Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Trổ Tài Thám Tử

Truyện hình sự - tên gọi chung cho những tác phẩm văn xuôi có chủ đề là việc khám phá ra sự thật trong một vụ tội phạm (thường là sát nhân hoặc trộm cắp) - ban đầu chỉ phục vụ nhu cầu giải trí của người đọc nhưng đã có những bước tiến rất dài trong thế kỷ 20 và đã trở thành dòng sản phẩm chủ yếu của ngành xuất bản tại nhiều nước Tây phương, đặc biệt là ở Mỹ. Nhiều nhà văn tên tuổi lẫy lừng chỉ nhờ viết truyện hình sự, như Arthur Conan Doyle, George Simenon hay Agatha Christie, và cả một bậc thầy văn học như Jorge Luis Borges cũng từng viết thể loại này (cùng viết với Adolfo Bioy Casares dưới bút hiệu chung Honorio Bustos Domecq).

Tại Mỹ, nơi có nền báo chí thuận tiện cho loại truyện giải trí, truyện hình sự đã phát triển mạnh mẽ. Chính sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tác giả và các nhà xuất bản, cộng thêm phần thưởng tài chánh hậu hĩ (nhuận bút cao, tác phẩm sau khi ra đời dưới dạng sách có thể được chuyển thể cho kịch nghệ hoặc điện ảnh) đã khiến các tác giả không ngừng tìm tòi và làm mới cho truyện hình sự. Kiến thức của đủ mọi ngành (y học, sinh hóa, luật pháp, tội phạm học, tâm lý học, lịch sử, xã hội học và thậm chí cả khảo cổ học) đã được các tác giả khai thác để việc khám phá tội phạm trở nên ly kỳ hơn, và do đó hấp dẫn hơn. Truyện hình sự ngày nay thực sự đã trở thành một dòng văn học, đòi hỏi ở người đọc một trình độ kiến thức nhất định. Văn hình sự phản ảnh rất rõ lối sống, suy nghĩ và ngôn ngữ thường ngày của những tầng lớp bình dân và thế giới ngầm. Nó tràn ngập tiếng lóng và đủ kiểu nói ngọng hoặc nói sai văn phạm của dân nhập cư hoặc ít học trong xã hội và do đó góp phần tồn lưu và phổ biến thứ văn nói thường nhật của các tầng lớp thấp, khẳng định sự tồn tại và giá trị của nó bên cạnh dòng văn nói và văn viết bác học hoặc văn chính quy.

Không dừng lại ở đó, nghệ thuật hình sự đã lan vào tới giáo dục. Tại nhiều trường tiểu học tại Mỹ, các thầy giáo đã trình bày kiến thức bài học dưới dạng truyện hình sự (một vụ trộm cắp, cháy nổ, mất tích, hay một biến cố kỳ quái) và học sinh chỉ có thể tìm được câu hỏi nhờ vào kiến thức đã hoặc đang học. Kiến thức đó có thể là khoa học tự nhiên và cả khoa học xã hội. Nhiều cuộc thi viết loại truyện kỳ án dựa vào kiến thức học đường như thế đã được tổ chức hàng năm ở rất nhiều trường học. Cách làm này khiến việc dạy học trở nên hứng thú hơn cho cả thầy lẫn trò, và cũng khẳng định sức hấp dẫn không thể cưỡng được của văn học hình sự.

Tập truyện các bạn đang cầm trên tay gồm những truyện hình sự đã được dịch và cắt tỉa ở phần đoạn kết với mục đích là khuyến khích các bạn suy luận dựa trên sự kiện trong truyện và vận dụng kiến thức phổ thông để tìm ra sự thật đằng sau vụ án. Tập truyện có ba phần: Phần I gồm những truyện tương đối ngắn và đơn giản, coi như phần tập dợt suy luận theo nhiều hướng khác nhau. Phần II gồm những truyện dài và phức tạp hơn, thường là của các tác giả thành danh với truyện hình sự, rất giỏi trong việc tung hỏa mù (làm rối trí người đọc) và tạo kết thúc bất ngờ dựa trên kiến thức ở nhiều lãnh vực chuyên môn. Sau cùng, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho các vụ án ở phần III (Kết quả phá án) ở cuối sách.

Hy vọng đây sẽ là một cuộc chơi thể thao trí tuệ, vừa giải trí vừa giúp bạn rèn luyện óc quan sát và suy luận trong những giờ rảnh rỗi.

