. Có điều, những lời cô nói làm ông có chút thất vọng. Cô nói rằng mình chưa từng làm việc gì cả, kinh nghiệm duy nhất là làm tài vụ cho hội học sinh của trường. Tìm một người không có kinh nghiệm làm công việc tài chính kế toán không phải là dự định của họ. Vì thế giám đốc quyết định nói: “Hôm nay dừng ở đây thôi, nếu có thông tin gì tôi sẽ điện thoại thông báo cho cô”.

Cô gái đang ngồi đột nhiên đứng dậy, không nói gì, chỉ móc từ trong túi ra tờ hai mươi nghìn. Hai tay cô đưa tờ tiền ấy cho giám đốc rồi nói: “Cho dù có được nhận hay không, xin ông hãy gọi điện cho tôi ạ”.

Giám đốc chưa gặp phải trường hợp này bao giờ, liền hỏi: “Tại sao cô biết chúng tôi không gọi điện cho người không trúng tuyển?”.

“Ông vừa nói nếu có tin gì sẽ gọi, như vậy có nghĩa là không có tin gì, tức là không trúng tuyển thì ông sẽ không gọi”.

Giám đốc cảm thấy cô gái này vô cùng thú vị, liền hỏi lại: “Nếu cô không được nhận, tôi gọi điện cho cô, cô muốn biết điều gì?”. “Xin ông hãy nói cho tôi biết có điểm nào tôi không đạt yêu cầu của ông, điểm nào còn thiếu sót, như vậy tôi sẽ cố gắng làm tốt và thay đổi bản thân”. “Vậy tờ hai mươi nghìn…”

Cô gái mỉm cười nói: “Gọi điện thoại cho người không trúng tuyển không thuộc vào chi phí bình thường của công ty, vì thế tôi sẽ chịu phí gọi điện thoại, xin ông hãy gọi cho tôi ạ”.

Giám đốc cười. “Cô hãy cất hai mươi nghìn đi, tôi không cần gọi điện thoại nữa, bây giờ tôi có thể thông báo cho cô biết, cô đã trúng tuyển rồi”.

Và như vậy, cô gái đã dùng hai mươi nghìn của mình gõ vào cánh cửa tạo ra cơ hội và thành công.

Cô gái trong câu chuyện trên có thể đạt được thành công chính là nhờ lòng dũng cảm của mình. Khi đối mặt với lời từ chối và thất bại, cô đã không bỏ cuộc mà dũng cảm đấu tranh. Qua sự dũng cảm đó, cô đã thay đổi được tình thế và giành được thành công. Dũng khí chính là phẩm chất cần thiết của một người muốn thành công. Giống như một triết gia từng nói: “Dũng cảm và trí tuệ là hai anh em song sinh, nếu bạn không có dũng khí mở cánh cửa lớn mà bạn muốn bước vào, thì bạn chẳng thể nào biết được bí mật phía sau cánh cửa đó”.

Đương nhiên, đối với một đứa trẻ, dũng cảm không chỉ giúp chúng có cơ hội thành công, mà còn chứa đựng hi vọng vào cuộc sống. Bởi vì “dũng cảm làm giảm nhẹ những tổn thương trong cuộc sống”.

Có hai con chim nhỏ đang nằm co ro trong tổ, đợi mẹ mang thức ăn về, nhưng mấy tiếng trôi qua mà chim mẹ vẫn chưa quay về, chúng đói đến nỗi kêu ầm ĩ. Chim anh nói: “Anh muốn bay ra ngoài để tìm thức ăn. Có lẽ lúc đầu sẽ khó khăn, nhưng anh sẽ không thất bại, vì chúng ta sinh ra để bay mà”.

Mời các bạn đón đọc Phương Pháp Giáo Dục Dành Cho Trẻ Nhút Nhát của tác giả Tiểu Mạch.