Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Truyền Thuyết Dòng Sông

Truyền thuyết dòng sông là tuyển tập gồm 21 truyện ngắn của nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Khâu Hoa Đông.

21 câu chuyện lấy bối cảnh quen thuộc của vùng đất nông thôn Trung Quốc trong thời kỳ chuyển mình quan trọng của những năm 80 thế kỷ 20. Mỗi truyện ngắn là một cây chuyện dữ dội, thê lương, đau đáu những cảm xúc về nhiều cuộc đời, nhiều số phận bất hạnh của con người hiện lên qua ký ức tuổi thơ dữ dội và nhiều lầm lỡ của biết bao con người.

Truyền Thuyết Dòng Sông gồm có:

  • Câu chuyện của tôi mùa hè năm ấy
  • HÀNH hương
  • BÃO tuyết
  • Vết máu trên đường phố
  • Bông hồng xăm trên da
  • Hồng Kỳ nằm dài mười tám năm
  • Cái cây hình vành khuyên
  • Người đẹp trên ban công
  • CÂY SÚNG và con bướm
  • MÙA XUÂN và người tù
  • Hồng gù
  • Người thợ đóng giày
  • Kể chuyện dốc dâu
  • Chìm nổi dòng đời
  • BÀI CA núi thánh
  • GIÓ nóng
  • THÀNH đá
  • Khu mộ ngát hương
  • Tìm kiếm trong mơ
  • Chết sau bảy ngày
  • Truyền thuyết dòng sông Khâu Hoa Đông sinh năm 1969 tại Tân Cương. Năm 1992 tốt nghiệp trường đại học Vũ Hán, hiện công tác tại phòng biên tập ban văn nghệ của báo Thời báo công thương Trung Hoa. Năm 16 tuổi Khâu Hoa Đông bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Các tác phẩm đã xuất bản: Truyện dài: Lời hứa trong đêm, Tin tức ban đêm, Lời khai lúc chính ngọ; Truyện vừa: Trò chơi khóc, Tân nhân loại đô thị ; Tập thơ: Nham thạch và đóa hoa ; Tập tùy bút: Máy tính xách tay cá nhân … tổng cộng hơn 20 bộ, 300 vạn chữ. Một số tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh, Nhật, Đức, Hàn Quốc…Từng giành được nhiều giải thưởng văn học; là hội viên Hội nhà văn Trung Quốc, là một trong các tác gia gây nhiều ảnh hưởng trong thập kỉ 90, đồng thời cũng là một trong các tác gia có sức sáng tác mạnh mẽ.

***

CÂU CHUYỆN của tôi mùa hè năm ấy

Tôi còn nhỚ, mỘt buỔi hoàng hôn mùa hè năm 1983, chuồn chuồn từ vùng đầm lầy bay lên hàng đàn, tôi bồn chồn đi qua đồng lúa, những bông lúa vàng óng và mẩy hạt ngả nghiêng trong gió. Trong nắng chiều, bạt ngàn là châu chấu, bầu không khí rung lên ù ù inh tai. Tôi đi len lỏi men theo bờ ruộng, hoàng hôn êm ái xoa đầu tôi, tôi nhìn thấy cuộc đời mình đỏ rực như máu chảy lênh láng phía mặt trời lặn, tôi bỗng rơi vào một cảm giác xa vắng và nặng nề của trời chiều. Dòng sông thời gian chảy ào ào, những câu chuyện xa xưa theo nhau trở lại, tôi hấp tấp đi, biển lúa và hoàng hôn đều một màu vàng rực chói chang. Hồi đó tôi mới là đứa bé mười ba tuổi.

Những cây bạch dương đứng thẳng bên nhau, gần gũi như anh em, bóng đen của chúng xẻ dọc vầng mặt trời sắp lặn. Đàn châu chấu và chuồn chuồn dầy đặc bay lượn, chúng vùn vụt đập vào mắt tôi, tôi rùng mình kinh hãi. Đầu óc tôi quay cuồng, tối tăm mặt mũi…Thời gian lạnh lùng đã găm chặt tôi vào buổi hoàng hôn mùa hè năm ấy, chao ôi hoàng hôn, hoàng hôn vĩnh cửu của mùa hè 1983.

