Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Hoạ Trung Hoan

Văn án:

Cái ngày ta và phò mã hòa ly, cảnh xuân nắng ấm, ngọc lan trong cung nở rộ, dưới tán cây ngọc lan ta gặp được quốc sư tân tiền nhiệm…

Hắn ngồi trên xe lăn, chậm rãi xòe bàn tay ra, trong lòng bàn tay hắn là một hạt giống màu nâu, “Công chúa, đem nó gieo xuống, ba tháng sau người sẽ nhận được một phò mã mới.”

---

Hôm nay mình sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện nhận nhầm nam chính nam phụ đau thương nhất của mình.

Đầu tiên mình xin dặn dò trước: truyện không sạch hoặc cụ thể hơn là nữ chính đã qua một đời chồng.
_________

Thường Ninh là trưởng công chúa Đại Vinh, là tỷ tỷ ruột của đương kim hoàng đế, là người hoàng đế hết sức che chở. Nàng là một công chúa được miêu tả với tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng lại yêu đời. Những tưởng thân phận cao quý không ai bằng đó sẽ cho nàng cuộc sống êm đẹp nhưng ai ngờ đường tình duyên của Thường Ninh lại vô cùng trắc trở.

Trong cuộc đời của Thường Ninh có sự xuất hiện của ba người nam nhân. Họ đi cùng nàng trên những đoạn đường khác nhau nhưng chỉ có một người đi cùng nàng đến cuối đường đời.

Người đầu tiên là Yến Thanh, phò mã mà đích thân Thường Ninh lựa chọn, là mối tình đầu và là cả thanh xuân của Thường Ninh, là người mà nàng toàn tâm toàn ý yêu thương.

Nhưng đến cuối cùng Thường Ninh nhận được gì khi yêu Yến Thanh? Chính là sự phụ bạc và lãnh đạm đến vô tình của hắn. Họ có tình cảm lại có duyên, chỉ tiếc là họ không có phận, một chút hận thù vu vơ mù quáng của Yến Thanh lại đưa họ đi đến kết cục đau thương như vậy.

Trong “Họa trung hoan” thì vị tiền phò mã đó chỉ là nốt nhạc dạo cho truyện mà thôi.

Nếu kể đến điểm nhấn tiếp theo của truyện có lẽ đó là Liễu Dự - người nam nhân thứ hai đã đi qua cuộc đời của Thường Ninh. Cho dù Liễu Dự chỉ là một phò mã “hữu danh vô thực” thì lại lag người mà mình đã tưởng là nam chính từ đầu đến gần hết truyện.

Liễu Dự là phò mã nảy mầm từ hạt giống mà nam chính Ôn Diễn tặng cho Thường Ninh. Đó là một câu chuyện gieo trồng phò mã hoang đường vô cùng. Nhưng thật sự vào một ngày giông bão, một người nam nhân đã xuất hiện bám theo Thường Ninh như gà con và luôn miệng gọi nàng là nương tử.

Chàng là một nam tử tuấn tú, rất tài giỏi và hơi ngây thơ. Chàng là người yêu Thường Ninh một cách ngô nghê và chân thành nhất, bằng tất cả của chính mình. Dưới bàn tay của tác giả thì Liễu Dự thật sự rất đáng thương, cả về tâm hồn và thể xác.

Các bạn đừng nói với mình rằng nam phụ tuy đáng thương nhưng không thể làm nam chính thì ắt hẳn phải có điều gì đó không bằng. Nhưng thật sự ở đây Liễu Dự không làm ra tội tình gì cả, cũng rất xứng đáng với nữ chính. Chỉ trách tác giả quá ghẻ lạnh nam phụ, hành hạ nam phụ một cách quá đáng mà thôi.

Liễu Dự bị hạ trùng cổ, có thể chính nó làm chàng yêu Thường Ninh đến chết đi sống lại. Nhưng thật sự ở phút cuối đời, Liễu Dự đã nói rằng: “Ta biết trong cơ thể ta có trùng cổ, nhưng ta biết là mình cũng thích nương tử. Là Liễu Dự thích nương tử, chứ không phải vì cổ độc mà thích nương tử”.

