Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Nữ Y Về Thời Loạn

Vân Đan Khê là một nghiên cứu sinh vừa mới tốt nghiệp của đại học Trung y, trong một lần tình cờ nàng xuyên về cổ đại, linh hồn nhập vào tiểu cô nương Vân Đan Khê trùng họ trùng tên. Phụ mẫu của cô nương này đều đã mất, cả đại ca và đại tẩu cũng nối tiếp nhau nhắm mắt xuôi tay, chỉ để lại hai đứa cháu còn nhỏ dại. Họa vô đơn chí lại bị Chu gia đính hôn từ thuở nhỏ hồi hôn, đả kích nối tiếp đả kích tiểu cô nương liền không chịu nổi mà đổ bệnh, đến khi tỉnh lại thì linh hồn cũng đã thay đổi một người.

Vân Đan Khê từ hiện đại mà xuyên tới nơi đây. Một thời đại binh đao loạn mã, khắp thôn xóm đều là thổ phỉ hoành hành, nàng phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, với thân phận nữ nhi yếu đuối thời phong kiến, với tương lai của hai đứa cháu ngây thơ cần được bao bọc chăm sóc… May thay, nàng vẫn còn có thể vượt qua khoảng thời gian khó khăn bằng những tri thức y học, trở thành nữ đại phu của thôn Thanh Khê.

Thế rồi, một biến cố bất ngờ xảy ra, nàng buộc phải lên núi theo một đám người kỳ lạ để chữa trị cho huynh đệ của họ, những người tự xưng là quân Phá Lỗ. Người ta nói rằng, trong thời buổi rối ren này, tướng quân là thứ không đáng giá nhất, mười mấy năm qua triều đình hỗn loạn nội chiến, khắp nơi thiên tai hạn hán, đâu đâu cũng có lưu dân, đạo tặc cũng nổi lên bốn phía. Vì làm an lòng dân, trấn an nhân tâm, chỉ cần ai không tạo phản dũng cảm đứng lên diệt thổ phỉ, liền phong cho họ làm tướng quân, nhưng có lợi ích gì đâu khi triều đình chẳng phát binh lương… Quân Phá Lỗ chính là một đoàn quân như vậy và tướng quân của họ là Trần Tín.

Lần đầu tiên Trần Tín gặp Đan Khê, chàng mới biết cái gì gọi là “nhất kiến chung tình”. Ngày ấy, bóng lưng nhỏ bé nhưng kiên cường, nghiêm nghị đi vào đôi mắt chàng, khuôn mặt thanh tú đầy chuyên chú khiến người ta mê say đến kỳ lạ. Chàng đã gặp qua nhiều cô nương tiểu thư xinh đẹp hơn nàng rất nhiều, nhưng chẳng ai lại khiến tim chàng đập nhanh đến vậy… Thật lạ thường.

Lần thứ hai Trần Tín gặp Đan Khê, là khi nàng dõng dạc đuổi đi hôn phu cũ, làm cho hắn mất mặt co giò bỏ chạy trong tiếng cười nhạo của thôn dân xung quanh. Lúc đó Trần Tín chỉ cảm thấy không hổ là cô nương mình để ý, quá oai phong, lẫm liệt.

Lần thứ ba Trần Tín gặp Đan Khê, là khi nàng chặn đoàn ngựa đang xông tới, mong chàng mang quân cứu thôn Thanh Khê khỏi đám thổ phỉ. Ngày hôm ấy, chàng và nàng ngồi chung một con ngựa, lỡ làm “hủy hoại sự trong sạch” của Vân cô nương, thế nên tướng quân nhà ta liền nắm bắt cơ hội nhờ bà mối cầu hôn.

Nhưng mĩ nhân đâu phải cứ muốn là ôm về nhà, Vân cô nương không thích chàng tướng quân mặt lạnh ngố ngố khờ khờ ấy. Nhưng không thích cũng không sao, Trần tướng quân vốn mặt dày, chút khó khăn ấy có tính là gì. Đan Khê biết chữ, giỏi y thuật, vậy chắc nàng thích tài tử xuất khẩu thành thơ. Thế chàng liền học chữ rồi viết thư tình tặng nàng, nàng ngại tính cách giữa chàng và nàng không hợp, vậy chàng sẽ thay đổi, sẽ không hay tức giận, sẽ không ấu trĩ, sẽ lắng nghe nàng nói.

