Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Ba Người Con Gái Lương Phu Nhân

Nhà xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh đã cho ấn hành một trong những tác phẩm nổi tiếng của Pearl Buck đã được trao giải Nobel Văn Chương năm 1938 với tựa đề: Ba Người Con Gái Lương Phu Nhân.

***

Pearl Buck (tên thật là Pearl Comfort Sydenstricker, có tên Trung Quốc là Trại Chân Châu) là con một nhà truyền giáo người Mỹ. Sau khi ra đời chưa đầy 5 tháng, bà đã được cha mẹ đưa sang Trung Quốc sinh sống. Từ nhỏ và suốt cả cuộc đời bà yêu mến và thích tìm hiểu cuộc sống của người dân Trung Quốc, cảm thông với những người dân địa phương bị nhiều tầng áp bức.

Năm 1938 Pearl Buck nhận giải thưởng Nobel vì các tác phẩm mô tả đời sống nông thôn Trung Hoa một cách phong phú và xác thực (chủ yếu với tiểu thuyết Đất Lành và hai cuốn tự truyện Người Tha Hương (1936) viết về người mẹ và Thiên Thần Chiến Đấu (1936) viết về cha của bà). Sau khi nhận giải, Pearl Buck tiếp tục sáng tác rất nhiều, ngoài văn xuôi bà còn viết kịch, kịch bản phim, tiểu luận và sách cho thiếu nhi. Bà cũng là người đã dịch Thủy Hử (All men are brothers) và một số tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Anh.

Cuối đời, bà quan tâm đến đề tài các nhà bác học nguyên tử buộc phải chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội như: sáng lập ra tổ chức không vụ lợi Hiệp hội Đông Tây (The East and West Association, 1941) nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới; cùng chồng lập nên tổ chức Căn nhà tình nghĩa (Welcome Home, 1949) giúp trẻ mồ côi; lập ra Quỹ Pearl S. Buck (The Pearl S. Buck Foundation, 1963) và tặng cho quỹ này 7 triệu đôla.

• Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:

***

Đã qua nửa đêm… Lương phu nhân hạ bút và gấp sổ thu chi lại. Ngôi nhà hoàn toàn im vắng. Tại tầng dưới, trong nhà hàng chỉ còn thưa thớt một vài thực khách đang ngồi nán lại. Ba xô ghế đứng dậy, chiếc ghế bành lớn bằng gỗ gụ, cùng bộ với cái bàn viết kiểu Trung Hoa nặng nề mà bà đã thừa hưởng của thân phụ, và mang từ quê nhà, tại một tỉnh xa đến đây. Bà đến bên cửa sổ, nhưng không vén mơ cánh rèm xa tanh màu đỏ. Mặc dầu được sống yên ổn, với tư cách là chủ nhân một nhà hàng đẹp nhất trong các khu tân tiến ở thành phố Thượng Hải, bà cũng không dại gì để bóng dáng mình in lên khuôn kính một căn phòng sáng trưng ánh đèn. Nào ai biết được kẻ thù đang ẩn nấp nơi đâu. Thiếu gì kẻ thấy bà nổi tiếng rồi ghen ghét. Chẳng ai biết bà đã xoay sở cách nào, để hàng ngày vẫn cung cấp được những món ăn thật đặc biệt, cho khách hàng là các nhân vật quan trọng trong chính giới, các đại thương gia tỷ phú, và các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Hầu hết họ là bạn thân của bà. Bà ung dung đi đi lại lại trong nhà hàng, bề ngoài xem như chẳng quan tâm gì đến các sự lộn xộn chính trị. Chắc có nhiều kẻ ghen ghét, hậm hực với bà. Vì thế bà không vén rèm, mà chỉ luồn người ra ngoài để hé mở cửa sổ.

Trong bầu không khí ấm áp của một buổi tối đầu hè, hương hoa nhài bay lên thoang thoảng. Ngôi nhà của bà trước kia là của một gia đình người Mỹ giàu có, bạn thân của bà. Sau khi có cuộc sung công các nghiệp vụ xuất nhập cảng tại Trung Hoa, gia đình này đã phải trở về nước. Lương phu nhân đã mua lại ngôi nhà này, cùng các khu vườn trong tô giới Anh cũ. Có rất nhiều người Mỹ cư ngụ trong tô giới Pháp và Anh, vì họ không có tô giới riêng. Trước khi Hồng Quân tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Lương phu nhân có nhiều bạn hữu trong đám người Mỹ này, vì vậy bà đã gởi ba ái nữ sang Hoa Kỳ du học. Giờ đây, dĩ nhiên là không còn một người Mỹ nào tại Trung quốc, nên cả một thế hệ thanh niên Trung Hoa, lớn lên mà chẳng biết mặt một người Mỹ nào, cũng như chẳng được nghe đến một tiếng Anh nào. Họ chỉ được nghe tiếng nói của hận thù đối với một dân tộc, mà riêng bà lại thấy là ít đáng hận thù hơn các người Tây phương khác. Người Mỹ là những người da trắng duy nhất không tàn ác, không cướp đất của người Trung Hoa.

Bà thở dài nghĩ đến cái gia đình đầm ấm xưa kia đã cư ngụ dưới mái nhà này: Ông bà Brandon và năm người con. Họ yêu quí nước Trung Hoa biết dường nào. Họ yêu quí nước này đến nỗi đồ đạc trong nhà hoàn toàn theo kiểu Trung Quốc, với những bức tranh thủy mặc treo trên tường. Họ đã phải hấp tấp lìa bỏ tất cả, và Lương phu nhân đã lén bước sang nhà họ để tiễn chào vĩnh biệt. Bà Brandon đã tựa vào vai bà, khóc nức nở:

- Ba Lương ơi: Sau này họ có cho chúng tôi trở lại nữa không?

Bà xiết chặt người đàn bà Mỹ trong vòng tay mà chẳng trả lời. Làm sao ba có thể trả lời được rằng: “Bà sẽ không bao giờ được trở lại nữa”. Bởi vậy, tốt hơn là bà lặng thinh, và năm tháng cứ trôi qua trong khi đời sống càng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng bà đã gởi mấy cô con gái của bà sang Hoa Kỳ sống với gia đình Brandon, và thỉnh thoảng…

Mời các bạn đón đọc Ba Người Con Gái Lương Phu Nhân của tác giả Pearl S. Buck.