Mùa hè năm ấy tôi học năm thứ ba trung học phổ thông. Tôi mặc bộ quần áo lính màu vàng nhem nhuốc bạc màu, ngơ ngác và hoang mang, chán nản trước tương lai, chẳng biết nhìn vào đâu. Tôi khoác chiếc túi xách bằng vải bạt rách tơi tả, sải bước trên bờ cỏ mới nhú xanh. Một làn gió ào ào lướt qua, những bông lúa trĩu hạt rung lên xào xạc quệt vào đầu vào mặt tôi. Tôi đội chiếc mũ giả lính nhem nhuốc dầu mỡ, đây là chiếc mũ tôi nhặt được trên con đường mòn dẫn ra đầm lầy vào một mùa hè khác. Nhớ lại lúc nhặt chiếc mũ, tôi cúi xuống và đúng vào khoảnh khắc tay đụng vào chiếc mũ thì như có một dòng thác cuộn lên trong tim, một mùi chết chóc xộc vào mũi, lúc đó tôi cũng chẳng nghĩ gì nhiều, chụp mũ lên đầu và đắm chìm trong cảnh sắc bao la. Sau đó vài ngày, cũng chỗ ấy, có người phát hiện ra nhiều xác chó trong ruộng ngô, những xác chó đều đã thối rữa, với mức độ khác nhau chứng tỏ chúng không chết cùng một lúc nhưng thời gian cách nhau không xa. Bao nhiêu năm đã qua đi, người làm cái việc này là Junmatri bây giờ đã yếu còng lưng tôm, như chiếc cung sắp sửa bật cái thân xác ốm yếu của anh ta vào cái đầm lầy tối tăm này, anh ta vừa uống trà sữa ăn bánh khô vừa lầu bầu nói với tôi: Tao coi lũ chó như anh em của thằng Mahantai, chính tao giết chúng. Thằng Mahantai cướp đi Saina của tao, ôi Saina, hắn cưỡng hiếp rồi giết cô ấy! Tao giết lũ chó vì chúng nó là anh em của thằng đểu đó! Nói đến đây, anh ta khóc không thành tiếng, nước mắt đầm đìa. Tôi biết trong đó có nhiều chuyện anh ta đã không nói ra. Sau này tôi mới biết, chính tôi tham gia vào câu chuyện chết chóc này và mãi mãi bị đóng đinh vào buổi hoàng hôn đau đớn, não nề, xa vắng mà hối hả của mùa hè năm ấy.