Rồi sau bao nhiêu trắc trở chông gai, sau bao lần trở thành trò cười trước mặt nàng vì đám đệ đệ bày kế lấy lòng tẩu tử tương lai, Trần tướng quân rốt cuộc cũng lấy được Vân cô nương làm thê tử. Chúc mừng Trần tướng quân, cuối cùng cũng tu thành chánh quả rồi ^^.

“Nữ y về thời loạn” là một bộ điền văn, tình tiết không quá gây cấn hay hồi hộp, nhưng có ưu điểm là giọng văn hài hước, nhẹ nhàng, tuy bối cảnh là thời loạn nhưng vẫn giữ được sự lạc quan, yêu đời hay hướng về tương lai trong tính cách của từng nhân vật. Nếu các bạn muốn tìm một bộ truyện có không khí thoải mái, vui tươi để thư giãn sau những lúc căng thẳng thì đây sẽ là bộ truyện thích hợp dành cho bạn.

Trích đoạn:

“Đạo lý một củ cải, một cái hố”

“Văn Đan Khê gật gật đầu, tiếp theo thử nói: "Sao chàng lại nói bọn họ ngốc? Bên người có nhiều mỹ nhân vờn quanh như vậy chẳng lẽ không tốt? Bọn họ thích người nào liền có thể chọn người ấy.”

Trần Tín bĩu môi, nghiêm trang nói: "Còn không ngốc a, tục ngữ nói, một củ cải một cái hố, đạo lý này ngay cả một lão nông làm ruộng cũng biết, vậy mà bọn họ lại không hiểu. Suốt ngày cầm củ cải mềm khắp nơi đào hố. Cuối cùng củ cải hỏng, hố cũng đào không sâu, còn chẳng bằng dồn sức tìm một cái hố thích hợp, rồi ra sức mà đào, vừa thoải mái vừa đỡ phiền toái".

Văn Đan Khê không khỏi nghẹn họng nhìn trân trối, sau một lúc lâu không nói gì.”

-----------

“Gửi thư nhà”

“Thấm thoắt đã qua hơn nửa tháng, phía Tần Châu và Bá Châu vẫn chưa truyền tin về. Văn Đan Khê bắt đầu đứng ngồi không yên. Tần Nguyên vội vã phái người tới cửa khuyên giải trấn an, chỉ nói rằng sẽ có tin tức nhanh thôi. Vì không để Tần Nguyên phải nhọc lòng, Văn Đan Khê đành phải vờ trấn định. Tới đầu tháng mười một, rốt cuộc Trần Tín cũng gửi thư về.

Văn Đan Khê kích động nhận lấy thư, hấp tấp mở ra đọc.

Trong thư chỉ có một bài thơ:

Gió bắc vù vù chăn lạnh ngắt, củ cải hàng đêm cứng tới đau.

Hôm nào chiến thắng quay trở lại, nhất định quật sâu một nghìn lần.

Ánh mắt Văn Đan Khê phức tạp, mặt nóng lên, nàng thấp giọng rủa xả một tiếng: “Tên hư hỏng này!” Truyền tin ngàn dặm mà hắn chỉ viết mấy câu tầm bậy.

Nàng ôm bức thư trước ngực, cúi đầu cười một mình hồi lâu, sau đó bắt đầu nhấc bút hồi âm. Càng nghĩ càng chẳng biết viết thế nào.

Đột nhiên, óc lóe lên, cô vung bút viết:

Thu đi đông tới đà nửa tháng, một ngày không gặp ngỡ ba thu.

Trong hố trống vắng cô đơn lạnh, hàng đêm chờ đợi củ cải về.

Lần tới viết thư không ngàn chữ, thì hố chỉ cho quật một lần

Viết xong, nàng càng đọc càng thấy mùi ngốc bay phấp phới. Nàng phát hiện dây thần kinh của mình càng ngày càng lệch pha, có lẽ là gần mực gần đen, gần đèn thì sáng đây mà.”
____________

“ ”: Trích dẫn trong truyện

Review by #Lăng_Tuyết Dung Hoa - fb/ReviewNgonTinh0105

***

Vào một sớm mai tháng tư tiết trời ôn hoàn, trong không khí bảng lảng hương thơm thoang thoảng. Văn Đan Khê rời giường rửa mặt xong xuôi rồi sửa soạn vào bếp làm bữa sáng.

