Tiếu ngạo Trung Hoa là một trong những tác phẩm của Ưu Đàm Hoa.
Thôn chài Dương Sa ở mạn chính của đảo Hải Nam gặp phải cơn bão dữ dội đã thổi bay mấy chục mái nhà đơn sơ trong thôn, trong số những nạn nh'n ấy có chàng trai già tên là Nam Cung Bột. Bột nổi tiếng khắp thôn Dương Sa vì nhiều lý do, đó là gã có th'n hình vạm vỡ, sức khỏe phi thường, tài bơi lội thuộc hàng thượng thặng, gã là người nghèo nhất trong thôn Dương Sa, uống rượu như hũ chìm, sức ăn gấp năm bảy người thường. Do vậy đã ba mươi tám tuổi rồi mà vẫn phòng không chiếc bóng, suốt đời gã làm không đủ ăn thì còn nuôi nổi ai nữa ! Các nữ nh'n chưa chồng trong thôn luôn rạo rực dán mắt vào những bắp thịt cuồn cuộn trên cơ thể Bột, nhưng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện lấy gã, chàng trai già cũng biết phận mình nên chỉ nheo mắt đưa tình, hay nhoẻn miệng cười duyên, chứ không dám tán tỉnh ai cả!
Nghề biển không giống nghề nông vì chẳng dựa vào sức lực mà cày s'u cuốc bẩm, gia tăng huê lợi, ngư d'n dong buồm ra khơi trông đợi khá nhiều vào vận may, đôi khi cũng trở về với vài con cá nhép, không đủ để nhét kẻ răng! thế cho nên Bột có khỏe như Hạng Võ cũng bằng thừa! Gã chưa chết đói là may lắm rồi!
Vậy vì sao một đấng trượng phu sức vóc như Bột mà lại chịu chôn vùi cuộc đời ở vùng đất cằn cỗi, nghèo nàn này? vì sao gã không đi nơi khác lập nghiệp?…
***
Ưu Đàm Hoa là bút hiệu của một tiểu thuyết gia võ hiệp Việt Nam.
Lai lịch của Ưu Đàm Hoa luôn là ẩn số mà những người hâm mộ thể loại văn chương võ hiệp luôn truy lùng. Ông xuất hiện trên văn đàn từ khoảng cuối thập niên 1990, nhưng mãi đến năm 2010 thì một số độc giả quen biết giới xuất bản mới tỏ nguyên danh của Ưu Đàm Hoa là Nguyễn Lưu Hải Đăng, thường trú tại quận Bình Thạnh (Sài Gòn). Ông vốn là người say mê truyện võ hiệp Kim Dung từ nhỏ, tập viết lách từ khi mới 17 tuổi nhưng không thành công. Trước khi thực sự dấn thân vào nghề văn, ông đã trải qua nhiều công việc với nguồn thu nhập rất bấp bênh. Số phận lênh đênh của các nhân vật trong tác phẩm Tiếu ngạo Trung Hoa được ông tự cho là phần nào phản ánh cuộc đời hàn vi của mình, đặc biệt là nhân vật Nam Cung Giao.
Ban đầu, ông chọn bút hiệu Cố Giang Tử, Thạnh Nhơn, Tam Mỹ, Hải Nguyệt, Đờ Ăng Đăng… nhưng sau dùng hẳn bút hiệu Ưu Đàm Hoa khi cuốn tiểu thuyết đầu tiên được phát hành và gặt hái thành công vang dội.
Cho đến năm 2015, đã có 30 tác phẩm gồm đoản thiên và tiểu thuyết thuần võ hiệp của Ưu Đàm Hoa được xuất bản. Hầu hết đề cập đến những kỳ duyên, điển tích hay, nét đẹp của văn hóa và lịch sử Trung Nguyên. Tác phẩm của ông thường lồng ghép các vần thơ của Lý Thương Ẩn, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Tống Huy Tông, Nạp Lan Tính Đức… giọng văn lắng đọng trong không gian huyễn mộng của miền Giang Nam. Lúc kiêu kỳ hùng vĩ khi hãi hùng hồi hộp trong các cuộc võ công. Khi tinh khôn trong các cuộc đấu trí chánh tà, lúc khoái lạc trong các câu thoại hóm hỉnh.
Một số tác phẩm của ông:
Thơ: Nhớ hoa cúc (1993), Chút kỳ quái linh tinh cho năm mới (1994-5).
Tiểu thuyết: Âu Dương Chính Lan, Bàn Long đao, Giang hồ mộng ký, Kim Giáp môn,…
***
Miền duyên hải phía Nam và Đông Trung Hoa có mùa mưa bão kéo dài từ tháng năm đến tận tháng mười một, nhưng dữ dội nhất là ba tháng bảy, tám, chín.
Những cơn bão nhiệt đới này xuất phát ở Nam Hải, di chuyển theo hướng Tây và Bắc vì vậy, ảnh hưởng từ Quảng Châu cho tới vịnh Liêu Đông.
Tất nhiên, địa phương đầu tiên gặp bảo chính là đảo Hải Nam, vùng đất cực Nam Trung Hoa.
Tiết Trung Thu vừa rồi, một cơn cuồng phong mãnh liệt đã thổi bay mấy chục mái lá đơn sơ trong thôn chài Dương Sa ở mạn chính Đông Hải Nam. Một trong số những nạn nhân ấy là chàng trai già Nam Cung Bột.
Nam Cung Bột nổi tiếng khắp thôn Dương Sa vì nhiều lý do. Thứ nhất là bởi gã có thân hình vạm vỡ, sức khỏe phi thường, tài bơi lội thuộc hàng thượng thặng.
Thứ hai, gã là người nghèo nhất thôn chài.
Do vậy, dẫu đã ba mươi tám tuổi rồi, Nam Cung Bột vẫn phòng không chiếc bóng!
Phải nói thêm rằng Nam Cung Bột có hai tật xấu nho nhỏ. Là uống rượu như hũ chìm và sức ăn gấp năm, gấp bảy người thường. Suốt đời gã làm không đủ ăn thì còn nuôi nổi ai nữa?
Mời các bạn đón đọc Tiếu Ngạo Trung Hoa của tác giả Ưu Đàm Hoa.