Kiếp này Liễu Dự chỉ mong Thường Ninh thích mình một chút hoặc ghé mắt đến mình một chút, nhưng rồi cũng chỉ biết nén đau nhìn Thường Ninh yêu người khác. Và “Chỉ mong kiếp sau ta không gặp lại nàng”.

Cuối cùng như đã nói, người đi cùng Thường Ninh đến bến bờ hạnh phúc là nam chính quốc sư Ôn Diễn. Ôn Diễn được miêu tả đẹp đến không phải người bình thường, là một quốc sư biết trước tương lai, là thiên nhân sống đã được mấy trăm năm hoặc còn hơn thế.

Ôn Diễn cầm kì thi họa toàn tài, lại ôn nhu săn sóc, là nam nhân thâm tình, yêu thương che chở Thường Ninh một cách âm thầm. Và điều làm Ôn Diễn khác biệt với nam phụ chính là “Ôn Diễn là nam chính" mà tác giả đã chọn.

Ôn Diễn là người đem Liễu Dự đến bên Thường Ninh để bù đắp lỗi lầm của mình, một lỗi lầm y càng sửa càng sai. Ôn Diễn là ngọn nguồn xa xưa của tất cả bi kịch trong cuộc đời Yến Thanh, Liễu Dự và Thường Ninh. Bởi vì chính y đã tạo nên những mối nhân duyên sai trái.

Nhưng biết làm sao được khi Thường Ninh trót yêu Ôn Diễn, nên mọi nguyên nhân đó nàng đều bỏ qua. Nàng cho rằng những năm tháng đau khổ kia đã được bù đắp khi nàng gặp được Ôn Diễn. Và dù sao, Ôn Diễn cũng là vô tình vô ý mà thôi. :)

Lại nói đến Thường Ninh, mình cũng không nhận định được Thường Ninh là đã làm đúng hay sai, là nhảm nhí hay vớ vẩn khi chấp nhận thành thân cùng Liễu Dự, nói sẽ thử thích Liễu Dự, gieo cho Liễu Dự hy vọng để rồi cuối cùng thì sao? Nàng tự nhủ mình đã thành thân cùng chàng, sẽ chôn tình cảm cùng Ôn Diễn vào sâu trong lòng, chôn đi mãi mãi, chôn vùi mất xác nó nhưng sự thật thì sao?

Nàng không làm được! Nàng như thiếu nữ hồi xuân mù quáng khi gặp Ôn Diễn mặc cho nàng đi cùng Liễu Dự. Hành động vô tình theo lựa chọn của trái tim đó của nàng như chà đạp tình cảm, niềm tin và tôn nghiêm của Liễu Dự, chà đạp cả lời hứa của bản thân nàng nữa. Trong cuộc hôn nhân hữu danh vô thực chóng vánh đó Thường Ninh đã làm tổn thương cả nàng cùng Liễu Dự, ngược tâm cả ba người hơn một năm trời.

Kết truyện là kết cục viên mãn của Thường Ninh và Ôn Diễn. Nhưng là cái kết kiểu hơi bâng quơ và đầu voi đuôi chuột. Tác giả giải quyết những khúc mắt lớn một cách rất qua loa và “hường phấn” làm người đọc tự dưng hơi hụt hẫng và phải thốt lên “đáng ra phải ngược thêm xíu nữa, đâu thể dễ dàng vậy được”.

Sau tất cả mình vẫn không muốn chê trách nhân vật nào dù hơi phẫn uất khi nhận nhầm nam phụ thành nam chính và bị ném vào một cái hố không biết đường ra như thế này.

Kết luận lại thì “Họa trung hoan” đem đến cho người đọc cái nhìn trần trụi nhất về tình yêu, không có nhiều màu hồng, không có chuyện gì là dễ dàng và không có gì là công bằng cả. Bởi vậy nếu trái tim bạn đủ can đảm, đủ mạnh mẽ và thích xông pha thì hãy thử nhảy hố nha.

_______

“ “ Trích từ truyện.

