Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Đạo - Ba Kho Báu

ĐẠO

Các bậc Đạo sư chỉ nói về “Con Đường”. Đạo nghĩa là Con Đường – họ hoàn toàn không nói về đích đến. Họ nói: Đích đến sẽ tự lo, bạn không cần phải lo lắng về đích đến.

Nếu bạn biết Con Đường thì bạn biết đích đến, bởi vì đích đến không nằm ở cuối Con Đường, đích đến nằm dọc theo Con Đường – nó ở đó mỗi khoảnh khắc và mỗi bước đi. Không phải là khi Con Đường kết thúc bạn mới tới đích; mỗi khoảnh khắc, cho dù ở đâu, bạn cũng đều đang ở tại đích đến nếu bạn đang trên Con Đường.

Ở trên Con Đường là ở tại đích đến. Cho nên, các Đạo sư không nói về đích đến, họ không nói về Thượng Đế, họ không nói về giải thoát, niết bàn, chứng ngộ – không, hoàn toàn không. Thông điệp của họ rất đơn giản: Bạn phải tìm ra Con Đường. Mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút khi các bậc thầy nói: Con Đường không có bản đồ, Con Đường không được vẽ ra, Con Đường không phải thứ mà bạn bám theo ai đó mà tìm ra được. Con Đường không giống như đại lộ, Con Đường giống như chim bay trên bầu trời – không để lại dấu chân phía sau. Chim đã bay nhưng chẳng có dấu vết nào để lần theo. Con Đường không hề có lối. Nó không được làm sẵn, có sẵn; bạn không thể chỉ quyết định bước đi trên nó, bạn sẽ phải tìm ra nó. Bạn sẽ phải tìm ra nó theo cách của riêng mình, cách của người khác sẽ không khả dụng. Đức Phật đã bước, Lão Tử đã bước, Jesus đã bước, nhưng con đường của họ sẽ không giúp bạn được bởi vì bạn không phải là Jesus, bạn không phải là Lão Tử và bạn không phải là Đức Phật. Bạn là bạn, một cá nhân độc nhất vô nhị. Chỉ bằng cách bước đi, chỉ bằng cách sống cuộc sống của mình, bạn mới tìm ra Con Đường. Đây là thứ có giá trị lớn lao.

Đó là lý do tại sao Đạo giáo không phải một tôn giáo có tổ chức – không thể. Nó có tính tôn giáo thuần khiết, nhưng không phải là một tôn giáo có tổ chức. Bạn có thể là một Đạo nhân1 nếu bạn sống một cách chân thực và ngẫu hứng; nếu bạn đủ can đảm tiến vào cái không biết một mình, như một cá nhân; nếu bạn không dựa vào ai, không theo sau ai, cứ thế đi vào đêm tối mà không biết sẽ đến đâu hay có bị lạc lối không. Nếu bạn có can đảm thì bạn có lựa chọn đó. Nó đầy mạo hiểm. Nó đầy phiêu lưu.

Thiên Chúa giáo, Hindu giáo và Hồi giáo là những đại lộ: Bạn không cần mạo hiểm bất cứ điều gì – bạn chỉ cần theo sau đám đông. Với Đạo, bạn phải đi một mình, bạn phải ở một mình. Đạo đề cao cá nhân, không đề cao xã hội. Đạo đề cao sự độc đáo, không đề cao đám đông. Đạo đề cao tự do, không đề cao tiêu chuẩn. Đạo không có truyền thống. Đạo là một cuộc nổi dậy và là cuộc nổi dậy vĩ đại nhất

***

Acharya Rajneesh, hay Bhagwan Shree Rajneesh, người về sau được thế giới biết đến với cái tên Osho, sinh năm 1931 ở làng Kuchwada, bang Madhya Pradesh, thuộc miền Trung Ấn Độ. Là con trai cả trong một gia đình Kỳ Na Giáo (Jaina), một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Osho chưa từng theo bất kỳ tôn giáo nào. Khi còn nhỏ, Osho đã là một đứa trẻ thông minh, nổi loạn, tự lập, hiếu kỳ về những lễ nghi tín ngưỡng cổ truyền và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bà ngoại, một người phụ nữ sắc sảo.

Sau khi có học vị thạc sĩ Triết học tại Đại học Saugar năm 21 tuổi và đạt tới giác ngộ (Samadhi) vào năm 1970, Osho du thuyết nhiều nơi trên đất Ấn. Ông bắt đầu truyền giảng những khái niệm tâm linh mới mẻ gây tranh cãi, như thông qua dục (Sex) để đạt siêu tâm thức (Super-Consciousness) và đưa ra phương pháp thiền mới, gọi là thiền động (Dynamic Meditation) - một sự pha trộn các tư tưởng triết học và đạo giáo lớn đương thời. Tư tưởng của Osho lan tỏa khắp mọi nơi, thu hút hàng ngàn môn đệ trên toàn cầu.

Qua nhiều biến động, Osho di cư từ Ấn Độ sang Mỹ để chữa bệnh, rồi bị trục xuất quay về Pune (Poona) ở nước nhà. Osho yếu dần và “rời thân thể” năm 1990. Ông để lại cả một gia tài sách và những bài giảng ghi hình ghi âm lên tới 7000 giờ lưu trữ bằng 47 thứ tiếng, các hình thức tập thiền và một trung tâm tu học rộng 16 mẫu đất (khoảng 162.000 m2) cách Bombay 100 dặm.

Osho không theo bất kỳ tín ngưỡng nào. Ông cũng không truyền giảng bất kỳ đạo giáo nào. Thứ duy nhất ông thuyết giảng là Đạo, với quan niệm Thượng Đế nằm trong vạn vật. Với sứ mạng tạo một thế giới tỉnh thức, Osho đưa ra và muốn phổ biến hình ảnh về con người mới - được ông gọi với cái tên Phật Zorba.

Nhóm “người mới” là hình ảnh những người trỗi dậy thay thế thế hệ đang hấp hối, họ chấp nhận bản ngã của chính mình - vừa nhảy múa vui ca giữa cuộc đời, vừa cảm thấy an tịnh khoan hòa. Osho tin tưởng đó là một tương lai hoàng kim của nhân loại, khi con ngời ngừng tự hỏi về tương lai của chính mình và con em họ.

Nhiều đạo lý thuyết giảng của Osho vẫn còn gây tranh cãi trong cộng đồng và gây tai tiếng trong thời gian ông còn sống. Nhưng không thể phủ nhận, với trí tuệ, kỹ năng thuyết giảng đầy cuốn hút, một lối văn giản dị cùng óc hài hước và nhân cách của mình, Osho đã lay động trái tim và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.

Mời các bạn đón đọc Đạo - Ba Kho Báu của tác giả Osho.