Đây là một đặc ân cho tôi ngày hôm nay khi tôi được giới thiệu nhà diễn giả… nhưng, Kristnamurti không cần phải giới thiệu. Ngài là bậc đạo sư của thế giới. Ngài đã từng diễn thuyết khắp nơi trên thế giới trong gần sáu mươi năm qua. Hơn ba mươi tác phẩm của ngài đã được xuất bản và chẳng bao giờ sẽ lỗi thời. Chúng vẫn duy trì tính tươi mát. Bác sĩ Oppenheimer vừa là một triết gia-khoa học gia và cũng vừa là một học giả Sanskrit. Một cơ hội vui lớn, vào ngày đầu lập xuân, chúng ta có được Kristnamurti là nhà diễn giả buổi hội thảo này. Thay mặt Phòng Thí Nghiệm Los Alamos, tôi xin được tỏ lòng tri ân ngài đã nhận lời mời của chúng ta mặc dầu với thời khóa biểu khá bận rộn của ngài. Không muốn đánh mất thời gian quí báu của diễn giả nữa, tôi xin kính mời Kristnamurti lên diễn thuyết. Đề tài diễn thuyết là “Sáng Tạo Trong Khoa học” Xin cảm ơn rất nhiều sự chú ý của quý vị.
Thưa ngài, tôi có thể yêu cầu ngài diễn thuyết hay không?
Krishnamurti: Nếu tôi có thể bày tỏ như thế này, đây không phải là một buổi diễn thuyết, mà là cuộc mạn đàm giữa bạn và người diễn giả. Chủ đề, theo tôi được biết, là Sáng Tạo trong Khoa học, thông thường, có nghĩa là kiến thức, kiến thức được tích lũy qua hai hoặc ba trăm năm, và kiến thức mỗi ngày một tăng lên thêm. Và mối liên hệ giữa sáng tạo và kiến thức đó là gì? Đó là chủ đề mà tôi sẽ chia sẻ.
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh. Cho nên, kiến thức luôn bị giới hạn, dù bây giờ hoặc trong tương lai. Và như thế tư tưởng luôn bị giới hạn. Và nơi nào bị giới hạn thì nơi đó có xung đột. Nơi nào sáng tạo có liên quan đến khoa học? Có liên quan nhau hay không? Xin làm ơn, chúng ta đang cùng tư tưởng. Chúng ta đang dò hỏi chính nguồn gốc, ngay tiến trình tích lũy của kiến thức. Khoa học có nghĩa là kiến thức… Latin …vân vân và vân vân… Và có thể sáng tạo theo ý nghĩa sâu xa nhất của nó, trong hoạt động uyên áo của nó. Sáng tạo hoặc sự sáng tạo có vị trí gì trong lãnh vực kiến thức? Chúng ta cho kiến thức là cực kỳ quan trọng, từ thời cổ đại, từ Trung Quốc, Ấn độ, trước nền văn minh Công giáo có mặt, kiến thức rất được tôn trọng và sùng bái. Và kiến thức, như chúng ta đã đề cập trước đó, tuy vậy, vẫn bị giới hạn. Tư tưởng đã sáng tạo những thứ phi thường trong thế giới này… tất cả các lăng đài kỷ niệm, từ thời xa xưa, siêu nghệ thuật, đến kỹ thuật to lớn trong thời hiện đại này và cả đến sự sáng chế bom hạt nhân… vân vân và vân vân. Tư tưởng đã mang lại những nền chính phủ quy mô. Tư tưởng đã sáng tạo thánh thần, xây dựng các đền đài vĩ đại ở Âu châu, tất cả mọi thứ trong viện bảo tàng, thi ca, tượng đá và tất cả mọi thứ kỳ diệu khôn lường mà tư tưởng đã thành tựu. Bởi vì tư tưởng là hệ quả của kiến thức, kiến thức là khoa học, biểu lộ qua tính cách kỹ thuật hoặc cách khác. Tư tưởng cũng gây ra bao cuộc chiến tranh… và chúng ta có lẽ đang đối diện với một cuộc chiến tranh khác. Loài người qua năm ngàn năm hoặc hơn nữa đã giết hại nhau dưới danh nghĩa của Thượng Đế, dưới danh nghĩa hoà bình. Bây giờ, ở nền văn minh hiện tại, nơi chúng ta đang tụ tập, nơi chúng ta đang thiết kế những thứ khổng lồ mang tính cách hủy diệt. Đó là kết quả khoa học được cho là kiến thức.