Review by Hạ Dung Hoa - fb/ReviewNgonTinh0105

***

Từ sau khi chuẩn ra hỉ mạch, ta thường ói đến nhũn cả tứ chi, ngày nào cũng phải ói đến lục phủ ngũ tạng như bay ra mới chịu dừng lại. Vân Vũ bưng chén canh gừng tới, nàng hạ giọng nói: “Công chúa, uống canh gừng đi ạ, có thể dừng nôn lại.”

Ta sờ cái bụng đã hơi lộ ra, “Không cần, nôn cũng thành thói quen rồi.”

Vân Vũ là nha hoàn bên người ta, là ta mua được trên phố. Lúc trước ta gặp Vân Vũ, là ở trong thuyết thư lâu.

Người trên phố lúc rỗi rãi thì chuyện thích nhất là nghe tám chuyện, không may ta thân là trưởng công chúa của Đại Vinh, lại càng không may chính là ta đã từng làm rất nhiều chuyện hoang đường, kết quả ta chính là người được nhắc đến nhiều nhất trên phố. Một hôm ta hơi tò mò, liền mai phục trong thuyết thư lâu nghe kể câu chuyện theo đuổi phò mã của ta.

Thuyết thư tiên sinh đang nói rất kích động, nước bọt bay tung tóe như Hoàng Hà vỡ đê, ta nhẹ phe phẫy quạt ngọc, che trước mặt. Trong lòng ta hơi cảm khái, thuyết thư tiên sinh này thật là mồm mép quá đi, năm đó chuyện ta theo đuổi phò mã là sự thật, nhưng Thường Ninh ta có thể thề với trời với mọi người, ta vốn là người quang minh chính đại, hành tung đoan chính, tuyệt đối không hạ xuân dược với phò mã rồi bá vương ngạnh thượng cung.

Ta định đứng lên để cãi lại, không ngờ lúc này thuyết thư tiên sinh lại lái theo hướng khác, đang nói đến cảnh kiều diễm của ta với trai bao trong phủ nửa đêm đại chiếm ba trăm hiệp, còn phò mã thì đội mũ xanh đứng bên góc tường xem ta diễn hồng hạnh xuất tường…

Ta xoa trán muốn thở dài, nhưng ta còn chưa có thở ra thì đã có người đập bàn đứng lên, nước bọt bay tung tóe cãi lí dùm ta, hơn nữa còn trích dẫn mấy danh ngôn của các văn nhân nhà thơ để chứng minh ta là trưởng công chúa phẩm hạnh cao thượng.

Ta suýt nữa lệ rơi đầy mặt, khó có người tôn trọng ta như thế bao giờ. Hai mắt ta phóng về phía đó, vừa nhìn một cái, Vân Vũ liền theo ta cho đến tận bây giờ.

Nhớ lại chuyện cũ trong lòng ta cảm khái vạn phần. Có điều vừa cảm khái, ta lại bắt đầu muốn ói. Nôn khan vài tiếng, sắc mặt tái nhợt đi trông thấy, lúc này Vân Vũ nghiến răng nghiến lợi nói: “Công chúa, để em đi lấy dây thường đem trói phò mã gia tới đây.”

Ta liếc mắt nhìn nàng, “Vân Vũ, em đánh không lại phò mã đâu.”

Vân Vũ hoán hận nói: “Đánh không lại phò mã gia, nhưng em nhất định đánh thắng con hồ ly tinh kia! Em lập tức đi mượn dao rạch mặt con tiện nhân kia, xem ả còn muốn dụ dỗ phò mã gia thế nào nữa!”

Ta không kịp ngăn cản Vân Vũ, nàng đã hung hăng xông ra ngoài.

Hồ ly tinh họ Đỗ tên Tịch Tịch, là ca kỹ trong Phú Xuân lầu.

Theo mật thám báo lại, khoảng ngày mồng ba tháng tám năm Hữu Bình thứ tư, phò mã cùng với hồ ly tinh Đỗ Tịch Tịch ở trong phòng ‘Thiên’ trong Phú Xuân lầu bắt đầu có quan hệ nam nữ chó má bất chính.