Tôi đi xuyên qua đồng lúa dạt dào trĩu hạt, đôi mắt vừa hoảng hốt vừa say mê. Tiết trời chiều tháng năm sâu lắng và nặng nề làm sao, tôi cảm thấy hơi lạnh từ lòng đất ngấm vào cơ thể. Lúc này tôi đã ngửi thấy mùi mục nát từ đầm lầy bốc lên, tâm trạng bồn chồn và lo lắng. Còn cách xa đầm lầy hơn trăm mét, cách bức tường thành đổ nát chỉ có hai mươi mét. Bất giác tôi bước nhanh hơn, vì sắp đến nhà Bình rồi, còn phải đi qua cái bãi lầy hôi thối ấy nữa. Khi cách bức tường hình vòng cung chừng năm mét, tôi thoáng nghe thấy một âm thanh đã từng làm tôi xao động khi mới bước vào tuổi mới lớn. Tôi dừng lại, như con mèo khi nghe thấy tiếng chuột đang bò, một cơn tức giận lạ lùng bùng lên. Tôi rón rén áp sát bức tường, cái âm thanh làm tôi xúc động lại càng rõ hơn. Tôi lén trườn qua lỗ tường, tim tôi như muốn nhảy ra ngoài. Khi gạt một bụi cây ra, tầm mắt tôi chạm vào một đôi giày cao gót màu đỏ chót. Có tiếng gì như tiếng mèo kêu thảm thiết trong đêm, bối rối và hồi hộp, trái tim tôi bỗng trở nên tối tăm và sũng nước. Tôi bò lên phía trước như một con chó, đến bụi cây, thò đầu lên nhìn. Một cảnh kinh hoàng: Một cô gái áo đỏ và một người đàn ông vạm vỡ đang quấn vào nhau, lăn lộn, cả hai đều rên ư ử một cách quái gở, lớp cỏ vừa bị họ nghiền nát lại bướng bỉnh ngóc dậy. Mắt tôi ướt nhòe, trong lòng sục sôi tức giận và bất an. Tôi chửi thầm: Đồ chó má! Đồ nhơ nhuốc! Bẩn thỉu! Trái tim tôi bị vấy bẩn, ngập chìm trong cảm giác tức tối và bối rối. Tôi lặng lẽ rụt đầu lại, bò đi như một con giun, nhân tiện vơ đôi giày cao gót đỏ chót nhét vào túi sách và chui qua lỗ tường. Vừa định đi ra thì cái âm thanh nọ lại xoáy vào tai tôi. Ánh mắt tôi dừng lại nơi cục gạch to và nặng. Tôi cầm lấy, vung cánh tay lên. Cục gạch vẽ một vòng cung hoàn hảo bay vào phía trong thành. Tiếp theo tôi nghe thấy một âm thanh trầm đục và tiếng kêu thảm thiết khe khẽ. Tóc gáy dựng đứng lên, tôi lo lắng và vội vã lẻn đi như một con chó đói, theo con đường dẫn đến cổng một ngôi nhà trong màu xanh biếc bạt ngàn.

Bàn tay của hoàng hôn âu yếm và hiền lành vuốt ve tôi. Trong đôi mắt u tối của tôi le lói một ngọn lửa vàng rực: nhà của Bình đã hiện ra trước mắt tôi. Tôi ba chân bốn cẳng lao đi. Nhà Bình ở bên bờ sông, phía nam là mảnh đất được giao cho nhà cô canh tác. Mặt ruộng hiện lên các mảng màu xanh khác nhau của lúa mạch, ngô, đậu, ớt, dưa chuột. Lòng tôi rối bời và lo ngại. Bình có nước da trắng ngần và khuôn mặt đầy đặn. Ở lớp học, cô ta ngồi phía trước tôi, một hôm tầm mắt tôi bỗng nhiên bị hút vào cái gáy và vành tai của cô, thế là tôi ngắm mãi hai chỗ ấy, trong lòng xốn xang mê mẩn, thầy giáo gọi mấy lần cũng chẳng nghe thấy, ánh nắng buổi sáng rọi qua cửa sổ chiếu vào cánh tay mỡ màng đầy sức sống của cô, nhìn rõ lớp lông tơ mịn màng, trái tim tôi như bị ai bóp nghẹt, run rẩy ngứa ngáy làm sao.

Một buổi sáng tỉnh dậy tôi bỗng thấy có điều gì không ổn. Tôi kéo quần xuống, nơi đó ướt đầm đìa và nồng nặc mùi lúa ẩm. Tôi lấy ngón tay quệt một ít soi lên ánh nắng sớm mai, chất nước dinh dính như nước mũi, hơi trong, phảng phất một hương sắc bi thương. Đó là lần đầu tiên tôi bị di tinh. Một sự thay đổi đột ngột làm tôi lúng túng, ngượng ngập. Lúc ấy tôi mới nhớ ra là vừa nằm mơ, mơ thấy đôi giày cao gót đỏ trong cỏ, bóng hai người chập làm một, cánh tay có lớp lông mịn vàng óng và cái cổ mỡ màng của Bình… Trong giấc mơ của tôi tất cả những cái đó bị cắt xén, lắp ghép lung tung, có cả đàn chuồn chuồn bay lượn, cuối cùng một người con gái gần như trần truồng ôm lấy tôi, rồi tôi lại mơ thấy tôi cưỡi một con ngựa cực kỳ dũng mãnh lao về phía đầm lầy, nơi có nhà Bình.

Mời các bạn đón đọc Truyền Thuyết Dòng Sông của tác giả Khâu Hoa Đông.