Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Khúc Bi Tráng Cuối Cùng

Khúc Bi Tráng Cuối Cùng là một cuốn tiểu thuyết viết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, một sự kiện có tính bước ngoạt cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân đội nhân dân Việt Nam. Xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Giờ đây, họ cùng mang trên mình sắc áo của người lính nhưng lại chiến đấu ở hai đầu chiến tuyêtns đối nghịch nhau. Tái hiện thời khác cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt nhưng giọng văn vẫn cứ bình thản…nghẹt thở.

Những hồi ức và thực tại được đan xen làm cho câu chuyện được gợi mở dần dần và tứ đó những mối quan hệ bạn bè, cha - con, nam - nữ đã tự bộ lộ nhiều điều nhân văn ý nghĩa. Có lẽ chính điều này đã làm cho người đọc bị lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ hơn. Khúc bi tráng cuối cùng đậm chất lính nhưng không hào sảng, ngợi mà đặt cạnh niềm vui ngày chiến thắng là những đau thương mất mát đề người đọc chúng ta thấy được một góc cạnh chân thực của chiến tranh. Và chính vì có cái nhìn toàn diện và chân thực đến vậy cho nên tác phẩm của Chu Kai bao giờ cũng để lại nỗi ám ảnh day dứt trong từng câu chữ.

***

Chu Lai là một trong những nhà văn quân đội có tên tuổi trong nền văn học sau 1975. Đã từng một thời khác áo lính, ông rất thành công với đề tài chiến tranh. Và tiểu thuyết là thể loại mà Chu lai đã khẳng định được tài năng và phong cách của mình. Nắng Đồng Bằng là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh với câu chuyện và những phận người đầy gai góc. Người lính trong Nắng đồng bằng không chỉ biết có chiến đấu vì lý tưởng, biết đấu tranh, giành giật sự sống trước bom đạn, trước kẻ thù mà cũng có những suy tư, tính toán thiệt hơn… nhưng cuối cùng họ vượt qua tất cả để góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Chính Chu Lai từng bộc bạch "Cuộc đời có thể xô đẩy người lính, quăng quật người lính nhưng người lính vẫn bật lại để sống xứng đáng với màu xanh áo lính". Có thể nói mỗi trang văn của Chu Lai là một câu chuyện của những cái tận cùng, cố gắng hướng đến cái tận cùng, nỗi khổ niềm vui, hy vọng và tuyệt vọng, can đảm và yếu hèn, tất cả đều được nổi lên một cách đậm nét và hết sức chân thực.

Một số tác phẩm của tác giả Chu Lai:

***

Cũng mùa này, xuôi về phương nam chừng hai ngàn cây số đất trời lại oi nồng quá thể!

Sài Gòn.

Mấy tuần nay không hiểu sao cái thành phố vốn đã ngột ngạt như cái nồi hơi này lại càng trở nên nóng bức bởi những tin tức chính thức và cả không chính thức từ đâu đó dội về bởi một điều gì đó như sắp có giông có bão, sắp có sự đánh lớn của hai bên, rất lớn, lớn nhất từ trước đến nay. Rồi bởi cả những sắc lính đủ loại võ phục đen đỏ trắng vàng chẳng rõ từ đâu trảy về đen kín, những đoàn xe quân sự hùng hổ với súng ống hườm hườm phóng qua phóng lại, làm cuốn bụi ban ngày, làm rách nát bóng đêm rồi tất tưởi cắn đuôi nhau lao về các vùng chiến thuật. Ngay cả tiếng rao mằn thắn bán rong của ông già người ba Tàu vốn đã trở thành quen thuộc dưới đường kia mà sao đêm nay cũng bỗng trở nên day dứt, buồn buồn như thể có điều gì bất ổn mơ hồ ở đâu đây sắp xảy ra.

Giữa cảnh sắc ấy, vẻ u trầm, tĩnh mịch của một ngôi nhà được kiến trúc khá đẹp nằm sâu trong một ngõ nhỏ nhưng lại nằm khá sát dòng sông Sài Gòn với vòm hoa giấy hai màu đỏ trắng phủ kín mái cổng đã nổi lên như một nét lạ, độc đáo. Càng lạ và độc đáo hơn khi lấp ló trong màu hoa tươi rói đó là tấm bảng đồng với bốn chữ khắc sâu hiện lên vừa kiêu hãnh vừa duyên dáng khiến không ít ai qua lại không ngước mắt lên nhìn để rồi đành đánh rơi một chút bâng quơ trên miệng cười: “ Biệt thự Huyền Trang”.

Ngôi biệt thự lúc này vắng tanh. Vắng đến nỗi nó dường như tách hẳn ra khỏi cái khung cảnh của một thành phố ăn chơi và có nhịp sống cuồng nộ vào loại bậc nhất Đông nam á này. Ngoài sân sỏi chỉ có một chú chó không biết giống gì mà to cao, kềnh càng qúa cỡ đang ngồi thè lưỡi ghầm ghừ vào hư vô. Trên gác, trong một căn phòng nhỏ được trang trí thanh nhã, bất cứ vật dụng gì cũng chứa chất cái hương vị đàn bà thoang thoảng, một thiếu phụ trên bốn mươi tuổi, đẹp sang trọng và uẩn buồn đang ngồi thầm lặng thả cái nhìn xa vắng qua khung cửa sổ ra khoảnh vườn xum xuê cây lá.

Giữa lúc đó ở dưới đường, một chiếc Zeep lặng lẽ bon đến với tốc độ vừa phải rồi dừng nhẹ trước cổng. Một viên sĩ quan bước xuống, ráng chiều soi tỏ đôi quân hàm đại tá ba bông mai vàng gắn ngay ngắn trên ve áo. Đó là một người đàn ông trung niên, bộ võ phục không làm mất đi được vẻ nho nhã, trí thức, và bằng vào thái độ tự nhiên khi mở cánh cổng, khoan thai đi qua sân, gật đầu chào thân mật một ông già vận đồ bà ba nâu đang cầm cây kéo tỉa lá từ mảnh vườn sau đi ra, âu yếm vuốt ve chú chó đang mừng rỡ ngoáy tít đuôi, anh có vẻ là người thân thiết trong gia đình. Thiếu phụ nhìn xuống, mắt chợt ấm sáng. Đại tá theo cầu thang gỗ đi lên, đến trước thiếu phụ, anh khẽ nghiêng người, mỉm cười bỏ mũ, dáng khiêm nhường, kiểu cách của một sĩ quan cổ điển:

- Tôi có việc phải ra Trung, tiện ghé thăm chị.

Mời các bạn đón đọc Khúc Bi Tráng Cuối Cùng của tác giả Chu Lai.