Cho nên, vị trí nào dành cho kiến thức, khoa học, trong sự sáng tạo? Sáng tạo đã từng là một trong những vấn đề phức tạp. Nhiều tôn giáo khác nhau cho rằng đây là nguồn gốc sáng tạo, Thượng Đế, vân vân và vân vân. Mỗi một bộ lạc quốc gia, cái được gọi là chủ nghĩa quốc gia có biểu hiện riêng của nó, có các thánh thần bộ lạc của riêng nó. Và khoa học đã từng sản xuất những thứ kỳ lạ siêu đẳng cho thế giới này, truyền thông, máy điện toán, thuốc men, giải phẫu, tất cả đều là hệ quả của tư tưởng, du hành lên mặt trăng… vân vân và vân vân… Nếu vậy, tư tưởng có bao giờ sáng tạo, theo ý nghĩa uyên áo nhất của nó? Sáng tạo là gì? Sáng tạo có nên luôn biểu lộ, thị hiện hay không? Cái đang thị hiện nhất định phải giới hạn. Chúng ta là kết quả của nhiều năm, nhiều thế kỷ khủng khiếp của sự nỗ lực, vật lộn, đau đớn, muộn phiền, chúng ta là kết quả của tất cả những điều đó. Bộ não của chúng ta sở hữu một tiềm năng vô hạn, nhưng nó đã bị ước định, không chỉ trên phương diện tôn giáo, nhưng cũng trên phương diện quốc gia. Bạn là tất cả người Mỹ, người Hoa, người Nga, vân vân và vân vân. Chúng ta phân chia thế giới về phương diện địa lý, tín ngưỡng, văn hoá; và chúng ta cũng phân chia con người – Người da trắng, người da đen, người da nâu, như chúng ta. Và như thế đã mang lại sự xung đột khủng khiếp giữa con người với nhau – Đó là một sự thật – Không chỉ giữa các cá nhân, nhưng cũng trên phương diện tập thể. Chúng ta cũng bị thống khổ bởi bao nhiêu cuộc chiến tranh, thông qua các bệnh dịch, đủ hình thức bệnh tật. Và khoa học đã có thể giúp ích hoặc chữa trị một vài bệnh tật đó. Nhưng khoa học cũng sản xuất vô số dụng cụ hủy diệt của chiến tranh. Trước khi chúng ta giết một người, có lẽ trong một cuộc chiến, hai hoặc ba trăm người, hoặc hơn nữa, hiện giờ thì bạn có thể hủy diệt cả thế giới. Lại nữa, dựa trên các lý tưởng, tư tưởng hệ, sự tuyên dương bộ lạc, mang tính cách chủ nghĩa quốc gia.
***
Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti, là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.
Jiddu Krishnamurrti được sinh ra ở Ấn độ năm 1895 và, lúc 13 tuổi, được bảo trợ bởi Tổ Chức Thần học Theosophical Society, đã công nhận ông là phương tiện cho “Thầy Thế Giới” mà sự xuất hiện của ông đã được công bố từ trước. Chẳng mấy chốc K đã nổi lên như một người thầy, không thể phân hạng, không thỏa hiệp và đầy quyền năng; những buổi nói chuyện và những tác phẩm của ông không liên quan đến bất kỳ tôn giáo đặc biệt nào và cũng không thuộc phương Đông hay phương Tây nhưng dành cho toàn thế giới. Cương quyết phủ nhận hình ảnh đấng Cứu thế, vào năm 1929 ông tuyên bố giải tán tổ chức lớn và giàu có đã được xây dựng quanh ông và tuyên bố sự thật là “một mảnh đất không lối vào”, không thể tiếp cận được bởi bất kỳ tôn giáo, triết lý hay giáo phái chính thức nào.
Trong suốt cuộc đời còn lại K liên tục phủ nhận danh vị đạo sư mà những người khác cố gắng ép buộc ông phải nhận. Ông tiếp tục thu hút vô số người khắp thế giới nhưng khẳng định không là uy quyền, không muốn những môn đồ, và luôn luôn nói chuyện như một cá thể cùng một cá thể khác. Tâm điểm những lời giáo huấn của ông là nhận ra những thay đổi cơ bản trong xã hội chỉ có thể được tạo ra bởi sự thay đổi của ý thức cá thể. Sự cần thiết phải hiểu rõ về chính mình và hiểu rõ những ảnh hưởng gây tách rời, gây giới hạn của tình trạng bị quy định thuộc quốc gia và tôn giáo liên tục được nhấn mạnh. Krishnamurti luôn luôn vạch ra sự cần thiết cấp bách phải có được sự khoáng đạt, phải có được “không gian rộng lớn trong bộ não” mà trong đó có năng lượng vô hạn. Điều này dường như đã là nguồn suối của sự sáng tạo riêng của ông và cốt lõi cho những ảnh hưởng to tát của ông đối với vô số người khắp thế giới.
Ông tiếp tục giảng thuyết khắp thế giới cho đến khi qua đời năm 1986 ở tuổi chín mươi. Những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại, những lá thư và những bài viết trên báo của ông đã được tổng hợp thành hơn sáu mươi quyển. Từ những lời giáo huấn nhiều như thế một loạt những quyển sách có đề mục này đã được biên soạn, mỗi quyển sách tập trung vào một đề tài có liên quan đặc biệt và khẩn cấp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Mời các bạn đón đọc Sáng Tạo Trong Khoa Học của tác giả Jiddu Krishnamurti.