Phạm Viêm Phương

***

Khoản lương cuối cùng


Jay Matthews


Văn phòng Công ty Carson nằm phía trên một ngân hàng trong một tòa nhà nhỏ ở đường Hawthorne.

Một phụ nữ béo lùn đón tôi ở hành lang.

“Tôi là thư ký của ông Carson”, bà ta nói, chìa ra bàn tay múp míp.

“Tôi là thanh tra Nancy Marshall”, tôi nói, bắt lấy bàn tay đó.

Bà ta dẫn tôi đến phòng họp và giới thiệu tôi với Brad Carson.

“Chào thanh tra”, Carson nói, “Hy vọng cô sẽ tìm ra kẻ giết bà vợ tội nghiệp của tôi”.

“Đó là việc của tôi mà”, tôi nói và bắt đầu đọc bản báo cáo. “Sáng thứ bảy, bà Carson, giám đốc công ty, ở trong văn phòng một mình. Vào lúc 10 giờ 30, ông Carson đến và thấy một nhân viên cũ rời khỏi tòa nhà”.

“Eddie Morton”, Bà béo nói.

“Eddie Morton”, Carson lặp lại. “Tôi sa thải Morton tuần trước”.

Tôi tiếp tục. “Ông Carson tới văn phòng và thấy bà Carson đã chết. Cửa văn phòng đã bị tông vào”.

Tôi nghĩ rằng không cần phải đọc tiếp rằng bà Carson tội nghiệp cũng đã bị đập vỡ đầu.

Tôi tiếp tục. “Phòng điện thoại ở tầng hầm đã bị phá hỏng. Mọi điện thoại trong tòa nhà đều bị ngắt liên lạc”.

“Tôi biết tại sao rồi”, Carson hớn hở. “Hắn làm vậy để ngắt hệ thống báo động. Nếu có cánh cửa bị phá là hệ thống báo động sẽ kích hoạt và gọi cho cảnh sát”. Ông ta nhìn tôi tự mãn. “Mà Morton đã từng làm bảo trì cho công ty điện thoại mà”.

“Ông Carson, ông đến văn phòng vào thứ bảy để làm gì?” Tôi hỏi tiếp.

“À, tôi biết vợ tôi sẽ ở đây xem xét các báo cáo…”

“Báo cáo gì vậy?”

“Báo cáo kiểm kê hàng. Có thất thoát trong kho hàng vừa bị phát hiện. Tôi nghĩ Morton giết vợ tôi vì sợ bị vạch mặt”. Ông ta nhìn bà béo lùn, và bà ta gật đầu. “Tôi đã gọi điện cho bà ấy, nhưng điện thoại bị treo. Tôi biết là có chuyện không ổn”.

“Vậy là ông vào văn phòng, thấy xác vợ mình và gọi 911”.

“Đúng vậy, nhưng tôi qua cây xăng bên kia đường. Điện thoại bị treo mà, nhớ không?”

Tôi nhớ. Tôi muốn chắc rằng ông ta cũng nhớ.

“Tôi là người cuối cùng thấy bà ta còn sống”, bà béo lùn lên tiếng.

Tôi nhướng mày chờ đợi.

“Tôi đang soạn mấy hồ sơ thì bà giám đốc đến.

Chúng tôi nói chuyện vài phút rồi tôi đi. Trên đường đi ra tôi thấy Eddie Morton lái xe vô. Lúc đó khoảng 10:20, hay 10:25 gì đó”.

Không tìm biết được gì thêm, nên tôi quay trở lại Sở Cảnh sát.

“Vụ Carson ra sao rồi?” Phụ tá Emerson hỏi.

“Carson cho rằng một nhân viên cũ, Eddie Morton, đã làm vụ này, để tránh không bị vạch mặt ăn cắp. Carson thấy Morton rời tòa nhà ngay trước khi phát hiện xác chết”.

Emerson thấy ngay là tôi chưa tin chắc.

“Nhưng…”

“Bà thư ký cũng ở hiện trường trong khoảng thời gian xảy ra vụ án”.

“Bà ta có đủ mạnh để phá cửa không?”

“Cánh cửa đó là đồ dỏm. Một thằng nhóc cũng đạp tung ra được”.

Mời các bạn đón đọc Trổ Tài Thám Tử của tác giả Nhiều Tác Giả.