Vì chưa quen việc nên cô phải chà cái dao đánh lửa tận mấy lần mới nhóm được củi. Văn Đan Khê không nén nổi nụ cười tự giễu, ngồi bên chồng rơm củi nhóm lửa mà nghĩ tới chuyện xảy ra với mình nửa tháng qua: Cô vốn là một nghiên cứu sinh của đại học Trung y mới được nhận vào bệnh viện, đang chuẩn bị hăm hở dựng nên sự nghiệp vĩ đại, muốn tích lũy kinh nghiệm để mở phòng khám của riêng mình. Ai ngờ đâu chỉ vì một cơn cảm cúm mà cô lại bị lôi đến nơi này, trở thành một Văn Đan Khê trùng họ trùng tên. Nhưng cha mẹ của Văn Đan Khê ở đây đều mất cả, chẳng lâu sau anh trai và chị dâu cũng nối tiếp nhau nhắm mắt xuôi tay về Tây Thiên, chỉ để lại một cháu trai sáu tuổi, cháu gái năm tuổi và cô sống nương tựa vào nhau. Thế còn chưa đủ, họa vô đơn chí thế nào Văn Đan Khê lại bị Chu gia đính hôn từ thuở nhỏ hồi hôn. Thế là Văn Đan Khê không vượt qua nổi đả kích liên tiếp nên đổ bệnh nặng, khi tỉnh lại thì đã đổi sang linh hồn của Văn Đan Khê hiện đại.

Văn Đan Khê nhìn bữa sáng đã gần chín tới thì định tắt lửa rồi đi gọi hai đứa nhóc dậy ăn sáng. Nhưng cô vừa đứng lên thì bỗng nghe thấy trong sân có người múc nước rửa mặt, chứng tỏ hai đứa trẻ Tuyết Tùng và Tuyết Trinh đã thức dậy rồi. Văn Đan Khê không dằn được tiếng cảm thán, quả nhiên con nhà nghèo đã biết lo từ rất sớm.

“Cô cô ơi.” Tuyết Tùng chạy lót tót vào bếp nhắm thẳng về phía cô, phơi ra gương mặt cười toe toét đáng yêu.

Văn Đang Khê cười nói: “Trên bếp có nước nóng, cháu múc một gáo mang ra cho muội muội rửa mặt với nhé.”

Hai đứa trẻ tự rửa sạch tay chân mặt mày, rồi ngồi thật ngay ngắn vào bàn, chờ Văn Đan Khê lên, sau đó ba cô cháu im lặng ăn xong bữa sáng. Văn Đan Khê mới đặt đũa xuống thì bỗng nghe thấy có người gõ cửa.

Tuyết Tùng hiểu chuyện bèn nói ngay: “Cô cô đi đi, chắc là có người đến khám bệnh đấy ạ.”

Thế là Văn Đan Khê vội vàng ra mở cửa. Bàn tới chuyện này, Văn Đan Khê quả là phải cảm thán với sự trùng hợp lạ lùng này.

Nhà họ Văn và nhà cô ở hiện đại tương đối giống nhau ở chỗ hai nhà đều làm nghề y mấy đời. Ông nội của Văn Đan Khê thời này là một đại phu có tiếng ở quê hương, sau đó vì nạn cướp mà phải dời nhà tới Dịch Châu. Cha Văn tới tuổi trung niên mới có được mụn con gái như Văn Đan Khê nên yêu thương hết mực, lúc hành y thường nắm tay dạy Văn Đan Khê học chữ, nhân tiện còn dạy cho cô biết ít y thuật. Nhờ đó, lúc cô vượt thời gian tới đây chẳng gặp trở ngại gì với nghề nghiệp của thân thể này, các hương thân quanh đây cũng chẳng thấy có gì bất thường.

Mời các bạn đón đọc Nữ Y Về Thời Loạn của tác giả Triệu Dân.