Sau này ta đến thuyết thư lâu nghe thuyết thư tiên sinh đem kinh đường mộc vỗ ra sự tích xuất tường của ta đến nỗi nước bọt văng tung tóe thì ta bắt đầu hoài nghi liệu thuyết thư tiên sinh có phải đã bị phò mã mua chuộc không, nếu không tại sao hắn lại kể chuyện trái sự thật như vậy.

Cho tới bây giờ chưa từng là hồng hạnh bao giờ…

Người ngồi xổm ở góc tường đội mũ xanh là ta, không phải phò mã.

Ta nghĩ ta mãi mãi sẽ không quên được đêm hôm đó, tuyết rơi ngoài tường đã mấy ngày liền, trong tường xuân quang khôn cùng, tiếng thở dốc của phò mã, âm thanh yêu kiều của nữ tử, như gió lạnh quất lên mặt ta.

Phò mã giải thích với ta: “Công chúa, ta với nàng ta không phải chuyện như nàng nghĩ đâu.”

Mối tình đầu của ta là phò mã, ta toàn tâm toàn ý yêu hắn, trước nay ta đều nhịn. Nhưng chuyện hôm đó bất ngờ như một cái gái đâm vào lòng ta, dù ta với phò mã ngọt ngào bao nhiêu thì cuối cùng yêu thương cũng đi ra, đâm vào ta từng cú.

Sau đó, phò mã cuối cùng cũng nói với ta: “Công chúa, xin nàng buông tha Tịch Tịch, nàng ấy chỉ là một nữ tử yếu đuối, không đáng để nàng gây chiến.”

Thuyết thư tiên sinh hiểu lầm ta, phò mã cũng hiểu lầm ta, ta chưa bao giờ làm chuyện gì với Tịch Tịch của hắn.

Ta giải thích nhưng phò mã không tin.

Ta nghĩ là tất cả mọi người không muốn tin ta, thế là ta cứ dứt khoát tất cả chuyện đó biến thành thật, như là nạp trai bao, như là ăn hiếp Tịch Tịch của phò mã. Sau đó ta lại có hỉ mạch, phò mã biết được cũng không vui mừng, ngược lại có chút lãnh đạm.

Ta biết hắn không tin đứa bé trong bụng ta là của hắn.

Đột nhiên ta thấy có người đẩy cửa vào. Ta ngước nhìn, thì ra là phò mã. Mắt hắn liếc nhìn bụng ta, hắn cầm chén canh gừng trên bàn đưa cho ta, “Nghe Vân Vũ nói nàng lại nôn?”

Ta uống chén canh đã nguội ngắt, nói: “Đã thành quen rồi.”

Phò mã thản nhiên nói: “Vậy là tốt rồi. Ta nghe thái y nói, qua mấy tháng nữa có lẽ sẽ chuyển dạ.”

Ta lại hớp một hớp canh gừng lạnh đến nỗi khiến ta run tay, “Còn hai tháng nữa.” Dừng lại, rồi ta nhẹ nhàng nói: “Yến Thanh, ta sợ đau.”

Phò mã họ Yến tên Thanh, tự Tử Mặc, nhưng hắn chưa bao giờ để ta kêu tên tự của hắn. Hắn nhìn ta một lúc lâu rồi mới nói: “Bệ hạ thương nàng như thế, sẽ tìm thái y tốt nhất đến bên cạnh nàng.”

Trong nháy mắt lòng ta nguội lạnh.

Sau khi phò mã đi thì Vân Vũ bước vào, nàng tức giận bất bình nói: “Phò mã gia thật khốn nạn! Công chúa, người đi thỉnh cầu bệ hạ ban thánh chỉ hưu phu đi. Công chúa, bây giờ là vừa hay đấy ạ, bỏ một phò mã vẫn còn hàng nghìn hàng vạn phò mã khác ở bên ngoài chờ công chúa sủng hạnh!”

Kỳ thật Vân Vũ nói rất đúng, ta thật sự là không cần phải miễn cưỡng như bây giờ, nhưng hết lần này đến lần khác trong lòng ta đều luyến tiếc yến Thanh không quên được.

Mời các bạn đón đọc Hoạ Trung Hoan của tác giả Đạm Anh.