Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Chuyện Tình Tự Kể

Lyudmila Zakharovna Uvarova* xuất hiện trên văn đàn Xô-viết vào giữa những năm 60 bằng những truyện ngắn mang sắc thái riêng – trữ tình, tinh tế và sâu sắc, đã thu hút ngay cảm tình của đông đảo bạn đọc, nhất là giới trẻ. Từ đó tới nay, L. Uvarova đã cho ra đời hơn mười cuốn sách. Đáng chú ý hơn cả là các tập truyện ngắn và truyện vừa: Vừa giữa trưa đã hoàng hôn, Mới đây hoặc trước kia, Sẽ có âm nhạc, Chuyện tình tự kể…

Qua những cảnh đời thường, những chuyện xảy ra hàng ngày, ngòi bút của L. Uvarova đã tái tạo được những tính cách đặc sắc, những con người có đời sống nội tâm phong phú và luôn khao khát tự vượt lên chính mình để vươn tới một thái độ sống trung thực, nhân hậu… Nữ văn sĩ không hề “khua chuông gõ mõ” về các phẩm chất nhân vật của mình. Văn của chị không trực tiếp miêu tả thế giới bên trong con người nhưng tất cả cái vẻ bề ngoài của mọi sự vật được khắc họa một cách hết sức tinh tế ấy lại toát ra những bài học đạo đức rất sâu sắc.

Bạn đọc Việt Nam đã được biết tới tài năng của L. Uvarova lần đầu tiên qua truyện ngắn Chú gà trống trên ban công (trong tập truyện Tiếng nhạc trên sân ga – Nhà xuất bản Văn học 1973), sau đó là các truyện ngắn: Chòm sao Song tử xanh, Hồi ức triệu năm qua…, Bé Olya của tôi và truyện vừa Vừa giữa trưa đã hoàng hôn (trong tập truyện Nửa đời nhìn lại – Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1982).

CHUYỆN TÌNH TỰ KỂ in trong tập truyện cùng tên (Nhà xuất bản Nước Nga Xô-viết 1984) đã được đông đảo bạn đọc Xô-viết đón nhận nồng nhiệt và góp phần đưa tác giả của nó lên hàng những cây bút văn xuôi được mến mộ nhất hiện nay ở đất nước Xô-viết.

NHÀ XUẤT BẢN LONG AN

***

Đây là lời giới thiệu của nhà xuất bản ở thời điểm tác phẩm được in (1986). Lyudmila Uvarova là nhà văn và nhà viết kịch Liên Xô, sinh 21 tháng 11 năm 1918 và mất 24 tháng 8 năm 1990 đều tại Moskva.

***

Irina

Tôi không hề có ảo tưởng. Tôi biết tại sao anh ấy muốn lấy tôi làm vợ. Anh đã yêu một người phụ nữ khác, nhưng đột nhiên cô ta đã bỏ anh, rồi vì buồn, vì uất ức, vì nỗi giận hờn đắng cay của mình, và cũng có thể do muốn vươn tới một sự tự khẳng định nào đó, anh bỗng ngỏ lời hỏi tôi làm vợ.

Chúng tôi quen biết nhau đã nhiều năm, đã sống hàng xóm láng giềng với nhau trên cùng một đường phố. Anh lớn hơn tôi ba tuổi rưỡi, thuở nào khi tôi học lớp bốn chẳng hạn thì anh học lớp bảy, cái đó đã tạo nên một khoảng cách lớn giữa chúng tôi.

Nhưng về sau, khi tôi tròn hai mươi ba tuổi, còn anh – hai mươi sáu, thì chúng tôi đã bằng vai với nhau. Hơn nữa, người ta vẫn bảo rằng phụ nữ bao giờ cũng trưởng thành sớm hơn về mặt sinh học.

Thực ra tôi không hề thấy mình trưởng thành hơn anh. Ngược lại, tôi luôn cảm thấy anh trưởng thành hơn, thông minh hơn và lớn lao hơn tôi.

Có lẽ trên thực tế cũng là như vậy.

Chúng tôi tốt nghiệp đại học vào thời gian khác nhau – anh ở đại học xây dựng, còn tôi – đại học kinh tế kế hoạch. Tôi mới qua tuổi hai mươi ba, làm việc ở một cơ quan thiết kế với mức lương tương đối khá, còn anh là kỹ sư trưởng của một công ty xây dựng.

Một buổi sáng nọ, vào thứ bảy, anh bỗng đến nhà tôi.

Chúng tôi đã lâu không gặp nhau, thế mà bây giờ bỗng nhiên anh lại đến. Ông chú Oleg Georgievich của tôi hỏi:

- Tôi phải nói với cháu nó thế nào, ai đến thăm nó?

Anh đã trả lời:

- Xin ông nói giùm là có Pikaskin đến.

Ông chú có thói quen không hề ngạc nhiên trước chuyện gì bao giờ, hỏi lại một cách lịch sự:

- Xin lỗi, thế nào? Pikaskin ư? Tôi nghe có đúng không?

Mời các bạn đón đọc Chuyện Tình Tự Kể của tác giả Lyudmila Uvarova.