Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Cánh Đồng Hoang

Bối cảnh chính Cánh Đồng Hoang là vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam. Vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ sống trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước. Họ được phía Cách mạng Việt Nam giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Tác giả tập trung khai thác nhiều vào cuộc sống thường ngày của đôi vợ chồng như việc trồng lúa, nuôi con, bắt trăn, bắt cá nhưng xen kẽ vào đó còn có những cảnh trực thăng của quân đội Mĩ quần thảo khu vực đồng nước này nhằm phát hiện đội du kích hoạt động. Khi Ba Đô bị trực thăng Mĩ bắn trúng, để trả thù cho chồng, vợ Ba Đô đã bắn cháy chiếc trực thăng.

Cánh đồng hoang là một truyện vừa về đề tài Chiến tranh Việt Nam của Việt Nam.

Không gian đề cập tới trong bộ phim chỉ vỏn vẹn trong chu vi của một cánh đồng hoang, nhưng lại khai thác cả không gian từ dưới nước (phía dưới mặt nước cánh đồng) đến tận trên không (nơi máy bay Mỹ đang quần thảo).

Tác phẩm mang tính cô đọng, khái quát cao, tả rõ tội ác của đế quốc Mỹ và lột tả tình cảm gia đình, tình cha con, tình vợ chồng sâu sắc và thắm thiết, nói lên việc mặc dù chiến tranh khốc liệt và sự hiểm nguy hằng ngày rình rập vẫn không thể ngăn nổi sự hồn nhiên, yêu đời trong cuộc sống của người dân thường yêu nước.

Xuyên suốt cuốn sách là sự giằng co chiến đấu về cả sắc thái tinh thần giữa hai bên, một bên là gia đình đầm ấm của Ba Đô, với cảnh vợ chồng âu yếm nhau và đứa con luôn được cho bú với một bên là cảnh gầm rú và bắn phá khốc liệt của máy bay được trang bị đầy súng đạn. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nhân dân đất nước Việt Nam nghèo, nhỏ chống lại một thế lực lớn và giàu là đế quốc Mỹ. Với hai hình ảnh này, tác giả Nguyễn Quang Sáng đã chứng minh sinh động một nghịch lý vẫn được xem như là một bản sắc độc đáo và nổi bật trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam.

***

"Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn xuất sắc của Việt Nam. Các truyện ngắn của ông giản dị và dễ đi vào lòng người. Nó chứa đựng tất cả các yếu tố để làm nên vẻ đẹp cho một cậu chuyện: ngôn ngữ đối thoại, cách dựng truyện, lựa chọn nhân vật…Trong các tác phẩm ấy, ông kể câu chuyện xúc động, thật đến mực giống như không phải ông đang viết văn mà là kể cho chúng ta nghe những câu chuyện của chính cuộc đời của ông vậy"

(Nguyễn Quang Thiều)

"Chỉ mãi đến cuối năm 1977, về làm việc ở Tuổi Trẻ, tôi mới "bắt đầu" tìm hiểu nền văn học cách mạng qua những cuốn sách ở thư viện, với những Mẫn và tôi (Phan Tử), Hòn Đất (Anh Đức), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)…Trong các truyện tôi thích Chiếc Lược Ngà nhứt, vì lối viết đơn giản như kể chuyện, thật tình, đẫm chất Nam Bộ. Nhân vật trong các truyện đều gần gũi, giản dị, sống phóng khoáng, rất anh hùng mà cũng rất đời thường…"

(Nguyễn Đông Thức)

***

Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ tạo nên cốt cách và vẻ đẹp trang văn Nguyễn Quang Sáng.Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại. Các tập truyện ngắn: "Con chim vàng", "Người quê hương", "Chiếc lược ngà", "Bông cẩm thạch", "Người con đi xa" … Tiểu thuyết có: "Đất lửa", "Mùa gió chướng", "Dòng sông thơ ấu". Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim, lưu giữ trong lòng người "một thời để nhớ, một thời để yêu".

Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn "Chiếc lược ngà" vào tháng 9 năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong những tháng ngày sôi sục đánh Mĩ.

Tác phẩm:

Mời các bạn đón đọc Cánh Đồng Hoang của tác giả Nguyễn Quang Sáng.